3.2. Những xu hướng về phát triển du lịc hở huyện Quỳnh Nhai gắn với bảo tồn, tôn tạo phát
3.2.3. Định hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa khu vùng hồ Quỳnh Nha
Nhai phục vụ phát triển du lịch
Để bảo tồn các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Quỳnh Nhai trở thành một ngành kinh tế quan trọng của huyện, khai thác và phát huy các tiềm năng về du lịch của địa phương
một cách hiệu quả cần thực hiện những định hướng cụ thể trong thời gian tới:
Tập trung đầu tư, củng cố, trùng tu, tôn tạo, phục hồi những di tích – danh thắng cảnh đã và
đang được khai thác có hiệu quả; khắc phục những tồn tại về cơ sở vật chất giao thông, an ninh trật
tự, vệ sinh môi trường… để đảm bảo chất lượng phục vụ khách du lịch. Xây dựng các bản có khả năng trở thành các điểm du lịch cộng đồng để từng bước hoàn thiện hệ thống dịch vụ du lịch.
Tỉnh Sơn La sớm có kiến nghị với Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong những năm tới, cần quan tâm và đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển du lịch, ưu tiên cho du lịch của tỉnh Sơn La nói chung, của huyện Quỳnh Nhai nói riêng, nhằm tạo điều kiện cho quá trình triển khai các chiến lược, quy hoạch các chương trình kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện một cách hiệu quả và thiết thực. Phối hợp với các công ty du lịch trung ương và của tỉnh
quảng bá và giới thiệu các sản phẩm du lịch của Quỳnh Nhai để thông tin sớm đến với các du khách,
đặc biệt là các công ty du lịch lữ hành quốc tế.
Huyện Quỳnh Nhai cần xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng hệ thống các lễ hội để phục vụ được cho du lịch. Cần lựa chọn những lễ hội tiêu biểu, lược bỏ bớt phần rườm rà, giữ tính thiêng của phần lễ nhưng lược bỏ những hủ tục lạc hậu, tăng cường các hoạt động ở phần hội để thu hút sự tham gia của
nhiều người, các hoạt động ở phần hội khơng u cầu tính nghệ thuật cao để người dân, du khách dễ tham gia.
Tập trung phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch sinh thái làm hướng chủ đạo. Bên cạnh
đó cần phát triển du lịch sinh thái gắn với các lễ hội, trị chơi, văn hóa dân tộc các dân tộc bản địa
nhằm làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Xây dựng những sản phẩm du lịch đa dạng, có quy mơ tính chất đặc trưng, độc đáo cấp huyện, cấp tỉnh, có tính liên kết cao hướng đến mọi loại nhu cầu và đối
tượng hưởng thụ, trong đó tập trung vào những sản phẩm phát huy được các thế mạnh, bản sắc địa phương có tính hấp dẫn cao.
Tổ chức các hội nghị chuyên đề hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực du lịch, để trao đổi kinh nghiệm, xác định khó khăn trong việc đào tạo để có biện pháp khắc phục. Sắp xếp, kiện tồn hệ thống quản lý du lịch trên địa bàn huyện, hướng tới quản lý du lịch một cách chuyên nghiệp ngay từ đầu. Phải chủ động kết nối với nhau thành một chuỗi chỉnh thể không tách rời nhau để cùng phối hợp cung cấp các dịch vụ du lịch. Các doanh nghiệp tự chủ trong lựa chọn đối tác, xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch sao cho đặc sắc, đậm bản sắc văn hóa, truyền thống của địa phương… trên tinh thần
cùng phát triển, để thu hút khách du lịch, tạo sự liên thông trong phục vụ du khách, nhằm hướng đến
thỏa mãn nhu cầu của du khách sau khi sử dụng dịch vụ.
Cần quan tâm lắng nghe hơn nữa tâm tư nguyện vọng của người dân – chủ thể địa phương để
có những biện pháp xây dựng du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh nhưng cũng hợp với lòng dân. Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở
những đầu mối giao thông quan trọng, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm; tranh thủ hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch. Thực hiện các chương trình thơng tin tuyên truyền, công bố những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn của huyện trên phạm vi tồn tỉnh; tổ
gia nhiều hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch chuyên đề ở trong nước và quốc tế để giới
thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của huyện, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.