Đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp Thái úy Tô Hiến Thành

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền Văn Hiến (Xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) (Trang 32 - 34)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ XÃ HẠ MỖ

1.2. Tiểu sử, sự nghiệp của Thái uý Tô Hiến Thành

1.2.3. Đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp Thái úy Tô Hiến Thành

Tơ Hiến Thành là một tấm gương lớn về lịng trung nghĩa chính trực, góp phần quan trọng tạo dựng sự ổn định, phát triển của vương triều Lý. Sử thần Ngơ Sĩ Liên trong “Đại Việt sử ký tồn thư” có lời bàn: “Tơ Hiến Thành nhận việc ký thác con cơi, hết sức trung thành, khéo xử trí biến cố, như cột đá giữa dịng, tuy bị sóng gió lay động, vỗ dập mà vẫn đứng vững khơng chuyển, khiến trên yên dưới thuận, không thẹn với phong độ của bậc đại thần xưa. Huống chi đến lúc sắp chết cịn vì nước tiến cử người hiền, khơng vì ơn riêng…Thái hậu khơng dùng lời nói của Tơ Hiến Thành là việc khơng may cho nhà Lý vậy”.

Trong cuốn Kỷ yếu “Hội thảo Danh nhân Tô Hiến Thành cuộc đời và sự nghiệp” do Sở văn hóa thơng tin Hà Tây tổ chức năm 1999, có nhiều bài tham luận của các nhà khoa học như GS.TS. Tô Ngọc Thanh, PGS.TS. Phan Khanh, GS. Lê Văn Lan, PTS. Bùi Xuân Đính, Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, GS. Hà Văn Cầu, GS. Trần Quốc Vượng,…, cùng nhiều tác giả khác thảo luận và có những nhận định khách quan về cuộc đời và sự nghiệp của Thái úy Tô Hiến Thành. Trong đó GS. Trần Quốc Vượng tổng kết cuộc hội thảo với 7 vấn đề:

“Vấn đề thứ nhất: Quê hương Tô Hiến Thành là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội).

Vấn đề thứ hai: Quê vợ Tơ Hiến Thành. Phu nhân họ Lã ở đình Lạc Thị

nay thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Vấn đề thứ ba: Năm sinh và ngày mất của Tơ Hiến Thành. Về năm sinh

thì đến nay vẫn chưa rõ. Ngày mất là ngày 12 hoặc ngày 22 tháng Sáu âm lịch năm Kỷ Hợi hiệu Trinh Phù thứ 4, tức năm 1179.

Vấn đề thứ tư: Học vị của Tơ Hiến Thành. Ơng đỗ Thái học sinh (tức

Vấn đề thứ năm: Công trạng của Tô Hiến Thành. Có thể khẳng định

rằng ơng là người tài đức kiêm tồn, là cây cột trụ cái của hai triều vua cuối Lý là Lý Anh Tông, Lý Cao Tông.

+ Ngài đã giữ được kỷ cương triều chính suốt hai đời vua triều Lý. + Qua ghi chép súc tích của sử sách, ta biết được Tô Hiến Thành là người văn võ kiêm toàn. Về võ, ngài có cơng lớn trong việc dẹp nội loạn và giữ vững miền biên giới phía Tây và phía Nam của Tổ quốc Đại Việt. Ngài đã có cơng lớn trong việc tổ chức khẩn hoang miền biển ở Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… Ngài là người có cơng lớn phát triển văn hiến Việt Nam. Về đạo đức, Ngài là người ngay thẳng, chính trực, thanh cao có quan điểm dùng người hiền tài phụng sự cho đất nước. Ngài đã nêu một tấm gương sáng về một con người khơng vì ý kiến gây sức ép của bậc trên mình mà làm thay đổi chính kiến của mình, khơng vì lợi ích cho cá nhân mình (khơng nhận của đút lót) mà làm thay đổi lời ủy thác của vua, đề cao trách nhiệm và chức phận của người làm quan.

Vấn đề thứ sáu: Đánh giá chung tầm vóc Tơ Hiến Thành. Vua Trần Nghệ

Tông, đại diện cho vương triều nhà Trần đã đề cao và đánh giá công lao xứng đáng của ông với vương triều Lý, coi ông sánh vai với các bậc Chu Cơng, Hoắc Quang, Khổng Minh có cơng lớn giúp các đế chế ở Trung Quốc. Đây là lời đánh giá rất cao và rất thỏa đáng về tầm vóc Đức Tơ Hiến Thành. Ngồi ra nhiều bản tham luận đã đề cập tới việc hơn 200 nơi lập đình, đền thờ Tơ Hiến Thành là vị thần bảo trợ cho dân ở địa phương, chứng tỏ từ hàng mấy trăm năm nay nhân dân đã tôn vinh Đức Tô Hiến Thành là phúc thần của dân.

Vấn đề thứ bảy: Trách nhiệm của chúng ta. Cuộc hội thảo này chẳng

những có ý nghĩa khoa học, mà cịn có tính thời sự sau khi Nghị quyết 3 của Trung ương Đảng ra đời về xây dựng nhà nước và chiến lược cán bộ. Trách nhiệm của chúng ta là phải bảo vệ, tôn tạo Văn Hiến Đường ở xã Hạ Mỗ, biến nơi đây thành một nhà truyền thống về danh nhân Tô Hiến Thành, thành điểm du lịch văn hóa, điểm giáo dục truyền thống đối với các thế hệ hôm nay và

mai sau. Cần tạo ra mối giao lưu giữa các di tích thờ Đức Tơ Hiến Thành để trao đổi thông tin, bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích thờ Đức Tô Hiến Thành trong đời sống cộng đồng đương đại”.

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền Văn Hiến (Xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)