Thực trạng lễ hội đền Văn Hiến

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền Văn Hiến (Xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) (Trang 99 - 101)

Chương 3 : LỄ HỘI VÀ NHỮNG NGÀY LỄ ĐỀN VĂN HIẾN

3.4. Bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội đền Văn Hiến trong đời sống

3.4.2. Thực trạng lễ hội đền Văn Hiến

+ Tích cực

Lễ hội đền Văn Hiến nói riêng và lễ hội nói chung đều phản ánh sự cố kết của một cộng đồng, nhìn vào đó, ta có thể thấy được tinh thần đoàn kết cư dân trong vùng. Lễ hội diễn ra với sự tham gia của cả làng Hạ Mỗ, những người con xa quê cũng thu xếp công việc để trở về dâng lên Thái úy Tô Hiến Thành nén hương thành kính, đồng thời cũng là dịp gặp lại những người thân, họ hàng, mở rộng quan hệ cộng đồng.

Để lễ hội diễn ra được thành công tốt đẹp, chính quyền địa phương cùng đại diện nhân dân trước đó đã tổ chức các cuộc họp, bàn về kế hoạch tổ chức, dự trù kinh phí. Mọi người không phân biệt già trẻ, trai gái, ai cũng hăng hái tự nguyện tham gia đóng góp cơng sức, tiền của cho lễ hội. Chương trình lễ hội được thơng báo cho dân làng biết, đảm bảo sự công bằng, công khai, minh bạch.

Bên cạnh đó, để đảm bảo trật tự, an ninh trong những ngày hội, lực lượng an ninh xã, thôn được huy động tối đa để đảm bảo cho lễ hội diễn ra

văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc, đồng thời bắt kịp với nếp sống hiện đại. Lễ hội diễn trong khơng khí thanh bình, vui tươi, nhộn nhịp, phấn chấn lòng người, đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng cũng như vui chơi giải trí của người dân.

Ngoài ra lễ hội đền Văn Hiến hiện nay đã có nhiều nét biến đổi so với lễ hội xưa, tôi nhận thấy về cơ bản lễ hội được tổ chức với nghi lễ long trọng, có sự tiếp thu chọn lọc những yếu tố truyền thống của lễ hội xưa. So với lễ hội xưa, lễ hội đền Văn Hiến hiện nay có một số điểm thay đổi như sau:

- Việc tổ chức lễ hội đã được hội người cao tuổi và cán bộ văn hóa xã đảm nhận nên lễ hội được diễn ra có trình tự. Mọi người tham gia vào lễ hội đều hiểu rõ được trách nhiệm của mình nên lễ hội diễn ra trật tự khơng có trường hợp lộn xộn gây mất trật tự, an ninh công cộng. Cơng tác tổ chức có nhiều đổi mới, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Số lượng người tham dự lễ hội đông hơn và khách thập phương về nhiều hơn.

- Ngồi các trị chơi như bắt Vịt, thổi cơm thi, Đánh cờ người, Đập niêu, Leo cầu tre,…, và các trò diễn như ca hát, múa, diễn kịch,…, thì hiện nay còn du nhập thêm những trò chơi mới hiện đại, mang nhiều tính chất thể thao, giải trí bổ ích.

+ Hạn chế

- Một số trò chơi như: Chọi gà, Đánh cờ người, đã bị các đối tượng xấu lợi dụng để cá cược ăn tiền, những hiện tượng lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan vẫn còn tồn tại ít nhiều làm giảm đi những giá trị tốt đẹp truyền thống của lễ hội.

- Bên cạnh đó, các hoạt động lễ hội diễn ra cịn chồng chéo, khơng gian tổ chức lễ hội còn tản mạn, chưa có hệ thống. Cụ thể là có những trị chơi được diễn ra ở đền, có những trị lại được diễn ra ở bãi đất gần đền trong cùng một thời gian. Vì vậy khơng đảm bảo được tính thống nhất trong lễ hội.

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền Văn Hiến (Xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)