2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch khu vực
2.3.2. Những bất cập còn tồn tại
Công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể và di sản phi vật thể bước đầu đã thu được
kết quả, tuy nhiên việc thực hiện cịn mang tính bị động chủ yếu dựa và các kỳ cuộc hoặc sự chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên, người dân còn thiếu hiểu biết và tôn trọng các giá trị truyền thống. Qua nghiên cứu tiềm năng Du lịch dựa trên khai thác di sản văn hóa và di sản tự nhiên của Quỳnh Nhai
chưa được khai thác đúng mức; Tài nguyên du lịch của Quỳnh Nhai vẫn chỉ mới ở dạng tiềm năng, chưa được triển khai thành các dự án đầu tư cụ thể, hoặc đã lập dự án đầu tư nhưng công tác triển khai còn chậm. Một số hoạt động du lịch, sản phẩm du lịch bước đầu đã hình thành nhưng mới mang tính tự phát. Chưa thể biến tiềm năng thành những sản phẩm du lịch cụ thể để thu hút khách du lịch.
Mặc dù nằm trên trục của tuyến du lịch Cung đường Tây Bắc, nhưng hệ thống giao thông đi các tỉnh Tây Bắc, nhất là đi Lai Châu, Lào Cai đã xuống cấp nghiêm trọng, chưa được nâng cấp. Mùa mưa thường sạt lở, gây tắc đường. Đây là một trở ngại lớn trong việc thực hiện các tour du lịch. Bên cạnh đó cịn có tác động tiêu cực của con người như phá rừng, xả chất thải bừa bãi cũng gây ra những cản trở khơng nhỏ đối với cơng tác giữ gìn và khai thác tài nguyên du lịch.
Quỳnh Nhai không nhiều di tích lịch sử - văn hóa tầm cỡ quốc gia như một số địa phương khác, hay nói đúng hơn là khơng có. Hiện nay, huyện chỉ có một di tích là Di tích lịch sử cây đa Pắc Ma (đã được xếp hạng cấp tỉnh) và một cơng trình văn hóa tâm linh: Khu Đền thờ Nàng Han và Linh Sơn Thủy Từ đang trong giai đoạn kêu gọi đầu tư tiếp tục hoàn thiện.
Đời sống sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân đã có nhiều thay đổi do tác động của cơ chế thị trường, quá trình di dân “tán xạ văn hóa” đã phần nào làm ảnh hưởng và mất dần nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc Quỳnh Nhai. Phần lớn các lễ hội truyền thống của Quỳnh Nhai chủ yếu diễn ra nhỏ lẻ và theo mùa vụ. Các lễ hội mới chủ yếu là phần lễ, cịn chưa có phần hội. Đây cũng là hạn chế trong việc phát triển thành sản phẩm phục vụ khách du lịch.
Công tác quản lý khai thác các di sản văn hóa phục vụ phát triển còn chưa đồng bộ, sản phẩm
du lịch còn đơn điệu, chủ yếu là du lịch tham quan, các dịch vụ phục vụ du lịch còn hạn chế, các nghề truyền thống, các lễ hội, các món ăn dân tộc, bản sắc văn hóa riêng chưa được khai thác phát triển tạo
thành các sản phẩm du lịch. Chưa tạo được thương hiệu trên thị trường du lịch trong và ngồi nước. Cơng tác khai thác các di sản văn hóa tại các bản có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng mới
dừng lại ở khảo sát lập quy hoạch trên thực tế chưa công nhận được bản du lịch cộng đồng và cũng chưa có sự quản lý của các cơ quan chun mơn, các bản có khách đến thăm quan chủ yếu dưới hình
thức tự phát chưa có khách du lịch nghỉ ở lại để khám phá đời sống văn hóa của người dân. Tổ chức quản lý liên kết giữa các di tích, di sản các địa phương trên các tuyến du lịch còn hạn chế, chưa xây dựng được lịch trình tour, chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp lữ hành, thiếu nghiêm trọng độ
ngũ Hướng dẫn viên du lịch và thuyết minh viên tại điểm. Việc hồn thiện các hồ sơ đề nghị cơng nhận di tích cịn chậm đặc biệt là các thắng cảnh, hang động dẫn đến gặp khó khăn trong cơng tác chỉ đạo điều hành từ các đơn vị có chun mơn sâu như Sở Văn hóa, các Viện nghiên cứu văn hóa.
Có thể khẳng định rằng trong những năm gần đây huyện Quỳnh Nhai đã giành sự quan tâm, chỉ đạo đặc biệt sát sao với các hoạt động quản lý, bảo tồn các giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn, đồng thời xây dựng các thương hiệu sản phẩm du lịch tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của huyện về cả di sản tự nhiên và di sản nhân văn.