Định hướng của Nhà nước về quản lý, phát huy giá trị của Di sản phục vụ phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý di sản văn hoá vùng hồ quỳnh nhai sơn la phục vụ phát triển du lịch (Trang 65 - 67)

3.1. Quan điểm, định hướng bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị di sản văn hóa khu vực hồ

3.1.2. Định hướng của Nhà nước về quản lý, phát huy giá trị của Di sản phục vụ phát triển du lịch

phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, nhưng không

nhất thiết địa phương nào cũng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

- Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao; xã hội hóa cao và có nội

dung văn hóa sâu sắc; tăng cường liên kết trong nước và quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành Du

lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch.

- Phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa; tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân

và du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan, di sản thiên nhiên và văn hóa của đất nước; tơn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch từ tất cả các thị trường.

- Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền

thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm

và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của tồn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của

doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc

gia cho phát triển du lịch [7]

3.1.2. Định hướng của Nhà nước về quản lý, phát huy giá trị của Di sản phục vụ phát triển du lịch du lịch

Quyết định của 22050/QĐ-TTg số: ngày 12 tháng 11 năm 2014 về việc phê duyệt “Quy hoạch

tổng thể phát triển khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [34].

- Phát triển Khu DLQG Mộc Châu phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển

du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; các Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, du lịch tỉnh Sơn La; đảm bảo thống nhất với các Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực liên quan.

- Phát huy cao nhất những lợi thế so sánh về vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan, sinh thái và bản

sắc văn hóa để hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn khách du lịch; đồng thời, liên kết chặt chẽ với các khu vực trọng điểm du lịch trong tỉnh, vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ, các vùng khác và các nước ASEAN để hình thành các tour, tuyến du lịch liên hồn.

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, huy động mọi nguồn lực để phát triển du lịch bền vững, hài

hòa với các mục tiêu phát triển về kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi

Căn cứ nội dung của Quyết định tỉnh Sơn La đã có những định hướng cụ thể trong quá trình phát triển du lịch trong đó trung tâm Du lịch tại Mộc Châu từ đó xây dựng các đề án phát triển du lịch trong tỉnh đặc biệt tập trung đến tiềm năng du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, đây là một lợi thế rất lớn để Quỳnh Nhai phát triển kinh tế du lịch

Quyết định vủa BVHTTDL số: 2723/QĐ-BVHTTDL ngày 03 tháng 8 năm 2016 Về việc phê duyệt Dự án gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số đã chỉ rõ

quan điểm:

- Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chiến lược mang tính lâu dài và là

trách nhiệm của tồn xã hội, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, trung ương và địa phương, giữa người dân với các đoàn thể, tổ chức xã hội. Trong đó, Nhà nước đóng vai trị hỗ trợ, tác động tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, phù hợp để bảo tồn, phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

- Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn,

ở địa phương; đảm bảo mối quan hệ hài hịa giữa phát triển văn hóa và kinh tế, hài hịa giữa bảo tồn, phát huy và phát triển.

Thực hiện nội dung của Quyết định để xây dựng các phương án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc trong tỉnh Sơn La nói chung và Quỳnh Nhai nói riêng nhằm khai thác các giá trị di sản để phát triển kinh tế một cách bền vững hài hòa, giúp huyện Quỳnh Nhai có những cơ sở pháp lý xây dựng các phương án cụ thể trong việc bảo tồn, phục dựng các giá trị văn hóa, các di sản văn hóa giai đoạn hiện nay và trong những năm tiếp theo.

Quyết định số: 3508/QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch về việc phê duyệt dự án bảo tồn khẩn cấp và hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (thuộc đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” theo quyết định số: 1270/QĐ-TTG ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ) [8, tr.7].

Đã chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm như:

- Kiểm kê, đánh giá thực trạng về di sản văn hóa, đời sống văn hóa của các dân tộc rất ít

người, các dân tộc di dân tái định cư xây dựng các cơng trình thủy điện: Trên cơ sở thực tế về nguồn

lực, khảo sát điều tra tại một số địa bàn trọng điểm: tỉnh Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Quảng Trị, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum để đánh giá thực trạng về văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số rất ít người; đánh giá những tác động tích cực; những ảnh hưởng tiêu cực của việc di dân xây dựng các cơng trình thủy điện trên các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh

quốc phòng; đề xuất xây dựng một số cơ chế chính sách để khơi phục, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào các dân tộc khu vực tái định cư; hỗ trợ thiết lập các dịch vụ, ngành nghề nhằm tạo điều kiện cho bà con ở những vùng có thủy điện có cơng ăn việc làm để tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Kiến nghị các giải pháp đối với các cấp chính quyền địa phương, các nhà đầu tư trong quá

trình khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng các cơng trình thủy điện.

- Bảo tồn khơng gian văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số rất ít người: Lựa chọn

trong số 194 làng, bản các dân tộc rất ít người sống tập trung để đầu tư, bảo tồn làng, bản truyền thống, gồm: bảo tồn cảnh quan môi trường thiên nhiên, các giá trị văn hóa vật thể (kiến trúc, nhà ở, trang phục, ẩm thực,...), văn hóa phi vật thể (phong tục, tập quán, lễ hội, các làn điệu dân ca, dân vũ, tiếng nói, chữ viết, văn học dân gian,...) gắn với khơng gian sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người.

- Xây dựng, bảo tồn một số nghề truyền thống vùng đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người. - Bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số

rất ít người và các dân tộc vùng di dân tái định cư xây dựng các cơng trình thủy điện, bao gồm các loại hình: Ca, múa, nhạc và mỹ thuật truyền thống các dân tộc; lễ hội truyền thống tiêu biểu và trò chơi dân gian của các dân tộc; tiếng nói, chữ viết; trang phục truyền thống; bảo tồn, phát huy kiến thức dân gian truyền thống; phong tục, tập quán, văn hóa ẩm thực, tri thức bản địa các dân tộc thiểu số, các loại nhạc cụ dân tộc, nghệ thuật kiến trúc, hội họa, phục dựng khơng gian diễn xướng văn hóa tiêu biểu của các dân tộc…...

Đối với địa bàn huyện Quỳnh Nhai trước mắt, các hộ gia đình khơi phục, phát triển các nghề

truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, nghề làm đàn tính tẩu. Chế biến các món ăn mang đậm bản sắc

riêng của người Thái Quỳnh Nhai như cá nướng (Pa pỉnh tộp), gà nướng, xôi màu, gỏi cá, cơm lam,

canh bon, thịt gác bếp (Nhắm Giảng). Với những cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp, định

Một phần của tài liệu Quản lý di sản văn hoá vùng hồ quỳnh nhai sơn la phục vụ phát triển du lịch (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)