Chương 3 : LỄ HỘI VÀ NHỮNG NGÀY LỄ ĐỀN VĂN HIẾN
3.3. Lễ hội đền Văn Hiến trong mối liên quan với lễ hội các di tích cùng
cùng phụng thờ Thái úy Tô Hiến Thành
Để có một cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn về lễ hội thờ Thái úy Tô Hiến Thành, trong bài viết, tác giả sẽ giới thiệu thêm lễ hội đình Lạc Thị. Đây là nơi sinh ra phu nhân của Thái úy Tô Hiến Thành là Lã Thị Tạ. Trong Hậu cung có long ngai, bài vị thờ Thái úy Tô Hiến Thành và phu nhân. Long ngai, bài vị của ông cao hơn, rộng hơn long ngai, bài vị của bà. Điểm này đã khẳng định Thái úy Tô Hiến Thành là tế tử của làng Lạc Thị. Bằng những so sánh, luận giải, tác giả mong muốn sẽ góp phần làm sáng tỏ mối liên hệ giữa lễ hội đền Văn Hiến và lễ hội các di tích cùng phụng thờ Thái úy Tơ Hiến Thành.
* Lễ hội đình Lạc Thị
Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 3 tháng Hai âm lịch. Mở
hội, việc đầu tiên là chọn chủ tế. Chủ tế là người thay mặt làng đảm nhiệm toàn bộ việc hội. Các vị trưởng tộc phải họp trước để cân nhắc người xứng đáng rồi sau đó mới đưa ra làng lựa chọn. Chủ tế phải là người có uy tín với làng, gia đình hịa thuận, con cái đầy đủ nếp tẻ, kinh tế khá giả, khơng có khuyết tật. Người có tang khơng được bầu.
Chủ tế biểu trưng cho sự tốt đẹp, trong sạch của xóm làng, được coi là thay mặt dân làng làm lễ tạ ơn Thái úy Tô Hiến Thành, tạ ơn tổ tiên nên rất được mọi người trọng vọng, tin tưởng.Vì vậy mà kể từ khi nhận chức, Chủ tế phải sống chay tịnh, ăn riêng một mâm, không đến nhà người có tang và khơng tham gia những việc có tính dơ bẩn. Sau khi làng rước ra đình, Chủ tế sẽ là người cai quản việc tế lễ.
Ở lễ hội đình Lạc Thị, rước kiệu là nghi lễ long trọng nhất, là hoạt động chính của ngày hội, thu hút rất nhiều người làng đã chuẩn bị việc này khá chu đáo. Trước khi vào đám một tháng phải tuyển 16 nam và 16 nữ là những người xinh đẹp, trẻ trung, chưa có chồng, chưa có vợ. Tiếp nữa là chọn phường nhạc có tín nhiệm; chọn người cầm cờ (thường là người có chân trong tư văn). Hai cỗ kiệu trang hồng lộng lẫy được rước từ đình Lạc Thị đi đến giữa làng, ngồi nghỉ rồi lại rước về đình. Trước khi rước Chủ tế vào đình thắp hương làm lễ. Chủ tế lễ xong, lui ra rồi dẫn đầu đám rước lên đường. Đội hình rước kiệu được sắp xếp theo trình tự đi đầu là đội múa Lân, người đánh Chiêng, Trống, đội rước cờ hội, đội rước biểu dấu và Bát bửu, đội Bát âm múa sinh tiền, người rước Tàn, Lọng tiếp theo là đội kiệu, trên kiệu có hương hoa lễ vật dâng cúng; đi cùng có quan viên và nhân dân địa phương. Đội hình tham gia nghi thức dâng cúng lễ vật gồm: Chủ tế, quan viên, bô lão cùng các thế hệ của dân làng, các thiếu nữ trang phục áo dài truyền thống dâng hương hoa, lễ vật như bánh trôi, bánh dầy, hoa quả, chè kho bằng đỗ xanh rang kỹ nấu với mật mía,… Có thể nói: Rước kiệu ở lễ hội đình Lạc thị là một đám rước lớn, hồnh tráng, mang tính hồn thiện về nghi thức lẫn thẩm mĩ. Không chỉ riêng người dân đình Lạc Thị mà cả nhân dân khắp nơi kéo về cuồn cuộn đi theo đám rước như tượng trưng cho một cuộc diễu hành biểu dương sức mạnh của một đội quân lớn và thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với Thái úy Tô Hiến Thành và phu nhân đã có cơng trong lịch sử nước nhà.
+ Lễ Đại tế
Trước khi tế Đại tế, cụ Chủ tế bước vào thắp nhang và đọc văn tế nêu lên sự tích của Thái úy Tơ Hiến Thành và phu nhân với ngữ điệu khúc chiết, trang trọng, lúc hùng hồn, lúc lâm ly, làm khích lệ đơng đảo dân chúng và quan viên tham dự. Mỗi buổi lễ gồm 6 tuần tế: 01 tế mao huyết, 01 dâng hương, 03 chước tửu, 01 đọc và hóa văn. Khi tiến hành tế lễ có Chiêng, Trống, đội Bát âm, múa sinh tiền dẫn hai bên theo tuần tế. Cụ thể như sau:
Khi ông Xướng tế hô “Khởi chinh cổ” (nổi chiêng, trống), kể từ lúc này phường bát âm thay phiên nhau hịa tấu, có khi đồng tấu. Tiếp theo là tế Mao huyết: Cụ Chủ tế đựng huyết lợn vào trong một cái bát, lấy lông gáy lợn để lên trên rồi đem tế thần. Xưa, dân làng thường chọn lợn đen, với ý nghĩa phần da của con lợn được coi như là đất trồng màu mỡ, trên đó cây cối (tượng trưng bằng lông lợn) sinh sôi nảy nở và nơi lông mọc dài nhất khỏe nhất là ở gáy. Máu lợn màu đỏ là tượng cho nguồn sinh khí thiêng liêng. Đến nay, do lợn đen khơng cịn được nuôi ở các hộ gia đình nữa nên dân làng chọn lợn trắng để thay thế.
Tiếp theo đó, sau khi được thần chứng giám, bát tiết có lơng gáy sẽ được đưa ra cúng thần Hổ, thần cai quản mặt đất, rồi tiết và lông được chôn xuống ngay trước mặt thần. Tiếp đến là “Các nghệ quán tẩy sở” rồi “Quán tẩy”, ông Chủ tế và hai ông Bồi tế đi đến rửa tay ở một chậu nước bằng đồng để trên giá, tay được lau khô và bước về chỗ sau lời hơ “Thuế cân”. Ơng Chủ tế dâng hương sau lời hô của ông Đông Xướng “Thượng hương”, Chủ tế dâng hương trầm đưa cho Chấp sự nhận lễ, mỗi bước đi của ông Chủ tế đều phải tuân thủ theo nguyên tắc “Xuất Á, nhập Ất”. Khi ông Đông xướng hô “Chấp sự phần hương”, ông Chủ tế lấy hương trầm, vái một vái rồi sau đó đưa cho Chấp sự. Sau đó, ơng Bồi tế tiến tới nhang án đốt trầm và bỏ trầm vào lư hương đặt giữa nhang án. Cả ông Chủ tế cùng hai ông Bồi tế vái hai vái sau lời hô “Nghinh lễ cúc cung bái” và lùi về chỗ sau lời hơ “Bình thân hành sơ hiến lễ”.
Sau lễ dâng hương là lễ dâng tửu, có ba tuần rượu gọi là “Tam tuần”. Ơng Đơng xướng hơ “Tế chủ quan Nghệ Hồng Đế ngự tiền”, hai ông Bồi tế rời khỏi hàng, tiến tới bàn đặt lễ mở vải đỏ phủ lên đài rượu, “Chước tửu”, ông Chủ tế rót rượu vào đài; “Tiến tước”, các chấp sự dâng rượu đi hai bên, đi sau là ông Chủ tế. Họ đến trước gian Ống muống, đài rượu lại được trao lại cho Chủ tế, Chủ tế đưa lại đài rượu cho ông bồi tế. Sau khi lĩnh xướng “Hiến tước”, hai ông Bồi tế đem đài rượu đi thẳng vào Hậu cung. Sau tuần rượu thứ nhất kết thúc, ông Đông
xướng hô “Nghệ tấu văn vị”, ông Chủ tế cùng các tế tước tiến bước vào gian Ống muống cùng quỳ sau lệnh xướng “Quỵ”. Lúc này, bản chúc văn được chuyển ra cho chủ tế sau lệnh hô “Chuyển tấu văn”, “Đọc tấu văn” Chủ tế đỡ lấy Chúc văn rồi giao cho một ông trong số các ông Bồi tế đọc.
Sau khi ông Bồi tế đọc xong, Chúc văn được chuyển lại cho ông Từ đưa vào Hậu cung. Sau đó Chủ tế và Chấp sự “Phủ phục”, rồi đứng lên vái ba vái và về chỗ. Tiếp đến là tuần rượu thứ hai và tuần rượu thứ ba, cả hai tuần rượu sau cũng được thực hiện đầy đủ các bước như tuần rượu thứ nhất. Kết thúc ba lần dâng tửu, ông Đông xướng hô “Tạ lễ cúc cung bái”, ông Chủ tế vái một vái rồi nhận chén rượu lễ, nâng chén rượu lên, lấy tay áo che miệng, uống một ngụm nhỏ để tỏ lịng kính cẩn, rồi để chén rượu xuống khay mà ông Bồi tế đang cầm, quỳ xuống vái một vái rồi đứng lên. Ơng Đơng xướng hô “Binh thần phần chúc”, Chúc văn được ông Từ chuyển ra từ Hậu cung trao cho ông Chủ tế, ông Chủ tế nhận Chúc văn vái một vái rồi chuyển lại cho ông Từ để hóa. Tiếp đó, ơng Đơng xướng hô “Tấn lễ thành”, tất cả ban tế đều cùng nhau vái ba vái, sau đó là đến lễ “Hạp long mơn”, cửa đình được đóng lại, mọi người đều vái chào. Từ “khởi chinh cổ” đến câu cuối cùng, tất cả cùng vái, lễ kết thúc vào lúc gần trưa. Trong thời gian diễn ra buổi lễ khoảng hơn hai tiếng với khơng khí nghiêm trang, mọi người cảm thấy được hịa mình vào lễ hội. Phường Bát âm gồm: Nhị, kèn, trống, sáo, chiêng,…, được thay nhau hịa tấu, âm sắc hài hịa, góp phần làm cho buổi lễ thêm long trọng.
+ Phần hội
Tổ chức các trò chơi như Đánh cờ người, Đấu vật, Đập niêu, Chọi gà, Leo cầu phao… Buổi tối tổ chức biểu diễn văn nghệ với ca hát, múa, diễn kịch…
* Mối liên hệ giữa lễ hội đền Văn Hiến và đình Lạc thị + Sự tương đồng của hai lễ hội
Đền Văn Hiến và đình Lạc Thị đều phụng thờ Thái úy Tô Hiến Thành. Đặc biệt trong phần lễ, ta có thể thấy rõ sự tương đồng, mối liên hệ giữa hai lễ hội thông qua các nghi thức, nghi lễ như cả hai lễ hội đều có lễ rước kiệu và Đại tế được tiến hành với quy mô lớn, theo nghi thức cổ truyền. Ngồi ra cũng có sự tương đồng ở các trò chơi dân gian. Tiêu biểu là trò Đánh cờ người, Chọi gà, Đập niêu, Đấu vật, đây là những trò chơi thể hiện trí thơng minh cũng như dũng khí của quân đội.
Đánh cờ người khơng chỉ là một trị chơi giải trí đơn thuần mà là sự tổng hợp của lý trí, mưu lược, thời cơ. Những cuộc đấu cờ cũng tựa như cuộc đấu trí trên sa trường. Xưa kia lễ hội đền Văn Hiến có tổ chức trị Đấu vật nhưng hiện nay Ban tổ chức đang cố gắng để khôi phục lại.
+ Những nét khác biệt giữa hai lễ hội
Lễ hội đền Văn Hiến Lễ hội đình Lạc Thị
Thời gian: Từ ngày 20 đến ngày 22
tháng Giêng âm lịch.
Thời gian: Từ ngày mồng 1 đến
ngày mồng 3 tháng Hai âm lịch.
Nhân vật tưởng niệm: Thái úy Tô
Hiến Thành, Tiến sĩ Đỗ Trí Trung…
Nhân vật tưởng niệm: Thái úy Tô
Hiến Thành và phu nhân Lã Thị Tạ.
Quy mô: lớn, thể hiện ở đám rước và ăn
uống trong những ngày diễn ra lễ hội.
Quy mô: lớn, khơng có ăn uống và
lễ mặn.
Phần lễ: Lễ Mộc dục. Phần lễ: Lễ Tế mao huyết.
Tóm lại, với sự tương đồng và những nét khác biệt, chúng ta thấy rằng hai lễ hội được diễn ra ở hai địa điểm khác nhau nhưng lại có những mối liên hệ đặc biệt với nhau. Ngoài hội làng, cứ đến ngày 22 tháng Giêng và ngày 12 tháng 6 âm lịch (ngày sinh và hóa của Đức Tơ) người dân các làng Lạc Thị, Ích Vịnh, Quỳnh Đơ,…, đều trở về Hạ Mỗ để tổ chức tế lễ Thái úy Tô Hiến Thành tại đền Văn Hiến. Riêng làng Hạ Mỗ và làng Lạc Thị nói chung và hai dịng họ Tơ - Lã nói riêng thường xuyên qua lại với nhau rất mật thiết, biểu lộ rõ tình cảm thân thiết, cao đẹp: quê nội - quê ngoại và họ nội - họ ngoại.