Thái úy Tô Hiến Thành qua truyền thuyết dân gian

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền Văn Hiến (Xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) (Trang 30 - 32)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ XÃ HẠ MỖ

1.2. Tiểu sử, sự nghiệp của Thái uý Tô Hiến Thành

1.2.2. Thái úy Tô Hiến Thành qua truyền thuyết dân gian

Người dân Hạ Mỗ ai cũng biết Thái úy Tô Hiến Thành là một con người “văn võ tồn tài, đức trí kiêm ưu”. Ơng là một vị quan thanh liêm, hết lòng trung thành với vua và đất nước, có cơng dẹp giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi nước nhà. Tuy nhiên, trong cuộc sống của người dân Hạ Mỗ ngày nay còn lưu truyền nhiều giai thoại về ông và thường xuyên nhắc đến, kể cho con cháu nghe với tấm lòng biết ơn chân thành và kính trọng nhất. Truyền thuyết kể rằng, Tô Hiến Thành khi còn làm chức quan nhỏ, ông thường đi về quê ở. Nhân dân địa phương hết lịng cảm phục ơng vì lối sống thanh cao, giản dị. Hơn nữa, ơng hết lịng chiến đấu chống thế lực cường quyền ở địa phương để bảo vệ bà con, dân chúng. Đức độ của ơng đối với bà con lối xóm được người dân Hạ Mỗ nể phục và biết ơn. Tương truyền, ở gần nhà ơng có một nhà bị mất trộm áo, bèn ra lễ vị thần xóm để mong lấy lại được. Nhưng kêu cúng mãi mà không được. Biết tin, ơng cho dân phá miếu thờ và nói: “Thần vì dân ngăn ngừa tai họa, nay kẻ kia mất áo kêu cầu không hiệu quả, cịn thờ làm gì! Làm thần của một ấp là phải giữ trị an cho dân chúng trong ấp. Dân mất cái áo cũng khơng tìm ra kẻ gian, một việc nhỏ cũng khơng làm trọn thì khơng đáng được hưởng tế lễ bốn mùa của dân ấp”. Sau khi phá miếu thờ, ngay đêm ấy, thần miếu báo mộng cho bà vợ Tô Hiến Thành rằng: “Chồng bà phải mở cửa miếu cho dân thờ cúng, nếu khơng thần sẽ vật chết đứa con gái đầu lịng”. Bà sợ hãi báo lại cho chồng nhưng ông gạt đi. Quả nhiên đứa con gái đầu lịng của ơng ốm rồi chết. Ai nấy biết chuyện kinh hãi oai thần. Tô Hiến Thành vẫn trơ trơ sắt đá không tin thần vật chết con gái mình.

Một hơm khác thần lại báo mộng cho con trai ông rằng: “Nếu miếu thần không được sửa sang cho nhân dân tới thờ cúng như xưa thì đứa em gái của anh ta sẽ tiếp tục bị vật chết như chị nó”. Tơ Hiến Thành cho đó là một việc phi lý, bèn gác ngồi tai. Nhưng quả nhiên mấy ngày sau cơ con gái thứ hai của ông chết thật. Mọi người đều hết sức kinh hãi, chỉ có Tơ Hiến Thành vẫn bình tĩnh. Ơng vững vàng mắng lại thần rằng: “Có giỏi thì làm chết ta chứ sao lại thù vặt để làm hại mấy đứa con ta như thế”. Thần miếu chịu phép phải báo mộng lại cho ông: “Thực ra hai con gái ông chết là do số mệnh. Thần được nghe biết số mệnh của hai cơ con gái ơng trước nên nói trước để dọa ơng chứ thực ra khơng phải thần bắt chúng chết được. Cịn việc kẻ trộm lấy áo thì đó là việc nhỏ nhặt, chẳng lẽ vì mất một cái áo mà mất ln một mạng người như cách người ta chửi rủa nhau. Vậy xin ơng cho lập lại miếu thờ để thần có chốn nương tựa”. Nghe Thần miếu nói hợp lý Tơ Hiến Thành mới cho người lập lại miếu thờ cho thần.

Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy, Tô Hiến Thành là một người hết lịng lo cho dân, khơng nề hà, bất chấp cả thế lực thần linh đe dọa nhưng ông vẫn một lịng vì dân khơng quản ngại, sợ hãi. Tấm lịng của Tơ Hiến Thành khiến người dân Hạ Mỗ hết sức nể phục và biết ơn sâu sắc.Thực chất, thông qua câu chuyện dân gian, nhân dân Hạ Mỗ đã thần linh hóa tấm lịng thương dân và thái độ kiên quyết chống lại thế lực phong kiến ở địa phương lúc bấy giờ. Qua đây, chúng ta thêm hiểu về tấm lịng tốt đẹp của Tơ Hiến Thành. Khơng chỉ có vậy, việc Tơ Hiến Thành nhận sự ủy thác của vua Lý Anh Tông hết lịng phị trợ cho vua Lý Cao Tơng lên ngôi vua bất chấp mọi lời mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa của Thái hậu được người dân Hạ Mỗ lưu truyền như một giai thoại về lịng trung thành của ơng. Đến lúc qua đời ông vẫn một lịng một dạ vì nước vì dân tiến cử hiền tài, khơng vì ân huệ riêng mà đứng trên sự nghiệp lớn, quyền lợi của dân tộc để chọn người thay thế với phương châm “tùy người mà giao việc”…

Qua các giai thoại, những đóng góp của ơng với đất nước, người dân Hạ Mỗ muốn giáo dục cho con cháu biết ơn Thái úy Tô Hiến Thành, đồng

thời giáo dục cho con cháu phải biết yêu quê hương đất nước, cố gắng học tập và noi theo tấm gương sáng của các bậc tiền nhân.

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền Văn Hiến (Xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)