- Đặc điểm về văn hóa, xã hội:
05 Thiếu đất, phương tiện sản xuất 409 8,5 06Mắc tệ nạn xã hội, lười lao động1352,
2.2.3.1. Công tác chỉ đạo và quá trình triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo ở quận Thanh Khê
trình giảm nghèo ở quận Thanh Khê
Từ khi thành lập Quận đến nay, cùng với tập trung chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế, Đảng bộ quận Thanh Khê ln chú trọng cơng tác xố đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng, chương trình, kế hoạch, đề án của chính quyền và các ban ngành chức năng về cơng tác giảm nghèo đã được ban hành. Tại đại hội đảng bộ quận lần thứ VII - đại hội Đảng đầu
tiên sau khi thành lập, trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, nhiều người chưa có việc làm, Nghị quyết đại hội đã xác định
Thực hiện XĐGN, xây dựng, phát triển quỹ XĐGN bằng nhiều nguồn vốn và sử dụng đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả. Tổ chức tốt đời sống xã hội trên từng địa bàn dân cư để trong điều kiện thu nhập bình qn đầu người cịn thấp nhưng vẫn tạo được cuộc sống khá hơn cho nhân dân [13, tr.30].
Trên cơ sở đó, mặc dù trong thời gian đầu thực hiện cơng tác XĐGN còn gặp rất nhiều khó khăn về nguồn lực con người, nguồn lực vật chất nhưng quận cũng đã nỗ lực thực hiện đạt được các chỉ tiêu do Đại hội đề ra. Trong 4 năm đã giải quyết được việc làm cho trên 10 ngàn lao động và đến hết năm 2000 cơ bản xoá 100% hộ nghèo theo chuẩn 90.000đ/người/tháng. Đến Đại hội lần thứ VIII, khi điều kiện kinh tế đã có bước phát triển, hoạt động của bộ máy chính quyền, các cơ quan ban ngành, đoàn thể đã cơ bản ổn định, với định hướng trong cơng tác xố đói giảm nghèo của Đảng bộ quận:
Bằng nhiều hình thức, khuyến khích, hướng dẫn phát triển kinh tế để giải quyết việc làm, giảm, tiến tới xố hộ nghèo (theo chuẩn mới), khuyến khích làm giàu.... Các đồn thể chính trị-xã hội có kế hoạch tham gia xố đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hội viên ở đồn thể mình [17, tr.36].
Cơng tác giảm nghèo huy động sự tham gia phối hợp giữa UBND với các ban ngành, đoàn thể ngày càng đồng bộ. Với những định hướng và sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ quận nên từ 1997-2005, quận đã cơ bản xoá hết hộ nghèo theo chuẩn 90.000đ/người/tháng và 150.00đ/người/tháng.
Phát huy những kết quả đạt được trong 2 nhiệm kỳ trên, Đại hội Đảng bộ quận lần thứ IX, nhiệm kỳ 2005-2010 xác định rất cụ thể:
Gắn việc giải quyết việc làm và giới thiệu tìm việc làm cho người lao động với thực hiện chương trình giảm hộ nghèo theo chuẩn của
Thành phố, khơng chỉ nhằm đạt mức thu nhập bình qn đầu người trên 300.000đ/tháng mà còn nhằm đạt yêu cầu mỗi người dân trong độ tuổi lao động đều có việc làm và thu nhập sao cho đủ ăn, mặc ấm, nhà ở không dột nát, ốm đau được chữa bệnh... [18, tr.41]. Đến Đại hội X, nhiệm kỳ 2010-2015, công tác XĐGN, thực hiện chủ trương an sinh xã hội càng được chú trọng: “Tập trung các nguồn lực để thực
hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo. Xây dựng các giải pháp lâu dài, hỗ trợ bằng việc tạo sinh kế cụ thể giúp các hộ thoát nghèo bền vững” [15, tr.49].
Từ những định hướng trên, các cấp uỷ Đảng quận Thanh Khê đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác XĐGN. Xác định XĐGN là một trong những chính sách ưu tiên và là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quận với các chủ trương thực hiện như sau:
- Chương trình XĐGN phải được thực hiện gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời gian và phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Phải xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên của các cấp các ngành và phải xây dựng kế hoạch thực hiện thật cụ thể.
- Khai thác nhiều tiềm năng thế mạnh của từng phường để định hướng cơ cấu kinh tế cho phù hợp. Tập trung thực hiện các chương trình Quốc gia, chương trình kinh tế phát triển kinh tế của quận các giai đoạn 2006-2010, 2010-2015 để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng cơng nghiệp, thuỷ sản.
- Xã hội hóa cơng tác XĐGN, Nhà nước tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, cộng đồng chia sẻ góp sức, bản thân người nghèo phải tự lực vươn lên thoát nghèo, phấn đấu trở thành khá giả, xóa đi ý tưởng trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm tạo đà phát triển kinh tế. Song bên cạnh phát triển kinh tế phải gắn với phát triển xã hội và bảo vệ
môi trường, từng bước cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, xây dựng cơ sở phúc lợi công cộng, nâng dần đời sống về mọi mặt cho nhân dân, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhân dân, khắc phục tình trạng nghèo, dư thừa lao động tại địa phương.
- Thực hiện chiến lược phát triển con người một cách toàn diện, đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Trên cơ sở những chủ trương, định hướng chỉ đạo của Đảng bộ quận về công tác XĐGN, UBND Quận đã xây dựng chương trình phát triển kinh tế, Đề án giảm nghèo các giai đoạn 2005-2010 và 2010-2015 và nhiều văn bản để cụ thể hố và triển khai thực hiện. Vì vậy, từ năm 2005 đến nay, công tác giảm nghèo trên địa bàn quận được thực hiện một cách đồng bộ, chặt chẽ, phát huy được vai trò của ban chỉ đạo giảm nghèo, lồng ghép nhiều giải pháp, chương trình, dự án, huy động nhiều nguồn lực, hiệu quả cơng tác xố đói giảm nghèo ngày càng cao, trở thành một động lực lớn trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Để tổ chức thực hiện chương trình có hiệu quả, quận đã thành lập Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo quận và 10 phường; phân cơng đồng chí Phó chủ tịch phụ trách văn xã làm Trưởng ban, thành viên gồm có lãnh đạo UBMTTQ, các hội đồn thể và các phịng ban liên quan; phân cơng phịng LĐTBXH làm cơ quan trực của Ban chỉ đạo. Đối với các phường đều có cán bộ chuyên trách giảm nghèo - việc làm. Ban chỉ đạo giảm nghèo có nhiệm vụ tham mưu với UBND cùng cấp xây dựng chương trình kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo từng giai đoạn, từng năm; tổ chức các đợt khảo sát, phúc tra để nắm danh sách và quản lý danh sách hộ nghèo; tổ chức các đợt đối thoại tìm ra nguyên nhân dẫn đến nghèo của từng hộ để có cơ sở đề ra các giải pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực. Ngoài ra, hàng năm, UBND quận và các phường đều ký kết chương trình phối
hợp với UBMTTQ và các hội đồn thể để phân cơng số lượng hộ nghèo cụ thể cho từng đoàn thể theo dõi, giúp đỡ. Với sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo giảm nghèo, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, UBMTTQ và các hội đồn thể, chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn quận thời gian qua được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp cụ thể, nhất là cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, điện, nước sinh hoạt... tạo tiền đề để hộ nghèo cải thiện chất lượng cuộc sống vươn lên thoát nghèo bền vững.