- Đặc điểm về văn hóa, xã hội:
03 Hỗ trợ sửa chữa nhà Nhà 226 90 121 142
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại trong công tác giảm nghèo của quận Thanh Khê
Thanh Khê
Hoạt động giảm nghèo ở quận Thanh Khê những năm vừa qua tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn cịn nhiều hạn chế, tồn tại cần phải giải quyết trong thời gian tới, cụ thể là:
- Kết quả giảm nghèo trong 07 năm qua tuy cao nhưng số hộ thoát nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ cận nghèo cịn chiếm tỷ lệ cao (5,7%) tình trạng tái nghèo và phát sinh hộ nghèo cịn diễn ra hàng năm. Từ năm 2005 - 2011, quận đã đưa ra khỏi chương trình 8.047 hộ nghèo, tốc độ giảm nghèo của quận tương đương với tốc độ giảm nghèo trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, so với các quận Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn của thành phố Đà Nẵng, thì độ bền vững của chương trình giảm nghèo của Thanh Khê không bằng. Nguyên nhân là do các giải pháp về giải quyết việc làm của quận thiếu bền vững, việc làm, thu nhập của nhóm hộ cận nghèo, hộ mới thốt nghèo cịn thấp và bấp bênh. Khi gặp rủi ro rất dễ rơi vào diện tái nghèo,
nhiều hộ khi điều chỉnh chuẩn nghèo cao hơn cho giai đoạn tiếp theo thì lại tái nghèo.
- Cơng tác tun truyền giáo dục tạo nhận thức đối với hộ nghèo, người nghèo thực hiện chưa quyết liệt và thường xuyên, nhiều thông tin chưa đến được với người dân, nhất là thơng tin về chính sách, quyền lợi, trách nhiệm, kỹ năng làm việc nhằm chuyển đổi hành vi, năng lực bản thân tự lực vươn lên thốt nghèo. Cơng tác phát hiện, xây dựng, nhân rộng các mơ hình sản xuất kinh doanh, mơ hình giảm nghèo có hiệu quả, các gương điển hình tiên tiến trong nỗ lực thoát nghèo, vươn lên làm giàu chưa được chú trọng
- Nguồn vốn trợ hộ nghèo được bổ sung tăng lên những năm gần đây, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu, q trình xét duyệt cho vay cịn xé nhỏ, mức vay bình qn 1 hộ cịn thấp (năm 2005 là 3,8 triệu/hộ, năm 2011 là 7,2 triệu/hộ) nên hiệu quả đạt được còn thấp, đến năm 2011, vẫn còn trên 20% hộ nghèo chưa tiếp cận được nguồn vốn vay, một phần do xét duyệt cho vay chưa chính xác, phần do hộ nghèo khơng biết vay vốn về làm gì. Cơng tác quản lý vốn sau cho vay còn hạn chế, nợ quá hạn còn cao, việc thu hồi vốn đến hạn và quá hạn chậm. Một số hộ dân vay vốn sử dụng chưa đúng mục đích, hiệu quả thấp, chây ỳ khơng chịu trả nợ làm hạn chế đến hiệu quả chung. Do di dời, giải toả trên diện rộng nên số nợ đi khỏi địa bàn cư trú chưa xác định địa chỉ nhiều (647 hộ với tổng dư nợ 2, 403 tỷ đồng) làm cho tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao và mất cơ hội vay vốn của nhiều hộ khác. Đội ngũ cán bộ tổ trưởng các tổ vay vốn thường xuyên thay đổi, một số hạn chế về trình độ, năng lực, sự nhiệt tình, vẫn cịn hiện tượng cán bộ tổ vay vốn, cán bộ hội đoàn thể xâm tiêu, làm thất thốt vốn và ảnh hưởng đến lịng tin của nhân dân. Một số Hội đoàn thể chưa phát huy tốt vai trị trong thực hiện 6 cơng đoạn ủy thác theo hợp đồng ủy thác với NHCSXH, nhất là công tác kiểm tra định kỳ hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, dẫn đến chất lượng tín dụng cịn thấp.
- Là quận có tốc độ đơ thị hóa nhanh và trên diện rộng với 13 ngàn độ thuộc diện di dời, giải tỏa, trong đó gần 4 ngàn hộ nơng dân mất đất sản xuất số lao động dư thừa, thiếu việc làm ngày càng tăng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo cịn thấp. Trong khi đó, các giải pháp tác động của quận nhằm chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm cho lao động di dời giải tỏa, lao động nông nghiệp mất đất sản xuất, lao động thuộc diện thực hiện Chỉ thị 12-CT/UBND của Thành phố về cấm chăn nuôi gia súc gia cầm trong thành phố chưa bền vững ổn định. Công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nghèo còn hạn chế do nhiều nguyên nhân trong đó một bộ phận lao động thiếu trình độ học vấn, tay nghề, sức khoẻ… nên dẫn đến khó khăn trong việc tạo và giải quyết việc làm. Vai trò trung gian, cầu nối giữa các các cấp chính quyền với các doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động chưa được phát huy. Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm cao nhưng chủ yếu là lao động tại chỗ, lao động phổ thông, thu nhập thấp và không ổn định.
- Nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo những năm gần đây tăng lên nhưng chưa đáp ứng nhu cầu, và chủ yếu là nguồn đi vận động, nguồn Ngân sách Nhà nước các cấp chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tình trạng cịn bị động trong thực hiện các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo.
- Công tác điều tra, khảo sát để nắm chắc số lượng hộ nghèo và xây dựng kế hoạch giảm nghèo còn nhiều bất cập. Một số địa phương do cán bộ giảm nghèo, Ban chỉ đạo giảm nghèo không sát địa bàn hoặc do nể nang của cán bộ tổ dân phố dẫn đến tình trạng đưa vào chương trình những hộ khơng thuộc diện nghèo trong lúc lại bỏ sót nhiều hộ thật sự nghèo. Từ năm 2005-2011, số hộ nghèo phát sinh là 242 hộ, đây là con số không phản ảnh đúng thực trạng của địa phương, trong thực tế con số này có thể cao gấp nhiều lần, do việc rà soát, phúc tra hộ nghèo, cận nghèo chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên. Một số phường vẫn cịn tình trạng chạy theo thành tích trong thực hiện chương trình
giảm nghèo, đánh giá tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn thực tế, nên một bộ phận người thực sự nghèo chưa được tiếp cận chương trình .
- Hoạt động của Ban Chỉ đạo CTMT giảm nghèo quận, các phường tuy có nhiều cố gắng tham mưu tổ chức thực hiện chương trình đạt hiệu quả, song vẫn chưa hoạt động đồng đều. Một số cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo quận, Ban giảm nghèo phường chưa chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.