Một số quan điểm cơ bản về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 76 - 78)

- Đặc điểm về văn hóa, xã hội:

03 Hỗ trợ sửa chữa nhà Nhà 226 90 121 142

3.1.1. Một số quan điểm cơ bản về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Từ đại Hội VI đến Đại hội VII, Đảng ta đề ra chủ trương XĐGN là “cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành công tác XĐGN, thực hiện cơng bằng xã hội, tránh phân hóa giàu nghèo quá giới hạn cho phép“ và “khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với XĐGN. Coi một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển" [19, tr.47].

Hội nghị lần thứ 5 (khóa VII) đã đề ra chủ trương xóa đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân cũng như trong chiến lược phát triển chung của xã hội và đã trở thành chủ trương chiến lược nhất quán, liên tục được bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội Đảng.

Đại hội lần thứ VIII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của công tác XĐGN, xác định phải nhanh chóng đưa các hộ nghèo thốt ra khỏi hồn cảnh túng thiếu và sớm hòa nhập với sự phát triển chung của đất nước.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX tiếp tục khẳng định chủ trương về xóa đói giảm nghèo là:

Thực hiện chương trình XĐGN thơng qua những biện pháp cụ thể, sát với tình hình địa phương, xóa nhanh các hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo. Tiếp tục tăng nguồn vốn XĐGN, mở rộng các hình thức tín dụng phục vụ người nghèo sản xuất, kinh doanh. Có chính sách trợ giá nơng sản, phát triển việc làm và nghề phụ nhằm tăng thu nhập của hộ nông dân. Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an

tồn cuộc sống cho mọi thành viên cộng đồng, bao gồm bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội những người gặp rủi ro, bất hạnh [20, tr.106].

Nghị quyết đại hội X của Đảng chỉ rõ:

Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách...Nhà nước tăng đầu tư từ ngân sách tiếp tục phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật để nâng cao phúc lợi cho toàn xã hội và đảm bảo cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết là y tế, giáo dục cho người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách [21]. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định:

Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ;đa dạng hóa nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững,nhất là các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị [22, tr.125].

Từ những chủ trương lớn trên của Đảng ta trong cơng tác XĐGN, có thể hình dung một số quan điểm cụ thể trong công tác chỉ đạo thực tiễn triển khai công tác XĐGN như sau:

- XĐGN phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời chủ động tạo các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp cho người người nghèo.

- Xóa đói giảm nghèo khơng chỉ là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, của tồn xã hội mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo, phụ thuộc vào sự vận động tự giác của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo.

- Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án XĐGN bằng các nguồn tài chính trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức trong và ngồi nước.

- Xóa đói, giảm nghèo là sự kết hợp thống nhất giữa các biện pháp về kinh tế với chính sách xã hội và giữ vững ổn định chính trị

+ Xóa đói, giảm nghèo bằng phát huy tính tự lực, tự chủ, tự vươn lên của chính người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo, bằng huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w