Giá trị của hệ thống di tích – danh thắng khu vực hồ Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Quản lý di sản văn hoá vùng hồ quỳnh nhai sơn la phục vụ phát triển du lịch (Trang 30 - 35)

1.3.1. Các giá trị về môi trường sinh thái tự nhiên

Từ khi Thủy điện Hịa Bình khởi cơng xây dựng, hoàn thành sau 20 năm sau, Thủy điện Sơn

La - thủy điện lớn nhất Đông Nam Á đi vào hoạt động, đã tạo nên vùng lòng hồ mênh mông rộng tới 21.000 ha (thuộc địa phận Sơn La), trong đó, diện tích lịng hồ thủy điện Sơn La khoảng 13.000 ha và

thủy điện Hịa Bình (thuộc địa phận tỉnh Sơn La) là 7.900 ha, trải rộng trên địa bàn 8 huyện, 44 xã của Sơn La, với hàng trăm hịn đảo lớn, nhỏ, ví như một vịnh Hạ Long trên vùng cao Tây Bắc.

Riêng vùng hồ thủy điện Sơn La thuộc địa phận huyện Quỳnh Nhai với tổng diện tích mặt hồ trên 10.500ha, chiều dài dọc vùng lòng hồ khoảng 52km thuộc địa bàn 09 xã, cùng với đó là sự xuất hiện của hàng ngàn đảo lớn nhỏ trên mặt hồ đã tạo ra một thắng cảnh non nước hữu tình mà người ta vẫn gọi là “Hạ Long cạn” đã tạo nên cho Quỳnh Nhai một diện mạo hoàn toàn mới.

Hệ sinh thái vùng hồ dần được hình thành và phát triển đặc biệt kể tới đó là diện tích mặt hồ rộng lớn và trữ lượng nước khổng lồ đã làm cho hệ động thực vật phát triển mạnh mẽ đặc biệt là các loại tôm cá và hệ sinh thái nước ngọt được phát triển. Lịng hồ điều tiết khí hậu làm cho khí hậu của khu vực Quỳnh Nhai biến đổi theo chiều hướng có lợi như nhiệt độ giảm đáng kể, hạn chế gió Lào, tăng cường độ ẩm. Đặc biệt hơn nhân dân khu vực ven hồ đã thích nghi và tận dụng ngay nguồn lợi từ lượng nước ngọt và diện tích mặ hồ khơng lồ đem lại như nuôi trồng đánh bắt hải sản, đã góp phần rất lớn trong cơng tác ổn định tái định cư và phát triển kinh tế; các hợp tác xã nông nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản đã được quan tâm khai thác. Tạo dựng một nghề mới với quy hoạch vừa phát

cùng lớn để khai thác danh thắng cảnh quan sinh thái phát triển các sản phẩm du lịch lòng hồ tạo nên nền kinh tế mũi nhọn cho huyện Quỳnh Nhai.

1.3.2. Các giá trị về văn hoá tộc người

Theo các nhà nghiên cứu, di cốt được tìm thấy ở vùng hồ thủy điện Sơn La thuộc nền văn hóa

Phùng Nguyên, cách đây khoảng 4.000 năm về trước. Khẳng định Quỳnh Nhai là vùng đất đã xuất hiện người cổ sinh sống và là huyện có lớp văn hóa dày dặn với nhiều bản sắc văn hóa độc đáo.

Dân tộc Thái chiếm đa số trong 7 dân tộc sinh sống tại Quỳnh Nhai đặc biệt là người Thái

dòng họ Điêu gồm hai nhánh “Điêu văn” và “Điêu Chính” là một dịng họ rất lớn, dòng họ gốc của người Thái tại Quỳnh Nhai. Bằng kinh nghiệm sống mà cha ơng đã tích lũy làm cho văn hóa dân tộc

Thái trở nên đặc sắc. Họ có ngơn ngữ riêng đặc biệt có chữ viết ghi lại được lịch sử của dân tộc mình.

Bằng cách tác động hịa hợp với mơi trường tự nhiên (sông suối và rừng – mặt hồ) ngay từ rất sớm người Thái đã biết trồng lúa nước và sinh sống tại các thung lũng ven sông suối tạo cho họ có

cách ứng xử hài hịa với tự nhiên từ ăn, ở, mặc và những lễ hội, nét văn hóa độc đáo. Ngày nay, các di sản văn hóa đó được bảo tồn và phát triển tạo thành những sản phẩm du lịch đặc trưng riêng biệt cho khu vực lòng hồ Quỳnh Nhai đặc biệt là các giá trị di sản văn hóa dân gian phải kể tới như: Xoè Thái

rất phong phú với nhiều điệu xoè như: xoè tay, xoè hoa, x khăn, xịe nón, xịa sạp…”…Khơng xịe

thì như mây khơng bay/ khơng xịe thì như nước suối ngừng chảy/ khơng xịe khơng tốt lúa/ khơng x thóc cạn bồ/ khơng x trai gái khơng thành đơi…” (Dân ca Thái).

Chính vì thế, xịe đã trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong các lễ hội của người Thái; xịe đã góp phần ni dưỡng và chắp cánh những tâm hồn, làm cho con người gần gũi, gắn bó chan hồ với nhau hơn, thêm tin yêu vào cuộc sống và quê hương đất nước mà chính họ thêm phần góp sức dựng nên. Ngoài những giá trị nghệ thuật, xoè Thái cịn là một sinh hoạt cộng đồng mà ở đó khi đã vào vịng x con người hết sức bình đẳng với nhau cùng nhau cộng cảm mà không phân biệt đẳng cấp, địa vị giàu sang hay nghèo hèn. Nghệ thuật trang phục của người Thái với những chiếc váy, áo cóm đặc biệt là khăn Piêu là những sản phẩm hết sức độc đáo.

Nói tới văn hố Quỳnh Nhai khơng thể khơng kể đến văn hóa của các dân tộc khác nhau chung sống khá lâu đời với người Thái ở Quỳnh Nhai như: Mường, H’Mông, Khơ Mú, Dao, La Ha,

Kháng… Các dân tộc sinh sống hòa hợp với những màu sắc văn hóa riêng biệt đã tạo lên cho Quỳnh Nhai một sức sống mãnh liệt, đương đầu với những khó khăn đã trải qua của lịch sử.

Các nét văn hóa độc đáo của các dân tộc Mường, H’Mơng, Khơ Mú, La Ha, Kháng qua các phong tục tập quán, lễ hội cho đến phương pháp canh tác và nhà ở truyền thống đã tạo nên một bức tranh văn hóa đa màu sắc có sức cuốn hút kỳ lạ với du khách. Đặc biệt là loại hình du lịch khám phá,

du lịch văn hóa. Trong kho tàng di sản văn hóa của các dân tộc anh em trên đất Quỳnh Nhai, phải kể tới các lễ hội đặc sắc của các dân tộc Mường, H’Mông, Khơ Mú, Dao, La Ha, Kháng được tổ chức rộng khắp trên địa bàn huyện. Lễ hội cùng với nét văn hóa riêng biệt mang đậm bản sắc văn hoá dân

tộc đã trở thành những sản phẩm du lịch mang giá trị đặc sắc, là điểm tựa rất quan trọng để Quỳnh

Nhai bảo tồn và khai thác, phát triển các loại hình du lịch hiện nay.

1.3.3. Các giá trị về lịch sử

Quỳnh Nhai là địa bàn có con người cư trú sớm, thời Hùng Vương, Quỳnh Nhai thuộc bộ Tân Hưng, thời Lý thuộc lộ Đà Giang, thời Trần thuộc châu Ninh Viễn, thời Lê thuộc trấn Gia Hưng, khoảng từ giữa thế kỷ XV, châu Quỳnh Nhai thuộc phủ An Tây, đến triều Nguyễn thuộc tỉnh Hưng Hoá.

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, đến tháng 4/1890, chúng chiếm được Lai Châu và đặt tiểu khu Lai Châu trong chế độ quân quản. Ngày 10/10/1895 chúng sáp nhập tiểu khu Lai Châu và tiểu khu Vạn Bú thành tỉnh Vạn Bú. Ngày 23/8/1904 tỉnh Vạn Bú đổi thành tỉnh Sơn La. Ngày 26/8/1909, tồn quyền Đơng Dương ra nghị định thành lập tỉnh Lai Châu (tách từ tỉnh Sơn La) bao gồm các Châu: Quỳnh Nhai, Lai Châu, Điện Biên, phủ Luân Châu và phủ Tuần Giáo. Quỳnh

Nhai lúc này có 3 xã: Chiềng Phung, Pác Ma, Mường Giơn.

Năm 1945, Quỳnh Nhai là châu duy nhất của tỉnh Lai Châu giành được chính quyền vào ngày 18/10/1945. Sau khi thực dân Pháp quay lại đánh chiếm nước ta, nhân dân Quỳnh Nhai đã cùng cả nước anh dũng tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ngày 10/10/1949, Ban cán sự Đảng Lai Châu ra đời, phong trào kháng chiến của nhân dân các dân tộc Quỳnh Nhai đã có tổ chức Đảng địa phương lãnh đạo. Ngày 01/8/1950, Ban cán sự Đảng Lai Châu ra nghị quyết thành lập Ban cán sự Đảng huyện Quỳnh Nhai trực tiếp chỉ đạo phong trào kháng chiến ở huyện. Ngày 01/8/1951, Ban cán sự Đảng Lai Châu ra nghị quyết thành lập Ban cán sự Đảng liên huyện Quỳnh Nhai – Sìn Hồ và Uỷ ban kháng chiến liên huyện Quỳnh - Hồ. Các xã lúc này được đặt lại tên theo khu kháng chiến: Chiềng Phung gọi là xã Hưng Thịnh, Pác Ma gọi là Đà Giang, Mường Giôn gọi là Phú Cường.

Năm 1952, trong chiến dịch Tây Bắc, Quỳnh Nhai được giải phóng đã tạo điều kiện thuận lợi, là bàn đạp vững chắc cho đoàn quân Tây Tiến tiến vào giải phóng Lai Châu. Ngày 07/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hồ bình được lập lại trên miền Bắc nước ta. Lúc này xã Chiềng Phung được chia thành 3 xã: Mường Chiên, Nặm Cà Nàng (còn gọi là Phú Thịnh) nay là xã Cà Nàng, Chiềng Pha (sau đổi là Pha Khinh).

Năm 1955, thành lập Khu tự trị Thái Mèo (sau đổi là Khu Tây Bắc), châu Quỳnh Nhai trực thuộc khu. Năm 1957, xã Pác Ma được tách làm 2 xã là Pác Ma (sau gọi là Pắc Ma) và Chiềng Ơn.

Ngày 24/12/1962, theo quyết định của Chính phủ, thành lập lại các tỉnh: Sơn La, Lai Châu và thành lập mới tỉnh Nghĩa Lộ trực thuộc Khu Tây Bắc. Quỳnh Nhai là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Sơn La, từ đó huyện lỵ Quỳnh Nhai được đặt tại xã Mường Chiên.

Theo quyết định của Quốc hội, Quỳnh Nhai là huyện trọng điểm trong công tác di chuyển dân tái định cư cho cơng trình thuỷ điện Sơn La, tồn bộ địa phận huyện lỵ cũ nằm sâu dưới lịng hồ sơng Đà, nên đến tháng 7/2009 huyện lỵ đã di chuyển đến Phiêng Lanh - địa bàn của xã Chiềng Bằng và

ngày nay Phiêng Lanh đang được xây dựng trở thành thị trấn của huyện.

Với bề dày lịch sử trong quá trình xây dựng và phát triển, cùng với truyền thống văn hóa

Quỳnh Nhai đã có những đóng góp khơng nhỏ trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ kinh

nghiệm sống, tình yêu thiên nhiên, con người đã tạo nên cho Quỳnh Nhai những giá trị văn hóa lịch sử tiêu biểu phục vụ phát triển kinh tế xã hội và là cơ sở nền tảng phát triển kinh tế du lịch hiện tại và tương lai.

1.3.4. Các giá trị kinh tế và kinh tế du lịch

Từ khi Thủy điện Sơn La - thủy điện lớn nhất Đông Nam Á đi vào hoạt động, đã tạo nên vùng lịng hồ mênh mơng rộng tới 21.000 ha (thuộc địa phận Sơn La), trong đó, diện tích lịng hồ thủy điện Sơn La khoảng 13.000 ha và diện tích mặt hồ tại Quỳnh Nhai là 10.500ha, chiều dài dọc vùng lòng hồ khoảng 52km, nước hồ dâng rộng tới cả nghìn ha chứa đựng nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế,

du lịch.

Về kinh tế

Các mơ hình kinh tế mới được phát triển mạnh mẽ như nuôi trồng chế biến thủy sản, các hợp

tác xã nuôi trồng thủy sản với sự kết hợp của khoa học kỹ thuật với kinh nghiệm của người dân tạo ra một hoạt động kinh tế mới mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân.

Trữ lượng nước dồi dào, khí hậu ơn hịa và thay đổi theo hướng có lợi cho việc sản xuất nơng nghiệp, cây cơng nghiệp vùng lịng hồ đặc biệt là trồng các loại cây lương thực ngắn ngày. Vận tải đường thủy nội địa phát triển trong khu vực từ Hịa - bình Sơn La – Lai Châu là cơ hội để giao thương phát triển hàng hóa.

Các doanh nghiệp có cơ hội xúc tiến đầu tư trong nhiều lĩnh vực như nuôi trồng thủy sản; Du lịch nghỉ dưỡng, các công ty tổ chức điều hành các tour du lịch nội địa và du lịch quốc tế.

Về phát triển du lịch

Khai thác diện tích lịng hồ với hệ sinh thái và thắng cảnh tự nhiên cùng với hệ thống di sản văn hóa mà các dân tộc sinh sống lâu đời ở đây tích lũy là nguyên liệu đặc biệt quan trọng cho đầu vào của ngành du lịch.

Vận dụng hợp lý, khai thác bền vững các giá tri di sản văn hóa và danh thắng là yếu tố cốt lõi để phát triển du lịch khu vực lòng hồ Quỳnh Nhai trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Kết nối liên kết du lịch vùng và du lịch quốc tế có điều kiện phát triển mạnh mẽ đặc biệt là việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng sẽ đưa Quỳnh Nhai thành một địa chỉ đỏ trong cung du lịch Tây bắc. Địi hỏi cần có sự quan tâm đồng bộ nhiều bên liên quan với Quy hoạch phát triển tổng thể từ trung ương tới địa phương nhằm định hướng phát triển du lịch trên cơ sở các giá trị di sản theo hướng bền vững.

Tiểu kết

Chương 1 đã hệ thống khái quát những quan niệm cơ bản văn hóa về di sản văn hố, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; làm rõ khái niệm về quản lý, quản lý văn hóa, quản lý di sản văn hóa, khái niệm về du lịch, phát triển du lịch bền vững. Đồng thời luận văn cùng đi sâu phân tích khái niệm quản lý và trình bày quan niệm quản lý gắn với phát triển kinh tế du lịch. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa di sản văn hố (di tích, danh thắng) với phát triển du lịch bền vững, phân tích những nội dung quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch và Các nguyên tắc quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, luận văn đã khẳng định rằng: Di sản văn hóa với những giá trị nhân văn sâu sắc qua các thế hệ cha ơng đã tích lũy, bằng việc tác động vào tự nhiên trải suốt hàng ngàn năm lịch sử để hình thành các kỹ thuật canh tác và những phong tục tập quán tạo nên nét văn hóa riêng biệt mang dấu ấn của tộc người, truyền lại cho thế hệ sau. Cùng với hệ thống di tích, danh thắng tự nhiên được hình thành qua qua trình phát triển là nguyên liệu để xây dựng các sản phẩm du lịch, chính là nguồn lực, động lực để phát triển du lịch và ngược lại. Kinh tế du lịch phát triển tạo điều kiện để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di sản văn hóa, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - văn hóa, an ninh - quốc phòng.

Chương này cũng đề cập tổng quan về khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La trên địa bàn Huyện Quỳnh Nhai khái quát về lịch sử hình thành của huyện Quỳnh Nhai nói chung và khu vực lịng hồ nói riêng tập trung phân tích các đặc trưng giá trị di sản vùng lịng hồ bao gồm giá trị danh thắng, giá trị hệ sinh thái, giá trị văn hóa tộc người… nhằm khai phát triển du lịch bền vững đồng thời có chính sách phù hợp để khai thác bảo tồn các di sản văn hóa mà cha ơng đã dày cơng vun đắp.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA VÙNG HỒ QUỲNH NHAI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu Quản lý di sản văn hoá vùng hồ quỳnh nhai sơn la phục vụ phát triển du lịch (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)