2.2. Thực trạng hoạt động bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa ở khu vực hồ
2.2.1. Hiện trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
2.2.1.1. Công tác sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể vùng hồ Quỳnh Nhai
Quỳnh Nhai được biết đến là địa bàn có con người cư trú sớm, thời Hùng Vương thuộc bộ Tân Hưng, thời Lý thuộc lộ Đà Gang, thời Trần thuộc châu Ninh Viễn, thời Lê thuộc trấn Gia Hưng, khoảng giữa thể kỷ XV, châu Quỳnh Nhai thuộc phủ An Tây, đến triều Nguyễn thuộc tỉnh Hưng Hóa. Bằng kinh nghiệm sinh sống lâu đời trong môi trường sinh thái quen thuộc, mỗi tộc người ở Tây Bắc nói chung và Quỳnh Nhai đã hình thành những kiểu thích ứng với mơi trường nhất định, tạo
nên những truyền thống sản xuất riêng, từ đó hình thành nét văn hóa riêng biệt tiêu biểu và trở thành các di sản văn hóa quý báu để lại cho thế hệ con cháu. Các di chỉ khảo cổ học, các di sản văn hóa vật
thể được sưu tầm là một minh chứng khẳng định lịch sử lâu đời của cư dân ở đây.
Trong nhiều năm qua; việc sưu tầm các di sản văn hóa vật thể tại huyện Quỳnh Nhai luôn nhận được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Sơn La, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Sơn La cũng như các
chuyên gia trong lĩnh vực khảo cổ học, dân tộc học, các sở ban ngành, các nghệ nhân.
Việc di rời toàn bộ trung tâm huyện lỵ của Quỳnh Nhai ra khỏi vùng ngập nước thủy điện Sơn La cũng đồng nghĩa với việc di rời toàn bộ các di sản vật thể mà ông cha để lại từ kinh nghiệm canh tác, phương thức sản xuất, công cụ lao động đến nhà ở trang phục, các vật thiêng… của các dân tộc sinh sống tại đây là một địi hỏi vơ cùng chính đáng của người dân cũng như đặt ra cho Quỳnh Nhai một nội dung quản lý di sản hết sức cần thiết để thế hệ con cháu biết tới một giai đoạn lịch sử quan trọng của người dân Quỳnh Nhai nói riêng, cư dân Tây Bắc nói chung. Việc khai quật, phục dựng sưu tầm các di sản vật thể đã được tiến hành nghiêm túc với sự tham gia của nhiều đơn vị trong và ngòai tỉnh;
Phục dựng những di vật cổ xưa được khai quật tại vùng hồ Sơn La. Đây là những di tích khảo cổ học rất quý, giúp các nhà khoa học tìm hiểu nền văn hóa Phùng Ngun xa xưa cách đây khoảng
4.000 năm. Bảo tàng tỉnh Sơn La phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành nghiên cứu và phục dựng những di vật cổ xưa được khai quật tại vùng hồ thủy điện Sơn La trước khi hồ ngập nước.
Trước đó, thực hiện đề tài khoa học nghiên cứu và phát huy di sản văn hóa thời tiền sơ sử vùng lịng hồ thủy điện Sơn La của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong hai năm 2009 và 2010, Bảo tàng tỉnh Sơn La phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật và di dời 15 di tích khảo cổ, khai quật được 11 bộ di cốt cá thể người kèm nhiều vật dụng chôn theo. Các nhà khảo cổ học đánh giá rất cao về tính lịch sử và giá trị của những di vật được tìm thấy trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Hiện cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Sơn La và các nhà khoa học Viện Khảo cổ học Việt Nam đang tiến hành ghép những mảnh vỡ của các di vật khai quật được ở hai địa điểm Hang Tọ 1 và Hang Tọ 2, thuộc xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Bên cạnh đó, tiến hành vẽ mơ phỏng theo từng hiện vật để hoàn thiện hồ sơ lý lịch chi tiết các cổ vật, giúp cho công tác trưng bày tại Bảo tàng thêm phong phú về lịch sử vùng đất, con người ở Sơn La; qua đó làm cơ sở để nghiên cứu rõ hơn về nguồn gốc lịch sử cũng như phong tục tập quán của những người cổ xưa sinh sống trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai thượng nguồn sông Đà tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc Việt Nam.
Song song với việc khai thác các giá trị di vật cổ việc gìn giữ các di sản văn hóa vật thể mang đậm dấu ấn các dân tộc trên địa bản huyện Quỳnh Nhai được đặc biệt chú trọng, việc gìn giữ giá trị
văn hóa truyền thống trong ăn, mặc ở, sinh hoạt với những vật dụng, nghề thủ công được đem theo cùng nhân dân đến nơi ở mới là cơ sở giúp người dân ổn định cuộc sống và thích ứng với mơi trường tự nhiên. Các giá trị văn hóa dân tộc được bảo tồn đặc trưng và rõ nét nhất đối với người Thái, là một
trong những dân tộc có trình độ phát triển và văn minh cao hơn hẳn các dân tộc khác sống trong vùng, họ có kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ.
Từ các giá trị văn hóa vật chất đến các giá trị văn hóa tinh thần đang được người dân trân
trọng, gìn giữ bảo tồn các di sản văn hóa vật thể:
+ Bảo tồn kiến trúc nhà truyền thống: có trên 60% nhà trong các bản làng của người Thái Quỳnh Nhai vẫn giữ được kiến trúc ngôi nhà sàn truyền thống, tạo nên nét văn hóa đặc trưng riêng.
+ Bảo tồn nghề thủ công truyền thống.
Nghề dệt là một trong những nghề thủ công truyền thống đặc trưng và phổ biến nhất đối với
đồng bào vùng cao nói chung và với người Thái ở địa phương nói riêng. Các hộ gia đình ở đây vẫn cịn lưu giữ nghề thủ cơng truyền thống này, hình ảnh người thiếu nữ Thái ngồi bên khung cửi dệt vải đã trở nên thân thuộc với mọi người. Các cô gái Thái đều rất giỏi trong việc dệt vải, thêu thùa, may
phục, quần áo, khăn piêu, túi đựng, vỏ chăn... với đường nét hoa văn, thêu thùa tinh xảo mang đậm
nét văn hóa của dân tộc.
Nghề đan lát
Đan lát là nghề thủ công truyền thống phổ biến ở nhiều dân tộc nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất của các gia đình. Dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên đã tạo điều kiện cho nghề đan lát rất phát triển với các sản phẩm đặc trưng như: nón; quạt; soỏng; giỏ đựng cơm; giỏ bắt
cá; ghế mây…
Nghề đan nón vốn là nghề truyền thống của bản Bon. Hiện nay vẫn cịn một số nghệ nhân đan
nón sử dụng trong các lễ hội của cộng đồng và sử dụng trong sinh hoạt thường ngày. Nếu có kế hoạch đầu tư, nón của bản Bon có thể trở thành món quà cho khách du lịch.
Nghề làm đàn tính tẩu: Các hoạt động văn nghệ của người Thái luôn gắn với cây đàn tính tẩu. Hiện nay, nghệ nhân Lị Văn Lả ở bản Bon cũng đã và đang phát huy được kỹ năng làm đàn tính tẩu
và truyền dạy cả cách làm đàn và chơi đàn cho các thế hệ con cháu. Đàn tính tẩu khơng chỉ là nhạc cụ
rất có giá trị mà cịn có thể trở thành món quà hấp dẫn cho khách du lịch
Nghề nấu rượu: Người Thái có ba loại rượu chính là rượu ngơ, rượu sắn và rượu chuối. Riêng
rượu chuối là sản phẩm đặc trưng nhất của người Thái.
+ Bảo tồn văn hóa ẩm thực: Các dân tộc huyện Quỳnh Nhai còn rất giỏi trong việc chế biến
các món ăn truyền thống, đặc biệt là văn hóa ẩm thực của người Thái đã đạt đến trình độ cao về dinh dưỡng và thẩm mĩ, với các món ăn đặc trưng như:
Các món chế biến từ cá: Người Thái có thể chế biến trên 30 món ăn từ cá khác nhau như cá
nướng, cá gỏi, cá nấu canh, cá chua...
Các món rau: Người dân trong bản có thể chế biến được trên 40 món ăn từ các loại rau rừng.
Các món ăn đặc trưng nhất được chế biến từ các loại nguyên liệu tự nhiên như: món nộm từ các loại rau tự nhiên và các món rau đồ.
Các món ăn chế biến từ các loại cơn trùng có: ve sầu rang, dế rang, bọ xít rang, thịt dơi... Các món ăn chế biến từ gạo gồm có: Cơm lam, xơi màu, bánh chưng, bánh dày.
Ngồi việc giới thiệu văn hóa ẩm thực bằng các món đồ ăn uống trong thực đơn thì giới thiệu văn hóa dân tộc thơng qua ăn uống hoặc cách thức chế biến món ăn cũng là những hoạt động có ý nghĩa trong hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng.
Đánh giá mức độ quan tâm của người dân tới việc gìn giữ các di sản văn hóa vật thể khi được hỏi “Anh chị hãy cho biết anh chị có sử dụng các di sản văn hóa sau trong cuộc sống hàng ngày?” như sau:
Một số di sản văn hóa vật thể được hỏi Số lượng phiếu trả lời Tỷ lệ %
Ở nhà sàn 105 52,5
Sử dụng trang phục truyền thống 70 35
Ăn các món ăn dân tộc 120 60
Sử dụng nhạc cụ dân tộc (Trống chiêng) 30 15
Tự làm đồ thủ công 98 49
Nguồn khảo sát: Năm 2017
Theo đánh giá người đa số người dân được hỏi đều muốn gìn giữ các di sản văn hóa vật thể liên quan đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, đây là yếu tố rất quan trọng trong việc gì giữ các di sản văn hóa vật thể đồng thời khai thác các giá trị của nó trong thực tiễn đời sống hàng ngày và khai thác thành các sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ du khách.
Để gìn giữ các giá trị di sản vật thể trong dự án di dân tái định cư huyện ln khuyến khích người dân xây dựng nhà theo lối truyền thống và định hướng cụ thể việc xây dựng nhà ở của người dân tại các khu vực đô thị và khu tái định cư, định hướng việc xây dựng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để người dân duy trì sản xuất đáp ứng nhu sinh hoạt và xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng.
2.2.1.2. Công tác sưu tầm, bảo tồn giá trị những di sản văn hóa phi vật thể truyền thống thơng qua lễ hội và hoạt động văn hóa tâm linh
Quỳnh Nhai là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc địa phương như
người Thái, Mường, H’Mông, Khơ Mú, La Ha, Kháng tạo nên sự đa dạng trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng dân gian với những lễ hội đặc sắc, những phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian của
cộng đồng các dân tộc nơi đây mang lại cho Quỳnh Nhai một bức tranh đầy màu sắc văn hóa.
Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh UBND tỉnh Sơn La về việc gìn giữ các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, Ban chỉ đạo Các lĩnh vực văn hóa thể thao và du lịch đã kịp thời đề xuất với UBND huyện các cấp, ngành có liên quan thực hiện việc sưu tầm gìn giữ các giá trị văn hóa phi vật thể và phục dựng nó
qua các lễ hội, thực hành tín ngưỡng tâm linh, sinh hoạt văn hóa cơng đồng… bước đầu đem lại hiệu
quả tích cực.
Hoạt động lễ hội có thể khẳng định là một trong các hoạt động trọng điểm thu hút lượng khách du lịch đến với Quỳnh Nhai đặc biệt vào dịp tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống và lễ dâng hương tại Miếu thờ Nàng Han. Đánh giá được vai trò của lễ hội trong đời sống văn hóa các dân tộc trong huyện, đồng thời khai thác lễ hội thành tiềm năng và sản phẩm du lịch trong nhiều năm qua dưới sự chỉ đạo của UBND huyện nhiều hoạt động lễ hội đã được tổ chức phục dựng để nhân dân được tham gia, thơng qua đó gìn giữ và giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ơng.
Các hoạt động nghi lễ, tâm linh thường được gắn với các lễ hội thể hiện rất thế giới quan, nhân sinh quan và những ước vọng tốt đẹp của con người đối với thần linh và tiền nhân thông qua việc tổ chức, phục dựng các lễ hội tiêu biểu tạo môi trường để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể.
* Lễ hội Nàng Han
Lễ hội Nàng Han được tổ chức tại khu di tích Miếu Nàng Han. Đó là nơi tưởng niệm cơng lao của vị tướng lĩnh là người Thái trắng có cơng lớn trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm phương Bắc. Cùng với nhiều địa phương sau đó bà bay về trời, để tưởng nhớ đến công ơn của bà đồng bào ở nhiều địa phương đã lập miếu thờ và Nàng Han làm nơi tổ chức lễ cúng hàng năm của cộng đồng.
Lễ hội Nàng Han được gắn với một truyền thuyết lịch sử của vùng đất Quỳnh Nhai nói riêng và cùng đất của người Thái trắng cư trú dọc hai bên bờ sơng Đà nói chung. Lễ Hội Nàng Han đã được hình thành và lưu truyền từ đời này qua đời khác, với mục đích tưởng nhớ cơng lao của vị nữ tướng, lưu giữ tinh thần thượng võ bất khuất của dân tộc, cầu mong cho con người có sức khỏe, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển...
* Lễ tục gội đầu chiều 30 tết
Người Thái trắng Quỳnh Nhai vốn sống chủ yếu dọc hai bên bờ sơng Đà, nhiều sinh hoạt văn hóa, tâm linh của đồng bào được gắn bó với vùng đất này, trong đó có Lễ tục gội đầu vào trưa 30 tết hàng năm; Đây là tục lệ truyền thống được lưu truyền từ nhiều đời, hiện nay vẫn được bảo lưu. Đây là một tục lệ riêng có của người Thái trắng Quỳnh Nhai nói riêng và người Thái trắng nói chung. Bà con quan niệm rằng việc gội đầu trưa ngày 30 tết sẽ gột rửa hết những điều không may mắn, rủi ro của năm cũ để sang năm mới chỉ gặp toàn những điều may mắn.
Lễ hội đã được phục dựng và tổ chức hàng năm.
* Lễ hội Kin Pang Then
Lễ hội “Kin Pang Then” là lễ hội tiêu biểu của dân tộc Thái trắng ở Quỳnh Nhai. “Then” ở đây là thầy mo được quan niệm là cao tay hơn cả; thầy mo được coi như người của trời được cử
xuống trần gian để cứu giúp người khỏi bị ốm đau, bệnh tật và có khả năng giao tiếp với thần linh.
Hàng năm, cứ vào dịp đầu năm, thầy mo tổ chức lễ cúng và gặp mặt các con ni (đó là những người đã được thầy mo chữa cho khỏi bệnh).
Lễ hội “Kin Pang Then” được tổ chức với quy mô lớn, không những các con nuôi và người trong bản tham gia, mà còn nhiều dân làng ở bản khác cũng đến tham dự. Thời gian cúng có thể kéo
dài từ 3 đến 4 ngày, tuỳ thuộc và số lượng con ni đến với “Then” nhiều hay ít. Trong những ngày
diễn ra lễ hội, mọi người trong làng bản cùng dâng lễ cảm tạ đất trời và cầu xin sang một năm mới mọi điều may mắn và tốt lành đến với bản làng.
Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội “Kin Pang Then” gồm có hai phần chính là phần lễ và
phần hội. Phần lễ với lối hát Then truyền thống. Qua lời hát, ông Then cầu cúng cho dân làng trong bản, trong mường sang một năm mới có nhiều điều tốt đẹp, cho con người luôn khoẻ mạnh, no ấm, cầu cho mưa thuận gió hồ, cho mùa màng tươi tốt và cùng với đó là lễ tạ ơn của con cái đối với cha mẹ. Ngoài ra, “Kin Pang Then” cũng là lễ hội cầu phúc lộc cho gia đình và con cháu, là dịp để con
cháu tạ ơn thầy mo trong dịp đầu năm mới. Phần lễ đơn giản nhưng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, khơng có yếu tố mê tín dị đoan, mang tính cộng đồng cao, vun đắp tình đồn kết trong bản, trong mường.
Phần hội với những lời hát Then, điệu múa, trò chơi dân gian lành mạnh như Trò mưa đá (là
trị chơi ơng Then xin trời cho mưa xuống để cho mùa màng tươi tốt), trò cày bừa, hái nấm, múa khăn, múa tăng bu tăng bẳng, múa vịng x… đã tạo ra khơng khí vui tươi phấn khởi, cuốn hút dân làng đến tham gia. Bên cạnh đó, lễ hội cịn là dịp để trai gái trong bản, trong mường gặp gỡ và thể