Diễn trình lễ hội

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền Văn Hiến (Xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) (Trang 84 - 92)

Chương 3 : LỄ HỘI VÀ NHỮNG NGÀY LỄ ĐỀN VĂN HIẾN

3.1. Lễ hội đền Văn Hiến

3.1.3. Diễn trình lễ hội

3.1.3.1. Các nghi lễ

+ Mở cửa đền (7h30)

Đúng 7h30 sáng ngày 20 tháng Giêng, chủ tế đặt lễ tại sân đền và xin phép các Ngài cho mở cửa đền.

+ Lễ Mộc dục (8h)

Trong các lễ hội thì lễ Mộc dục (hay cịn gọi là lễ tắm tượng cho thần) là nghi thức không thể thiếu. Nghi lễ này được tiến hành với ý nghĩa thể hiện sự tơn kính của dân làng đối với các vị thần, thánh của làng. Sáng ngày 20 tháng Giêng (8h), lễ Mộc dục được tiến hành, ông Chủ tế dâng lễ thắp hương khấn vái xin phép thần cho phép dân làng được tắm rửa, lau chùi cho tượng và long ngai thờ Thái úy Tô Hiến Thành và các Ngài cùng thờ, khăn dùng làm lễ phải là khăn vải màu đỏ. Tiếp đến, cụ Chủ tế dùng nước thơm lấy ở giữa ao lớn của đền (một khúc của sông Nhuệ cổ) trong và sạch lau chùi cho tượng Ngài, sau đó lau lần 2 bằng nước thơm. Khi lau xong, chậu nước được giữ lại để các vị trong ban tế nhúng tay vào rồi xoa lên mặt mình một chút như hình thức “hưởng ơn thánh”.

Buổi chiều ngày 20 tháng Giêng. Sau khi làm lễ, đúng 13h30 lễ tiến lễ vật và dâng hương các Ngài trong cung cấm. Toàn bộ diện tích một gian đầu tịa Hậu cung dùng để lễ vật của các dòng họ. Nghi lễ được tổ chức theo trật tự, lần lượt từng dòng họ vào tiến lễ vật và dâng hương. Mỗi dòng họ cử 5 đến 7 người lần lượt đi vào từ bên phải qua ban thờ các Ngài tiến lễ và dâng hương. Bên trong cụ Thủ đền, mặc áo dài đỏ, đầu đội khăn xếp, đón lễ, nhận lễ và đặt lễ lên ban thờ của Ngài. Kết thúc một dòng họ vào tiến lễ, lễ vật lại được một cụ ông đầu đội khăn xếp, áo the đen hạ lễ vật, đặt xuống bàn để lễ vật. Mọi người trong họ từ những cụ ông, cụ bà đến các cháu nhỏ đều cúi đầu bái lạy, dâng nén hương thơm tỏ lịng thành kính, tri ân các Ngài. Buổi lễ được diễn ra nghiêm trang trong tiếng chuông, trống tạo một khơng khí linh thiêng.

Lễ vật được dân cúng tiến là mâm xôi, con gà, gà được chọn là con gà béo luộc để nguyên con, thân mập, vàng đặt úp trên một mâm xôi trắng đầy, mỏ gà cài hoa hồng. Đa số lễ vật tiến lễ là mâm xơi, thủ lợn (thủ lợn là tồn bộ phần đầu sát với cổ, lợn được luộc, cạo trắng lông, miệng ngậm đuôi đặt trên mâm xôi trắng). Ngồi ra lễ vật cịn là mâm hoa quả, bánh kẹo và rượu bia, tiền công đức. Buổi tiến lễ được diễn ra tới quá trưa, lần lượt các dòng họ cùng bà con hành hương làm lễ dâng hương. Lễ vật sau khi tiến lễ đều được đặt xuống bàn đặt lễ.

+ Lễ rước kiệu

Sáng ngày 21 tháng Giêng cử hành lễ rước. Rước kiệu là biểu tượng của sức mạnh cộng đồng, đây cịn là cơng việc tỏ lịng biết ơn và tơn kính các Ngài, mỗi năm chỉ có một lần. Trong lễ hội, rước là phần chính giúp cho lễ hội thể hiện chức năng xã hội của mình. Về phương diện văn hóa, một đám rước biểu thị tập trung trình độ và năng lực thẩm mĩ của cả làng từ bày biện cờ quạt, màu sắc cho đến âm thanh. Rước hội có một ý nghĩa cực kì quan trọng, là một không gian sống động, tái hiện lại những nghi thức nghi lễ từ xa xưa. Đội rước được tập dượt từ trước và các vị trí đã được sắp xếp, phân công

cụ thể, mọi thành viên được phân công đều rất vui mừng, hân hoan chuẩn bị cho lễ rước. Mọi người đều có mặt ở đền từ rất sớm, nhận lễ phục và trang điểm chuẩn bị cho lễ rước. Đoàn rước hội tiến hành theo lộ trình và sự chỉ đạo của ban tổ chức. Nhìn chung so với trước kia thì hội rước ngày nay vẫn có đủ mọi lễ bộ và nghi lễ. Đồn rước là cả một trình tự được sắp xếp, bố trí nghiêm ngặt từ đầu đến cuối.

Đúng 8h5, lễ rước bắt đầu. Lộ trình của đồn rước ảnh (chụp tượng Thái úy Tô Hiến Thành) từ đền Văn Hiến xuống nhà thờ tổ của dịng họ Tơ ở xóm Lẻ. Tất cả kiệu rước đã được chuẩn bị, xắp xếp và trang trí, đội rước được xắp xếp theo trình tự.

Mở đầu đám rước là một đội múa rồng, múa lân gồm 6 thanh niên trai tráng mặc áo dài màu vàng, thắt lưng bó quần màu đỏ múa tại sân đền. Đồng thời trống, chiêng cùng đội bát âm, kèn đồng nổi lên. Đội múa Rồng, Lân dần tiến ra khỏi đền đi trước làm nhiệm vụ dọn đường cho đồn rước phía sau. Tiếp đó là hai lá cờ Tiết, Mao, tức cờ chỉ huy của các vị tướng cầm quân, tượng trưng cho uy thế của thần. Sau cờ Tiết, Mao là năm lá cờ Ngũ hành có năm màu tượng trưng cho năm phương. Kế đến là cờ Tứ linh thêu hình bốn con linh vật: Long, lân, quy, phượng. Những thanh niên trong làng được cử vác cờ đều ăn mặc như những người lính thời xưa, đầu buộc khăn đỏ, mặc áo trắng, áo dài, thắt lưng quấn vải màu đỏ và đi thành 2 hàng dọc, đi trong tư thế nghiêm trang, cờ giương cao, thẳng về phía trước. Tiếp theo là đội tế nam gồm 13 người, đi đầu là ông Chủ tế mặc áo thụng đỏ. Theo sau ơng Chủ tế là tồn bộ chấp sự với lễ phục là áo thụng xanh, tay áo dài, rộng, cổ áo cao gấp đôi áo thường, tà và gấu áo may to, cài 5 khuy, đầu đội mũ xanh, chân đi hài tay vác lỗ bộ, mỗi người có nhiệm vụ cầm một đồ tế khí: gậy, dùi đồng, long đao, xà mâu,…, và hai bảng gỗ đề chữ “Tĩnh túc” (giữ yên lặng nghiêm trang) và “Hồi tỵ” (tránh đi).

Lần lượt theo sau là Trống cái và Chiêng do hai người khiêng (ông Trống, ông Chiêng). Chiêng và Trống được đặt trên giá. Cứ một tiếng Trống kèm theo là một tiếng Chiêng đều đặn, âm vang rộn rã. Người đánh Trống

còn được gọi là Thủ hiệu là người chỉ huy đám rước làm nhiệm vụ đánh trống nhịp cho đám rước. Tiếp đến là phường bát âm với: đàn, sáo, nhị, kèn,… Sau phường bát âm là kiệu Long đình - là chiếc kiệu có mái, bên trong đặt ảnh Bác Hồ, trước khung ảnh đặt một bát hương và một mâm bồng đựng hoa quả,… Long đình do bốn thanh niên trai tráng trong làng khiêng (hay còn gọi là chân kiệu), đi bên cạnh bốn chân kiệu cịn có bốn thanh niên khác làm nhiệm vụ thay thế cho chân kiệu nào bị mệt. Đỉnh kiệu được trang trí một dải vải dài bng từ trên chóp đỉnh xuống tới chân kiệu,… Kiệu dùng để rước di ảnh của Thái úy Tô Hiến Thành là kiệu Bát cống, sử dụng 8 trai đinh khỏe mạnh chưa vợ để khiêng, đi bên cạnh cịn có 8 trai đinh làm nhiệm vụ thay phiên nhau khiêng kiệu cho Ngài. Trước di ảnh đặt một đĩa hoa quả lớn, cùng hương hoa và cờ lọng. Sau cùng là đồn người, đi đầu là các cụ ơng, cụ bà. Tiếp đến là đoàn Cựu chiến binh cùng toàn thể nhân, khách hành hương. Đoàn người đi rước kiệu đều giữ im lặng, nghiêm trang với nét mặt rạng ngời, vui mừng khi được tham dự lễ hội làng.

Khi làm lễ xong tại nhà thờ Tổ tại xóm Lẻ thì đồn rước bắt đầu quay trở về đền. Về đến sân đền, ơng Chủ tế cùng tồn bộ các ông trong ban tế tiến hành làm lễ tế hội đồng tại sân đền, lần lượt đưa bát hương, ảnh Bác Hồ và của Ngài vào trong đền.

Lễ dâng hương: Sau khi rước kiệu trở về sân đền thì tổ chức lễ dâng

hương các Ngài, trước tiên là các cụ cao niên, sau đó là chính quyền xã và cán bộ địa phương cùng các vị đại diện cho dòng họ, nhân dân địa phương vào dâng hương.

Khai mạc lễ hội: Tiếp đó làm lễ khai mạc lễ hội tại sân đền, qua đó báo

cáo thành tích và chiến lược phát triển của địa phương. Buổi tọa đàm diễn ra sôi nổi cùng với những bài phát biểu của chính quyền xã, cán bộ địa phương và các cụ đại diện cho tộc họ, phát biểu cảm tưởng.

Theo lịch lễ hội đúng 14h ngày 21 tháng Giêng tổ chức lễ tế. Nghi lễ tế được diễn ra trang trọng sau tiếng chng trống nổi lên thì khói hương nghi ngút tràn ngập khơng gian thiêng. Chiếu được trải từ gian giữa tòa Tiền tế tới hết gian đầu tòa Đại bái. Đội tế nam chuẩn bị sửa soạn quần áo nghiêm trang chỉnh tề. Lễ phục của ban tế là áo thụng xanh, tay áo dài rộng, cổ áo cao gấp đôi áo thường, tà và gấu áo may to, cài 5 khuy, đầu đội mũ, đi hài, Chủ tế mặc áo thụng đỏ, giầy đỏ.

Đội tế nam gồm 13 người, trong đó có 01 ơng Chủ tế, 02 ơng Xướng tế còn lại là Chấp sự. Người Chủ tế chỉ huy tất cả diễn trình các tuần tế. Khi bắt đầu tiến hành nghi lễ, ông Chủ tế bước vào thắp nhang và đọc văn tế nêu lên sự tích của các Ngài và tiến hành tế. Nghi lễ tế diễn ra trong một khoảng thời gian dài với khơng khí nghiêm trang, khói hương nghi ngút.

Lễ hội thường có tục ăn uống, chia phần lộc nhưng cũng có khác hơn so với trước. Ngày xưa chỉ có đàn ơng, chức sắc mới được ăn cỗ trong dịp lễ hội đền. Ngày nay thì có đầy đủ các thành phần nam, nữ, tập trung làm cỗ ăn uống ở đền để mời khách là lãnh đạo các địa phương lân cận cùng toàn thể nhân dân ở xa về tham dự.

3.1.3.2. Trò chơi trong lễ hội

Sau khi tiến hành xong lễ Đại tế thì đến khoảng 15h chiều cùng ngày phần hội được bắt đầu với các trò chơi dân gian truyền thống của người Việt như bắt vịt, thổi cơm thi, đánh cờ người, đập niêu,…, nhưng thu hút được đông đảo nhân dân trong lễ hội đền Văn Hiến là trò chọi gà.

+ Thi chọi gà

Chọi gà là một trò chơi dân gian rất hấp dẫn mọi người nhất là thanh thiếu niên. Để có một trận đấu hay người dân phải có sự chuẩn bị lâu dài. Từ lúc mua gà hay nuôi lớn phải dày công tập luyện, chăm sóc kĩ càng chờ đến ngày mở hội để mang ra so tài.

Địa điểm thi đấu là khoảng đất trống trước nghi mơn đền. Cuộc thi có Ban giám khảo, du khách tới xem hội và cả những tiếng trống cổ vũ không ngừng. Những cuộc tranh tài có thể kết thúc ngay trong “hồ” đầu tiên (mỗi hồ khoảng từ 10 đến 15 phút) nhưng cũng có thể qua nhiều “hồ” mới phân thắng bại. Kết thúc cuộc thi, con gà nào thắng sẽ nhận được giải thưởng và cờ danh dự kèm theo.

+ Đánh cờ người

Đánh cờ người là cuộc đấu trí giàu tính văn hóa giữa hai đối thủ trên cùng một bàn cờ tướng mà quân cờ ở đây là người thật. Người tham gia phải nhạy bén, thông minh mới giành được phần thắng, địa điểm diễn ra cuộc thi là tại sân đền, hình thức bàn cờ được kẻ vôi trắng với 32 quân cờ.

Một bên gồm 16 quân cờ là nam thanh niên mặc những bộ quần trắng áo lam ngồi trên ghế đẩu chờ lệnh, riêng tướng Ơng có lọng che.

Bên kia là nữ thanh niên sắm vai với áo mớ ba mớ bẩy, còn tướng Bà trơng rất uy nghi với cờ xí lọng xanh. Cũng như các hội thi cờ ở vùng khác, việc tuyển trọn Tướng Ông, Tướng Bà hay các quân sĩ đều phải đẹp người, đẹp nết (thường là các cháu học sinh cấp 2 và cấp 3 có dáng dấp đồng đều).

Các thí sinh bước vào trận, họ nhận cờ lệnh điều binh khiển tướng và theo sự giám sát của hai viên cán biện cầm trống khẩu. Tuy nhiên trong cuộc thi đấu đặc biệt này, khơng chỉ có những người tham gia thi đấu trí tính tốn kỹ lưỡng, mà khán giả cũng cân nhắc từng ly sao cho nước cờ của bên mình giành thế thượng phong. Cứ thế, cuộc thi cờ diễn ra rồi cũng đến hồi kết, người nào thắng trong trận chung kết thì sẽ được nhận thưởng.

+ Trò bắt Vịt, thổi cơm thi

Trò chơi này diễn ra ở hồ bán nguyệt trước cửa đền. Hai con Vịt cỏ được xuống hồ, trai làng cùng một lúc nhảy ào xuống người bơi, người ụp lặn bắt vịt.Trị chơi tưởng chừng dễ mà khó, có những lúc tưởng là bắt được vịt, mà lại để tuột mất khiến cho người trên bờ ùa lên vì tiếc nuối. Ai bắt được vịt

thì mang lên bờ, sau đó lại tiếp tục xuống ao tìm trứng Vịt, trứng Vịt được Ban tổ chức để dưới các cành tre, được cắm rất nhiều dưới đáy hồ, trong đó chỉ đặt có 2 quả trứng bất kỳ chỗ nào mà người chơi khơng biết do đó việc tìm được trứng là rất khó khăn. Khi đội chơi nào tìm thấy trứng thì mới được lên bờ chuẩn bị cho phần thi thổi cơm.

Nguyên liệu được ban tổ chức chuẩn bị sẵn là thóc, củi, chưa có lửa, chưa có nước. Các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm. Cuộc thi có ba bước: thi làm gạo, tạo lửa, lấy nước và thổi cơm. Mỗi đội gồm 10 người (cả nam và nữ), họ tự xay thóc, giã gạo, dần, sàng, lấy lửa, lấy nước và nấu cơm.

Bước 1. Thi làm gạo: các đội đổ thóc vào xay, giã, dần, sàng.

Bước 2. Thi kéo lửa và lấy nước: Lấy lửa từ chiếc máy lửa được đặt trên ngọn cây chuối được dựng thẳng đứng. Sau khi tìm thấy trứng các đội chơi phải cử người trèo cây chuối rất trơn để lấy lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km, nước chứa sẵn vào 4 cái chum, đợi người đến lấy mang về.

Bước 3, nấu cơm: Đội nào lấy được trứng, lửa, nước và gạo trước thì được bắt tay vào thổi (nấu) cơm trước. Với hình thức nấu cơm trên thuyền, thời gian từ 30 đến 40 phút, đội nào nấu xong sớm nhất, cơm chín tới, trứng cũng chín thì đạt giải và dâng lên tế các Ngài. Đây vừa là trị chơi vừa là trị diễn mơ phỏng lại một thời kỳ nhân dân Hạ Mỗ cùng Thái úy Tô Hiến Thành đi đánh giặc Chiêm Thành mà bản thân dân làng Hạ Mỗ là người đảm nhận công tác hậu cần cho tồn qn. Ngồi ra trị chơi cũng tạo ra rất nhiều tiếng cười sảng khoái, vui vẻ thể hiện ước muốn về cuộc sống no đủ.

+ Trò đập niêu

Đập niêu là một trong số các trò chơi mang đậm nét dân gian của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Luật chơi khá đơn giản, những người tổ chức trò chơi treo một chiếc niêu đất lên ngang tầm với mặt người, nhiệm vụ của người chơi là phải đập vỡ nó với một chiếc gậy và chỉ được đập một lần, nếu đập lần 2 là bị

sai luật và thua cuộc. Tuy nhiên, người chơi phải bịt mắt, đứng cách xa chiếc niêu vài mét trước khi tiến lại gần để đập vỡ niêu.Cái khó của người chơi chính là bị bịt mắt và khơng xác định được đúng vị trí treo chiếc niêu. Mặc dù có sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các khán giả đứng xung quanh nhưng không phải ai cũng đến được đúng chỗ cần đến.

Tuy vậy, đối với những người chơi và khán giả, đập trúng niêu hay không đập trúng đều không quan trọng. Điều quan trọng nhất khi tham gia trò chơi là sự vui vẻ. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ. Người chơi sẽ đọc thật to món q mà mình nhận được, có khi là một phong bao lì xì, một chiếc bánh chưng, một gói kẹo hay một chùm bóng bay, cũng có khi phần thưởng chỉ là một tràng pháo tay của đông đảo dân làng đến xem, cổ vũ,… Trong những ngày diễn ra lễ hội, đập niêu ln là trị chơi thu hút được số lượng người dân tham gia đông đảo. Điều này cho thấy việc tổ chức trị chơi có ý nghĩa rất tích cực, nhất là trong việc gìn giữ một nét truyền thống văn hố của dân tộc ta. Khơng chỉ có dân làng Hạ Mỗ thích chơi đập niêu mà cịn có cả khách

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền Văn Hiến (Xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)