- Đặc điểm về văn hóa, xã hội:
3 Học sinh sinh viên 19.244 1.952 51.51 7
4 Khác 924 28 250 1
Tổng cộng 106.065 13.012 105.704 13.310
Qua bảng 2.11 ta thấy, tổng nguồn vốn cho vay giai đoạn 2005-2008 tương đương với giai đoạn 2009-2011, tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn cho vay từng chương trình ở mỗi giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn 2005-2008, nguồn vốn chương trình cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng lớn (gần 73%), nguồn vốn chương trình học sinh sinh viên trong những năm đầu mới triển khai nên chỉ chiếm 18% và vốn giải quyết việc làm chỉ chiếm 8%. Sang giai đoạn 2009- 2011, số đơng hộ nghèo đã được vay vốn thì nguồn vốn chương trình cho vay hộ nghèo giảm dần (chỉ chiếm 38%), nguồn vốn cho chương trình giải quyết việc làm tăng lên (chiếm gần 13%) để thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt nguồn vốn cho vay học sinh, sinh viên tăng nhanh (chiếm gần 49%). Từ năm 2005-2011, tổng nguồn vốn NHCSXH đã giải ngân qua các chương trình: ưu đãi hộ nghèo, giải quyết việc làm, học sinh, sinh viên, cho vay giải toả đền bù, xuất khẩu lao động là 211,769 tỷ đồng cho 24.322 hộ vay. Đến 31/12/2011, tổng dư nợ vốn NHCSXH trên địa bàn quận là 135,773 tỷ đồng, với 11.416 hộ đang được vay vốn, dư nợ bình quân đạt gần 12 triều đồng/hộ... đây là nguồn lực quan trọng giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Nguồn vốn nội lực trong nhân dân thơng qua các mơ hình vận động của các hội đồn thể cũng đóng vai trị lớn trong cơng tác giảm nghèo, nhất là thời gian trước năm 2005 khi nguồn vốn ưu đãi hộ nghèo của Nhà nước còn hạn
hẹp. Trong đó, hiệu quả nhất là mơ hình “Tổ góp vốn quay vịng”, “ Tổ tiết
kiệm 500-1.000đ/ngày” của hội phụ nữ, vừa nhằm giáo dục ý thức tiết kiệm
trong hội viên phụ nữ vừa huy động nguồn vốn bình quân khoảng từ 8-9 tỷ đồng/năm để hỗ trợ cho trên 3.000 lượt hộ vay không lãi. Hội Cựu chiến binh, hội Nơng dân, Liên đồn lao động tổ chức huy động vốn nội bộ quay vịng cho vay khơng lãi hàng năm giúp cho trên 1.000 hội viên nghèo vay vốn với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng để phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.
Ngồi ra, các nguồn vốn hỗ trợ thơng qua các dự án như: vốn sự nghiệp kinh tế, vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, vốn từ các chương trình y tế, dân số, trẻ em... đã góp phần tích cực trong thực hiện chương trình giảm nghèo của Quận. Trong đó, hiệu quả nhất là các nguồn vốn do Hội Liên hiệp phụ nữ quận triển khai từ năm 2005 đến nay thơng qua chương trình Việt - Bỉ, chương trình En - Da, dự án “Quỹ quay vịng vốn vệ sinh môi trường”… đã giúp cho 1.500 hội viên phụ nữ vốn phát triển kinh tế gia đình.
Bảng 2.12: Cơ cấu nguồn vốn chương trình giảm nghèo từ 2005-2011
Nguồn vốn
Giai đoạn 2005-2008 Giai đoạn 2009-2011 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) NHCSXH 106.065 72,8 105.704 74,1
Huy động trong dân 28.520 19,6 29.825 20,9
Từ ngân sách quận 2.500 1,7 1.000 0,7
Khác 8.560 5, 9 6.080 4,3
Tổng 145.645 100 142.609 100
Nguồn: Tác giả hệ thống từ báo cáo tổng kết công tác giảm nghèo hàng năm của quận từ 2005-2011.
Qua bảng 2.12 cho thấy, trong cơ cấu nguồn vốn phục vụ chương trình giảm nghèo của quận thì nguồn vốn NHCSXH ln chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%), tiếp đến là nguồn vốn huy động trong dân (khoảng 20%), nguồn vốn từ
ngân sách Nhà nước và từ các tổ chức phi chính phủ, các dự án chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần.
- Đào tạo nghề, giới thiệu và tạo việc làm:
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và hướng dẫn cách làm ăn là một trong những giải pháp có tính thiết thực và bền vững trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo của quận Thanh Khê vươn lên thoát nghèo bền vững. Những năm qua, UBND, các ngành, Hội đoàn thể từ Quận đến phường đã tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn cách làm ăn, sử dụng đồng vốn hiệu quả, giải quyết việc làm, giới thiệu các mơ hình làm ăn có hiệu quả, kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến hải sản, định hướng sản xuất kinh doanh... bình quân mỗi năm trên 8.000 lượt người tham gia. Quận Thanh Khê đang trong thời kỳ đẩy nhanh q trình đơ thị hóa theo chủ trương của thành phố Đà Nẵng nhưng nhìn chung việc chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho các hộ di dời, giải tỏa, các hộ nông dân trong diện bị thu hồi đất chưa được thành phố quan tâm đúng mức. Để góp phần giải quyết những bức xúc về việc làm cho các hộ thuộc diện di dời giải tỏa, quận đã tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm, trồng hoa, cây cảnh, nuôi ếch, cá nước ngọt, đây là những mơ hình phù hợp với những hộ có lao động nữ, lao động lớn tuổi, lại không cần nhiều vốn, mặt bằng rộng; thành lập các câu lạc bộ: nấm, ếch, cây cảnh trong hội viên nông dân để giúp nhau về kỹ thuật trong quá trình sản xuất, mua nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, UBND và các hội đồn thể cịn thường xun tư vấn, giới thiệu việc làm, giới thiệu tham gia các lớp đào tạo nghề miễn phí của Thành phố cho người nghèo. Qua đó, từ năm 2005 đến năm 2011, đã tạo việc làm và giới thiệu việc làm cho 47.581 lao động, hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch thành phố giao (trong đó có 24.133 lao động hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 50,72%); giới thiệu đào tạo nghề cho 2.399 lao động (trong đó có 924 lao động hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 38,5%). Ngoài ra, ngành lao động- thương
binh - xã hội, các hội đồn thể cịn thường xun cấp phát các tài liệu như: cẩm nang công tác giảm nghèo, tài liệu hướng dẫn cách chế biến và bảo quản sản phẩm... cho các hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo tự tìm hiểu để nâng cao kiến thức tại gia đình.
Các hoạt động trên đã góp phần tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội có việc làm, nghề nghiệp ổn định, nâng cao tay nghề, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Giải pháp hỗ trợ về giáo dục, y tế, pháp lý: + Hỗ trợ về y tế:
Đã giúp cho người nghèo và người thoát nghèo trong thời gian 2 năm được hưởng đầy đủ chính sách bảo hiểm y tế. Từ nguồn quỹ "Vì người
nghèo", quỹ “Chăm sóc bảo trợ trẻ em“ và nguồn vận động các đoàn thể đã hỗ
trợ kinh phí chữa bệnh cho những người nghèo, người có hồn cảnh khó khăn mắc bệnh hiểm nghèo với kinh phí bình qn mỗi năm trên 500 triệu đồng.
Ngồi ra, các hội đồn thể, các địa phương bằng nguồn kinh phí của đơn vị và kinh phí vận động và sự hỗ trợ của các tổ chức y tế trong và ngoài nước đã thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho trên 50 ngàn lượt người nghèo. Điển hình như: Hội Từ thiện với chương trình mổ mắt miễn phí, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ cơi với chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho người tàn tật và trẻ em mồ côi, Hội Bảo trợ Phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh với chương trình mổ tim cho trẻ em, hỗ trợ kinh phí khám, chữa bênh ung thư cho phụ nữ nghèo, hỗ trợ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.... đã giúp đỡ thiết thực cho hàng ngàn người nghèo trong chăm lo sức khỏe và điều trị các bệnh hiểm nghèo.
+ Hỗ trợ về giáo dục:
Quận đã thực hiện tốt chính sách miễn giảm học phí cho học sinh. Ngành giáo dục đào tạo Quận đã thực hiện miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, hỗ trợ vở, sách giáo khoa, dụng cụ học tập cho
học sinh nghèo. Thực hiện chủ trương của quận ủy Thanh Khê "Khơng để học sinh bỏ học vì hồn cảnh gia đình nghèo, khó khăn", UBND và các hội đồn thể bằng các nguồn vận động như "Quỹ Vì người nghèo" của UBMTTQ, "Quỹ hỗ trợ phụ nữ và học sinh nghèo" của Hội Phụ nữ, "Quỹ khuyến học,
khuyến tài" Hội Khuyến học, "Quỹ tiếp sức bạn nghèo đến trường" của Đoàn
thanh niên....từ năm 2005-2011, đã cấp học bổng, hỗ trợ sách, vở, quần áo, xe đạp, dụng cụ học tập cho 5.125 lượt học sinh con hộ nghèo với tổng kinh phí 1,685 tỷ đồng.
Nhờ đó, những năm gần đây, tình trạng học sinh bỏ học trên địa bàn quận Thanh Khê giảm dần, khơng có trường hợp học sinh bỏ học vì lý do kinh tế.
+ Trợ giúp pháp lý:
Hội đồng phố biến giáo dục pháp luật của quận phối hợp với các hội đoàn thể hàng năm tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý miễn phí cho các hộ nghèo trên địa bàn quận, đồng thời tổ chức các đợt lưu động đến các khu dân cư các phường ven biển, tạo điều kiện cho người nghèo được tư vấn trực tiếp, được trao đổi, giải đáp thắc mắc, vướng mắc về chính sách, pháp luật, nhất là các chính sách về y tế, giáo dục, nhà ở, chính sách dành cho người nghèo. Ngồi ra, Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật còn thường xuyên cập nhật, in ấn và cấp phát hàng ngàn tờ gấp pháp luật cung cấp các thông tin pháp luật trên các lĩnh vức khác nhau cho nhân dân, nhất là dân nghèo trên địa bàn quận.
Việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo đã tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận, tham gia và hưởng thụ dịch vụ xã hội, có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, thốt khỏi đói nghèo.
- Hỗ trợ nhà ở, điện nước và cơng trình vệ sinh:
Hỗ trợ người nghèo về nhà ở là một trong những giải pháp có tính đột phá của quận. Trong những năm qua, giải pháp này đã phát huy hiệu quả, giúp
hộ nghèo ổn định cuộc sống, an tâm làm ăn để vươn lên thoát nghèo. Bằng nhiều nguồn lực: Quỹ Vì người nghèo, huy động cộng đồng và tộc họ và các nguồn hỗ trợ của các tổ chức phi chính phú, từ năm 2005-2011, quận đã hỗ trợ xây dựng mới 437 nhà đại đoàn kết, sữa chữa 579 nhà cấp 4 xuống cấp cho hộ nghèo với tổng kinh phí trên 20 tỷ đồng.
Trong đó, nguồn lực chủ yếu để thực hiện chương trình này là nguồn vận động quỹ "Vì người nghèo" của UBMTTQ các cấp. Bằng nhiều hình thức vận động như: vận động "Mỗi cán bộ cơng chức hàng năm ủng hộ 1 ngày
lương", vận động trong các hộ dân tại các tổ dân phố, vận động các doanh
nghiệp, tổ chức và cá nhân hảo tâm trên địa bàn quận... quỹ Vì người nghèo của quận Thanh Khê không ngừng tăng lên qua các năm.
Bảng 2.13: Kết quả vận động quỹ Vì người nghèo và hỗ trợ xây dựng,
sửa chữa nhà cho hộ nghèo từ năm 2005-2011
TT Nội dung Đơn vịtính
Năm 2005- 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2005- 2011