Lịch sử đền Văn Hiến

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền Văn Hiến (Xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) (Trang 34 - 36)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ XÃ HẠ MỖ

1.3. Lịch sử đền Văn Hiến

Đền Văn Hiến xưa là văn chỉ thờ Khổng Tử, là nơi biểu dương các danh nhân khoa bảng trong làng. Ở đây có văn bia ghi lại lịch sử xây dựng đền, lý do xây dựng, tên tuổi, công lao của các bậc tiên hiền và những đóng góp tiền của để cơng đức cho dân làng. Văn bia cho biết: “Từ đời Thành Thái Tổ (Vua Thành Thái) trở về trước Văn Hiến Đường này chưa có. Bia cịn đặt bên bờ ruộng khoa trường, ngồi nhà để bia bốn bề gió lộng. Những bậc lừng khoa danh, nổi sự nghiệp đều dựng miếu phụng thờ ở văn chỉ hàng huyện vậy mà ở nơi làng xưa quê cũ chỉ có một tấm bia tàn chốn đồng hoang nội vắng. Chỉ có kẻ chăn trâu cắt cỏ qua lại. Ngày 26 tháng Chạp trời mưa to gió lớn ngập tràn nơi để bia, ầm ầm trời đất rung động. Lát sau mưa tạnh thì nền đá vỡ, cột bia gãy mà tấm bia vẫn sừng sững đứng nguyên giữa trời quang. Trong nhà Văn Hiến ấy, bia lớn sánh đôi, tượng xưa nghiêm nghị là thánh tích hai vị tướng công họ Tô, Đỗ, bậc tiên hiền của xã ta…”.

Theo như tấm bia đá Văn Hiến Đường Bi Ký đặt trong nhà che bia, nội dung bia ghi quá trình xây dựng đền, lập bia và miêu tả cảnh đền cũng như lịch sử ra đời bộ sách “Cổ kim truyền lục”. Trên văn bia còn ghi lại lý do xây lại đền (Xưa tại đền chỉ có một tấm bia đá và che chắn bởi nán lá, năm Mậu Thìn nên hiệu Bảo Đại thứ ba đời sống nhân dân bớt phần cực nhọc do đó nhân dân đã quyên góp tiền của và cơng sức xây dựng đền gồm có tịa Đại bái và Hậu cung, nhà che bia và mộ Thái úy Tô Hiến Thành), tên tuổi, công lao của các bậc tiên hiền. Bia dựng ngày 12 tháng 6 năm Mậu Thìn niên hiệu Bảo Đại thứ ba (1928) - dương lịch ngày 28 tháng 7 năm 1928.

Đền Văn Hiến nằm bên hữu ngạn sông Nhuệ cổ. Cảnh sắc tạo cho di tích sự gắn bó hịa nhập với phong cảnh đẹp đẽ bao quanh. Các kiến trúc

chính của đền được xây dựng theo hướng Nam. Sau lần tôn tạo năm 2005, quy hoạch mặt bằng nhà đền và nhà mẫu chuyển sang phía trái. Khu “Tơ Vương lăng Thái sư mộ” nhìn thẳng nhà bia “Văn Hiến Đường bi ký” bên hồ bán nguyệt. Gian giữa nhà tiền tế chiếu trực diện trung tâm khuôn viên đền Văn Hiến. Từ khi xây dựng, đền Văn Hiến đã được tu bổ nhiều lần nhưng lần tu bổ có quy mơ lớn và gần đây nhất diễn ra năm 2005.

Tiểu kết chương 1

Hạ Mỗ là vùng đất cổ, có vị trí quan trọng về chính trị, qn sự và kinh tế, nằm gần khu vực ngã ba giao giữa sơng Hồng, sơng Đáy và sơng Nhuệ - đóng vai trị là đường giao thông huyết mạch, đồng thời là đường trung chuyển và giao lưu văn hóa của vùng này với khu vực thượng nguồn. Dân cư tới đây quần tụ dựng làng sinh sống từ rất sớm với nghề nghiệp chủ yếu là trồng lúa, hoa màu và một số ngành nghề thủ công.

Thái úy Tô Hiến Thành là người sinh ra và lớn lên tại vùng đất Ô Diên xưa, nay là xã Hạ Mỗ. Ông là người văn võ song tồn, có nhiều cơng lao to lớn với dân với nước. Đền Văn Hiến được khởi dựng năm 1928 là nơi dân làng Hạ Mỗ phụng thờ ông cùng với các nhân vật tiêu biểu khác về truyền thống hiếu học và yêu quê hương, đất nước.

Với truyền thống lịch sử lâu đời, Hạ Mỗ ngày nay là một vùng q thanh bình, nhiều di tích có giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học đã và đang phát triển nhanh, bền vững. Những giá trị văn hóa truyền thống ngày càng được phát huy, lan tỏa sâu rộng vào đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền Văn Hiến (Xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)