Chương 3 : LỄ HỘI VÀ NHỮNG NGÀY LỄ ĐỀN VĂN HIẾN
3.1. Lễ hội đền Văn Hiến
3.1.2. Chuẩn bị lễ hội
Lễ hội đền Văn Hiến đã có truyền thống từ lâu đời, tùy theo từng thời kỳ và tình hình kinh tế thời xưa mà các chức sắc trong làng quy định thời gian và quy mô của lễ hội. Ngày nay, để chuẩn bị lễ hội, trước tiên cho tổ chức họp chi bộ Đảng để xin ý kiến chỉ đạo của Đảng, tổ chức họp các cụ, đồng thời triển khai họp dân thơng qua các đơn vị, đồn thể để bầu ra ban tổ chức phối hợp với ban khánh tiết tổ chức lễ hội.
Ban tổ chức bao gồm: Lãnh đạo chính quyền địa phương phối hợp ban văn hóa của xã. Ban khánh tiết gồm: Các cụ trong ban quản lý di tích, các cụ cao tuổi được bầu ra để đảm nhiệm việc hành lễ.
Trong làng mỗi tộc họ cử ra một người hoặc mỗi cụm dân cư cử ra một người, có thể là ơng trưởng tộc hoặc là ơng cụm trưởng hay người được giao trách nhiệm trông coi nhà thờ có nhiệm vụ là người trực tiếp liên hệ với những đồng hương đi làm ăn, công tác, học tập và định cư xa. Trước ngày tổ chức lễ hội 15 ngày, chính quyền địa phương thơng qua kế hoạch tổ chức lễ hội và thông báo cho các trưởng họ để báo cho con em trong quê hương xa gần về dự lễ hội. Theo lệ, năm nào cũng vậy, khi nhận được thông báo của người thay mặt tộc, họ thì mọi người đều chuẩn bị sắp xếp công việc, thời gian để về dự lễ hội làng.
Tiếp đến cách lễ hội khoảng gần 10 ngày, Ban lãnh đạo xã cùng các cụ cao tuổi trong làng tổ chức họp mặt để chuẩn bị cho lễ hội. Trong buổi họp bàn về việc chọn người rước kiệu. Theo quy định thì đối với nam tuổi từ 18 đến 25, chưa vợ, khỏe mạnh. Nữ phải là người sống đức độ, giữ giới thanh tịnh, chưa chồng. Trước khi vào lễ hội một ngày phải họp mặt để điểm quân và xét xem có thay đổi gì khơng.
Tiếp theo là việc chọn Chủ tế. Là người điều hành tồn bộ cơng việc tế tự của hội nên phải chọn người khỏe mạnh, có kinh nghiệm trong tế lễ, dung
mạo nghiêm trang, gia đình êm ấm, được dân làng kính trọng. Bốn vị bồi tế giúp chủ tế và trông Chủ tế mà lễ, một vị Đông xướng (đứng bên hữu) chuyên xướng “bái” (lạy), một vị Tây xướng (đứng bên tả) chuyên xướng “hưng” (đứng dậy). Hai vị này đứng bên hương án để xướng lễ; một vị Điểu văn (người viết văn); một vị Đọc chúc (người đọc văn); hai vị Nội tán đứng hai bên Chủ tế, dẫn chủ tế khi ra vào; hai vị Đồng văn là người đánh chiêng và người đánh trống. Ngồi ra cịn một số chấp sự đứng hai bên phục vụ việc dâng rượu, dâng hương, bưng văn tế, hóa tế... Lễ phục của ban tế là áo thụng, Chủ tế mặc áo đỏ, Chấp sự mặc áo xanh, tay áo dài rộng, cổ áo cao gấp đôi áo thường, tà và gấu áo may to, cài 5 khuy, đầu đội mũ, đi hài.
Đội rước: Để lễ rước Thái úy Tơ Hiến Thành được chu tất, ngồi việc chọn người cho đội tế, Ban tổ chức phải lựa chọn nguồn nhân lực cho đội rước. Đội rước gồm rất nhiều thành phần khác nhau như: người cầm Cờ, người cầm Quạt, Lọng, Chấp kích, Bát bửu, khiêng kiệu, đánh Trống, đánh Chiêng, múa Lân, đội An ninh... Riêng đối với đội khiêng kiệu, chỉ chọn những thanh niên khoẻ mạnh, nữ tú đồng trinh.
* Trang phục cho lễ hội
Lễ hội là sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt văn hố mang đậm bản sắc dân tộc. Ðó là lúc mà q trình giao tiếp diễn ra đậm đặc nhất, vì vậy khi tham gia lễ hội ai cũng chuẩn bị cho mình những bộ trang phục đẹp nhất, trang trọng nhất. Cùng với cờ, biển, trống hội thì lễ phục được coi là một phần khơng thể thiếu làm nên lễ hội. Nó giúp người ta phân biệt một đám đông náo nhiệt với lễ hội vốn diễn ra ở những chốn tôn nghiêm, mang màu sắc tâm linh.
* Đồ thờ phục vụ cho lễ hội
Sáng ngày chính hội dân làng chuyển đồ thờ có liên quan đến lễ rước ra sân đền. Đồ thờ gồm: Kiệu, Tàn, Lọng, Bát bửu, Chấp kích,… Nếu trời mưa thì các đồ thờ cũng không được cất vào trong đền. Theo quan niệm
của dân làng, nếu có mưa chứng tỏ điềm lành, báo hiệu một năm mưa thuận gió hịa.
* Lễ vật dâng cúng
Việc lựa chọn vật phẩm tế cũng rất tỉ mỉ, cầu kỳ như sắm sửa lễ chay gồm có hương, hoa, trà, trái cây, oản, các sản vật nổi tiếng của quê hương,… Lễ mặn gồm có gà, lợn, gạo, muối,… Tất cả được phân công cụ thể cho từng cụm dân cư chuẩn bị lễ vật được giao.