3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý di sản với phát triển dl khu vực hồ
3.3.5. Tập trung xây dựng các tuyến điểm du lịch; các sản phẩm văn hóa – sản phẩm du lịch đặc
lịch đặc trưng trên cơ sở khai thác các giá trị di sản văn hóa.
Việc liên kết gữa các tuyến điểm du lịch tại huyện Quỳnh Nhai đặc biệt là khu vực lịng hồ, xét về vị trí địa lý vùng hồ Quỳnh Nhai là nằm trong điểm chung chuyển của bốn trung tâm du lịch lớn khu vực Tây bắc kết nối các tuyến du lịch Hà Nội – Mộc Châu – Sơn La – Sa Pa (theo trục quốc
lộ 6/quốc lộ 279):
Các tuyến du lịch tiềm năng cần được nghiên cứu xây dựng đặc biệt là các điểm du lịch. * Tuyến du lịch liên tỉnh: Hà Nội –> Hịa Bình –> Mai Châu -> Mộc Châu -> Sơn La – >Quỳnh Nhai ->Sa pa –>Lào Cai –> Hà Nội và theo chiều ngược lại.
* Tuyến du lịch theo Quốc lộ 279: Mộc Châu -> Thành phố Sơn La –> Thuận Châu –> Quỳnh
Nhai –>Lai Châu –>Lào Cai.
* Tuyến du lịch Đường thủy: Thủy điện Hịa Bình -> Mường La -> Lịng hồ Sơng Đà -> Bản
* Tuyến du lịch khu vực lòng hồ Quỳnh Nhai: Trung tâm huyện Quỳnh Nhai -> Đền Linh Sơn Thủy từ, Miếu Nàng Han -> Cầu Pá Uôn -> Du lịch trên lòng hồ -> Đảo trái tim -> Điểm cột Mốc huyện cũ -> Bản du lịch cộng đồng (Bản Bon).
* Các tuyến du lịch khá phá hang động tại các điểm trên địa bàn huyện
Căn cứ vào nhu cầu thực tế của khách cần xây dựng một chương trình cụ thể, bước đầu xây
dựng điểm du lịch tại huyện, chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên tại điểm.
Bảng 3.2. Đề xuất lịch trình tour 1 ngày 1 đêm trên lòng hồ
Thời gian Hoạt động của tour
8h00 Xuất phát tại khách sạn ở TP Sơn La, đi ô tô 9h
9h45 –
Đến nhà trung tâm văn hóa huyện Quỳnh Nhai tại Phiêng Lanh. (Thuyết minh, giới thiệu về lịch sử hình thành huyện và công tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La)
9h45 – 10h30 Điểm đến: Đền linh Sơn Thủy từ - miếu thờ Nàng Han
(Dâng hương – nghe thuyết minh về giá trị văn hóa tâm linh, lịch sử xây dựng đền)
10h30 – 11h15 Điểm đến: Cầu Pá Uôn
(Chụp ảnh, ngắm cảnh trên mặt hồ)
11h15 - 13h30 Điểm đến: Đảo trái tim
(Khách ngắm cảnh hồ - Ăn trưa trên thuyền kết hợp hoạt động văn nghệ mời rượu)
13h30 – 14h45 Điểm đến: Cột mốc đánh dấu huyện cũ
(Thuyết minh về vị trí huyện cũ dưới lòng hồ - Khách tham quan chụp ảnh)
14h45 – 16h30
Điểm đến: Bản Bon (Bản du lịch cộng đồng)
Bản Ban quản lý đón khách mời khách nghỉ - Hướng dẫn khách
tham quan bản 16h30 18h30 Điểm đến: Nhà nghỉ cộng đồng Khách nhận phòng nghỉ: Tắm suối nước nóng 18h30 20h00
Khách ăn tối thưởng thức các món ăn dân tộc Tiếp khách mời rượu
20h00 22h00
Đốt lửa trại giao lưu văn nghệ tại trung tâm văn hóa của bản Đội văn nghệ bản
Mời khách tham gia múa “Xòe” múa “Sạp” 7h00 (Sáng)
8h00
Ăn sáng – Tiễn khách về bằng đường bộ
Theo đánh giá đây là tour rất khả thi vì Quỳnh Nhai nằm trên trục đường trung chuyển giữa 02 điểm du lịch rất lớn là Mộc Châu và Sa Pa. Sau khi đến Quỳnh Nhai khách có thể nghỉ lại 01 đêm sau đó tiếp tục hành trình về một trong 2 điểm du lịch trên trước khi về Hà Nội.
Tổ chức xây dựng và triển khai các tuyến điểm du lịch và xây dựng các tour du lịch cụ thể
đồng thời chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch trên cơ sở coi trọng đưa sắc thái văn hóa, di sản văn hóa vào phát triển thành sản phẩm du lịch. Phát triển các đội văn nghệ tại các thơn bản du lịch (các đội văn nghệ phải có bản sắc riêng của dân tộc, đảm bảo sự nguyên gốc từ trang phục đến nội dung và hình thức biểu diễn các điệu dân ca, dân vũ), tổ chức thường niên các lễ hội truyền thống, phát
triển các lễ hội truyền thống thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, trong đó tập trung vào các lễ hội:
Đua thuyền; Gội đầu; Xíp sí; Kin Pang Then; tổ chức nhiều sự kiện văn hóa du lịch nhằm hướng tới
việc khơi phục, bảo tồn nét văn hóa địa phương… gắn khai thác văn hóa vào phát triển du lịch.
Tăng cường việc tham gia của người dân bản địa vào các hoạt động phát triển du lịch, sự tham gia của người dân bản địa sẽ tạo nên nét đặc trưng, sự khác biệt và sống động cho những sản phẩm,
chương trình du lịch. Tăng cường gặp gỡ và trao đổi giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành với người dân tại khu vực để người dân thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình, để việc kinh doanh
du lịch nhận được sự giúp đỡ và hợp tác của người dân bản địa.
Quan tâm hơn việc phát triển du lịch cộng đồng, tạo điều kiện để người dân chia sẻ lợi ích từ du lịch như bán hàng thủ công truyền thống, đầu tư xây dựng nhà nghỉ thôn bản. Mở thêm các tuyến du lịch hấp dẫn đến các bản, nhất là các bản nằm ven hồ, giúp bà con xóa đói giảm nghèo và giúp các Doanh nghiệp lữ hành đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
3.3.6. Tăng cường vai trị quản lý nhà nước, đẩy mạnh xã hội hố hoạt động bảo tồn di sản và phát triển du lịch
Tăng cường chỉ đạo của nhà nước đối với việc phát triển du lịch phải quán triệt nguyên tắc bảo vệ di sản văn hóa: quán triệt được nguyên tắc này, cơng tác bảo vệ di sản văn hóa mới đạt hiệu quả cao. Bảo tồn di sản văn hóa trong phát triển du lịch phải được thực hiện ngay trong đời sống của cộng đồng.
Chỉ đạo phát triển du lịch phải gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị các di
tích văn hóa với quan điểm di sản văn hóa là nền tảng để thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, đồng thời, phát triển du lịch nhằm tạo nguồn lực và điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Đẩy mạnh trùng tu các di tích văn hóa kết hợp thúc đẩy nhanh những dự án về du lịch. Phát huy thế mạnh của di sản văn hóa trong liên kết phát triển du lịch giữa các vùng, miền, khu vực và quốc tế. Khi tiến hành khai thác giá trị của di sản để phát triển du lịch, nhất thiết phải tuân theo những nguyên tắc về bảo tồn di sản văn hóa, đồng thời cần phải tính đến giá trị nhiều mặt và hàm lượng văn
hóa dân tộc ở mỗi di sản để có thái độ và cách ứng xử phù hợp. Có như vậy, giá trị của các di sản văn hóa mới thực sự được phát huy một cách bền vững, hoạt động du lịch cũng vì thế ngày càng phát triển hơn.
Khai thác các yếu tố đặc trưng của di sản văn hóa để phát triển sản phẩm du lịch: du lịch không chỉ dựa vào di sản văn hóa để phát triển, mà cịn tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản đó. Để khai thác các yếu tố đặc trưng của di sản văn hóa đáp ứng phát triển sản phẩm du lịch, cần tập trung vào những yếu tố đặc trưng, đặc thù, có sức cạnh tranh cao. Xây dựng các khu, điểm du lịch phù hợp với đặc trưng của từng di sản văn hóa. Chú trọng đầu tư quảng bá, xúc tiến, xây dựng thương hiệu du lịch dựa vào những giá trị nổi bật về di sản văn hóa.
Đẩy mạnh cơng tác quản lý giám sát các dịch vụ du lịch tại điểm di sản văn hóa: cơng tác này được thực hiện nhằm xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh trong hoạt động du lịch. Trong thời gian qua, ở một số nơi xảy ra hiện tượng xâm hại và làm biến tướng các di sản văn hóa, tình trạng chặt
chém, chèo kéo khách... Việc này, khơng chỉ làm xấu hình ảnh các điểm di sản văn hóa, mà cịn ảnh
hưởng xấu đếnđời sống văn hóa của cộng đồng cư dân, tác động khơng tốt đến phát triển du lịch. Công tác quản lý, giám sát tại những điểm di sản văn hóa là cần thiết và quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện đang khai thác phục vụ khách tham quan như: bán đồ lưu niệm, hàng giải khát, bán vé tham quan, thuyết minh tại chỗ… Các cấp, ngành phải tham gia phối hợp chặt chẽ với nhau, đảm bảo các giá trị di sản văn hóa phải luôn được bảo tồn trong phát triển du lịch. Đồng thời khắc phục triệt để hiện tượng xâm hại và biến tướng các di sản văn hóa, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Nguy cơ thất truyền, mai một của nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể và sự xuống cấp của
các di sản vật thể khơng cịn là vấn đề mới, với rất nhiều sự việc xảy ra trong thời gian qua. Các hiện tượng như: môi trường thiên nhiên truyền thống của một số khu di sản bị biến dạng do các cơng trình xây dựng chung quanh khơng gian của di sản bị lấn chiếm; môi trường di sản bị ô nhiễm do phát triển du lịch… xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của di sản. Không chỉ các di sản vật thể, những di sản phi vật thể cũng đang dần mất đi sức sống do thiếu người truyền dạy, thiếu người kế thừa, sự phai nhạt dần các giá trị vốn có và nguy cơ mai một di sản khơng chỉ do ảnh hưởng bởi sự biến đổi môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, mà cịn do yếu tố con người, trong đó, chưa phát huy đúng mức và hiệu quả vai trò của cộng đồng là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Theo Công ước năm 2003 của UNESCO, cộng đồng là chủ sở hữu di sản và cũng là người có đủ các điều kiện để bảo vệ di sản nhất. Họ là người xác định, gìn giữ, duy trì, trao truyền và bảo vệ di sản của họ trong mối quan hệ của họ với lịch sử và môi trường tự nhiên chung quanh.
Di sản văn hóa khơng thể đứng ngoài sinh hoạt của cộng đồng dân cư, hoặc đứng ngồi khơng gian văn hóa của nó. Ðể có thể duy trì sức sống cho di sản văn hóa, các di sản ấy phải được bảo tồn như nó vốn có, phải được “sống”, được tơn vinh, được người dân thừa nhận ngay trong chính đời sống cộng đồng. Do đó, việc bảo tồn di sản văn hóa có sự tham gia của cộng đồng, dựa vào cộng đồng và vì cộng đồng cũng là cách thức hiệu quả để lưu giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa mà cộng đồng nắm giữ.
Để sự tham gia của cộng đồng có hiệu quả, trước tiên, cần có sự đồng thuận một cách tự nguyện của cộng đồng. Hơn ai hết, cộng đồng là người hiểu rõ nhất về bản sắc văn hóa của họ và có quyền trước hết trong việc quyết định lựa chọn đối tượng văn hóa mà họ muốn bảo tồn. Cộng đồng cũng cần tự nhận thức được vai trị quan trọng của chính mình, đồng thời được khuyến khích trong vấn đề lưu truyền và gìn giữ các di sản văn hóa. Tuy nhiên cần có nghiên cứu, đánh giá để nâng cao nhận thức của cộng đồng đặt trong xu thế phát triển của thời đại để cộng đồng có giải pháp đúng đắn. Điều quyết định là công tác quản lý phải cân đối để đảm bảo lợi ích của các thành tố cư dân trong cộng đồng tham gia hoạt động du lịch. Có đảm bảo lợi ích cộng đồng mới tạo ra sự phát triển bền vững.
Bản thân các di sản khi được bảo vệ cũng sẽ quay trở lại phục vụ cộng đồng, thông qua các hoạt động du lịch, phát triển hàng hóa, dịch vụ, mang lại nguồn lợi thiết thực về kinh tế. Đặc biệt, cần trao những thông tin cần thiết cũng như những kiến thức đúng, đủ về di sản để cộng đồng có cơ sở khoa học, pháp lý nhằm hạn chế những sai phạm trong các hoạt động bảo tồn di sản.
Bảo tồn di sản là một q trình liên tục, do đó, cần thường xuyên chia sẻ các kỹ năng, phát triển các chương trình hành động, khuyến khích sự trao đổi giữa các cộng đồng nắm giữ di sản… để từng cộng đồng phát huy hơn nữa vai trị của mình. Ngồi ra, cần có những hỗ trợ về mặt tài chính đối với những người có trách nhiệm truyền dạy, phát huy giá trị các di sản xây dựng các sản phẩm và thương hiệu du lịch.
3.3.7. Khuyến khích xây dựng các mơ hình khởi nghiệp gắn với bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phát triển du lịch văn hóa phát triển du lịch
Trong công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa cộng đồng giữ vai trị rất quan trọng họ chính là người gìn giữ, bảo tồn, sáng tạo, hưởng lợi từ di sản và tiếp tục lưu truyền cho thế hệ tiếp theo. Trong thời kỳ công nghiệp 4.0 bùng nổ thông tin như ngày nay việc cập nhật công nghệ thông tin và xử lý thông tin nhanh nhạy đa phần thuộc về thế hệ trẻ đồng thời họ cũng là những người con của các dân tộc trong huyện mang sẵn trong mình những giá trị di sản văn hóa vơ hình và hữu hình, ln ẩn chứa một nguồn năng lượng sáng tạo đặc biệt.
Khởi nghiệp từ du lịch khơng cịn q xa vời đối với các bạn trẻ tại các địa phương du lịch phát triển như Hà Nội, Huế, Hạ Long….. họ nắm bắt được các cơ hội và thế mạnh của cá nhân đồng thời được mơi trường văn hóa ni dưỡng cho các ý tưởng sáng tạo, xây dựng các ý tưởng từng bước thực hiện nó và đương nhiên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trước khi thực sự thành công.
Đối với thế hệ trẻ huyện Quỳnh Nhai việc định hướng các giá trị và giá trị văn hóa rất quan trọng, vận dụng những kiến thức và hiểu biết về dân tộc mình với những giá trị di sản văn hóa sẽ là
nguồn cảm hứng khởi nghiệp cho thế hệ trẻ. Biết yêu quý trân trọng và làm giàu trên chính những di
sản mà ông cha để lại là trách nhiệm của thế hệ trẻ chủ nhân của đất nước.
Trong thực tế đánh giá nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực du lịch tại Quỳnh Nhai còn rất hạn
chế về kiến thức, sự hiểu biết về du lịch, nhu cầu du lịch và xây dựng sản phẩm thương hiệu du lich…. Trong thời gian tới UBND huyện cần có kế hoạch tổ chức các chương trình tập huấn, các buổi tọa đàm, các diễn đàn về di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch gắn với “ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp của thanh niên”, xây dựng các chương trình tham quan học tập kinh nghiệm làm du lịch của các địa phương khác dành riêng cho các bạn trẻ; tăng cường định hướng cho các bạn trẻ đặc biệt tại các bản định hướng xây dựng bản văn hóa cộng đồng.
Trên cơ sở các giá trị di sản văn hóa đặc trưng của từng dân tộc trọng huyện cần được truyền đạt thấu đáo tới thế hệ trẻ vì chỉ khi họ thực sự hiểu, thực sự yêu các giá trị di sản lúc đó ý tưởng khởi nghiệp sẽ hình thành. Tổ chức Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của huyện phải là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp cho thanh niên bằng các mơ hình, hỗ trợ nguồn vốn và nhân rộng điển hình.
Tuổi trẻ với những hoài bão lớn đã và đang làm chủ đất nước, tuổi trẻ các dân tộc huyện Quỳnh Nhai cũng đang làm điều đó; trong thực tế đã có HTX Thủy Sản và du lịch các bạn trẻ đề xuất và đã nhận được sự tạo điều kiện của huyện cho phép thành lập theo quy định của pháp luật, là một mơ hình cần xem xét nhân rộng.
Với những tiềm năng du lịch của khu vực lòng hồ Quỳnh Nhai tác giả đưa ra một số ý tưởng khởi nghiệp thông qua việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của Quỳnh Nhai như sau: