2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch khu vực
2.3.3. Nguyên nhân của thành công và hạn chế
Trong một thời gian rất ngắn sau khi vùng hồ ngập dâng nước năm 2011, huyện Quỳnh Nhai phải
di dời toàn bộ 9 xã đặc biệt di dời trung tâm huyện, công tác tái định cư luôn nhân được sự quan tâm của
Đảng, nhà nước và các bộ ngành từ trung ương tới địa phương. Cùng với sự phát triển của Quỳnh Nhai bên cạnh những khó khăn thách thức trong giai đoạn mới cũng mở ra cho Quỳnh Nhai những điểm mới trong phát triển kinh tế - xã hội.
Vùng hồ thủy điện Sơn La có diện tích rất lớn và đa phần lại nằm ở địa bàn huyện Quỳnh Nhai với những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng cùng với lịch sử lâu đời với những nét văn hóa truyền thống riêng biệt đặc trưng của khu vực Tây bắc đặc biệt biểu hiện rõ nét ở dân tộc Thái, sự kết hợp giữa các thành tố tự nhiên và di sản văn hóa đã tạo cho Quỳnh Nhai có thế mạnh trong việc phát triển du lịch. Cùng với sự phát triển của ngành cơng nghiệp văn hóa du lịch được Đảng nhà nước quan tâm chỉ đạo, định hướng và xúc tiến đầu tư tạo điều kiện để huyện Quỳnh Nhai có những kết quả bước đầu trong công tác phát triển du lịch thể hiện qua các đường lối chính sách sau đây:
Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, số: 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017 về “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” [7].
Quyết định số: 3244/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Sơn La ban
hành kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 [40].
Quyết định số: 2478/QĐ - UBND ngày 23/10/2013về việc phê duyệt Đề án Phát triển sản phẩm văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La phục vụ phát triển du lịch [39].
Hướng dẫn số: 547/HD-SVHTTDL ngày 28 tháng 3 năm 2017 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La về việc Triển khai thực hiện Nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên dịa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 [31].