Nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu VĂN HÓA MƯU SINH CỦA NGƯỜI DAO QUẦN TRẮNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGƯỜI DAO QUẦN TRẮNG Ở Xã HÙNG ĐỨC, HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG) (Trang 30 - 32)

Hàm Yên là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. Đông giáp huyện Chiêm Hoá. Tây giáp Yên Bái. Nam giáp huyện Yên Sơn. Bắc giáp tỉnh Hà Giang.

Hàm Yên nằm trong toạ độ địa lý 21o50’–22o23’ vĩ độ Bắc và từ 105o50’–105o

11’ độ kinh Đơng.

Địa hình huyện Hàm Yên nằm trong vùng đồi núi thấp, độ cao trung bình 150-300 m so với mặt biển, có đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Chạm Chu có độ cao là 1.591m, địa hình có hướng dốc dần về phía Sơng Lơ và các xã phía Nam.

Khí hậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa bình quân 1.895 mm/năm, độ ẩm bình qn 85%, là vùng thích hợp cho thâm canh tăng vụ cây trồng và vật ni. Mưa ít nhất vào tháng 12, tháng 1. Hàm Yên là nơi có lượng mưa cao nhất tỉnh (2300mm năm 1996).

Chế độ gió ở đây thay đổi theo mùa. Về mùa hạ, hướng gió thịnh hành là Đơng Nam và Nam. Về mùa đơng, khi gió mùa đơng bắc tràn về, hướng gió chủ yếu là Bắc và Đơng Bắc.

Nhìn chung khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nhất là đối với nông nghiệp. Với một mùa đông lạnh, nơi đây có khả năng sản xuất được cả các sản phẩm nông nghiệp của cận nhiệt và ôn đới.

Tuy nhiên, các hiện tượng thiên tai như sương muối, mưa đá, lốc, bão… đã có ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng, đặc biệt là đối với nông, lâm nghiệp.

Huyện Hàm Yên, có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú, có tiềm năng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất bột giấy, sản xuất chế biến các sản phẩm từ nông lâm sản và phát triển công nghiệp chế biến chè. Nguồn tài nguyên rừng, trong đó có các loại cây lâm nghiệp trên diện tích đất rừng trồng, như loại song, mây, giang, tre, nứa... có điều kiện để phát triển ngành nghề thủ công, mỹ nghệ. Đại bộ phận đất của Huyện, có độ dày canh tác từ 40cm trở lên, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển lâm nghiệp.

Huyện có mạng lưới sơng ngịi dày đặc, phân bố tương đối đồng đều, thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình thuỷ lợi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Với vị trí địa lý trên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hàm Yên phát triển kinh tế xã hội.

Nhìn chung đất canh tác ở Hàm Yên có tầng tương đối dày, hàm lượng dinh dưỡng thuộc loại trung bình và khá. Trừ một số loại đất phù sa sông suối và đất lầy thụt ở các thung lũng, còn lại chủ yếu là đất feralit. Đất được hình thành trên các loại đá mẹ là đá biến chất và đá trầm tích. Tiêu biêu cho vùng này là nhóm đất đỏ vàng, vàng nhạt trên núi được

hình thành ở độ cao 700 - 1800m với một vài loại đất như đất mùn đỏ vàng trên núi phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau (đá gnai, đá phiến mica, sa thạch…)

Hùng Đức là một xã nằm ở phía Nam huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, xã có diện tích tự nhiên 6.300 ha, dân số khoảng 9000 người, với trên 70% là đồng bào dân tộc Dao Quần Trắng, trong đó một số thơn như: Thắng Bình, Xn Đức, Làng Phan... có tới 100% đồng bào dân tộc Dao Quần Trắng sinh sống. Đây là một xã thuần nông và ở địa hình đồi núi thấp nên phương thức sản xuất chủ yếu là canh tác nơng nghiệp. Xã Hùng Đức có vị trí địa lý thuận lợi về giao thơng, từ xã Hùng Đức có thể xi về Hà Nội, ngược lên Hà Giang bằng quốc lộ 2, sang Yên Bái và Thái Nguyên bằng quốc lộ 13A.

Đất đai ở đây thuộc vùng núi thấp, được hình thành chủ yếu từ các loại đá mẹ, là đá biến chất mà tiêu biểu là nhóm đất đỏ, vàng ở vùng đồi núi thấp phát triển trên các loại nham khác nhau. Đây là nhóm đất có giá trị đối với sản xuất nông, lâm nghiệp.

Trong nông ngiệp, từ xa xưa nguồn sống chính của dân tộc Dao Quần Trắng là nơng nghiệp, hình thức kinh tế chủ yếu là nương rẫy du canh, ruộng bậc thang, ruộng nước chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Do đặc thù cư trú và sinh sống là gần rừng và sơng suối, nên địa hình ở xã Hùng Đức rất phù hợp với cuộc sống của dân tộc Dao Quần Trắng, vì thế họ đã ở đây từ rất lâu đời.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA MƯU SINH CỦA NGƯỜI DAO QUẦN TRẮNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGƯỜI DAO QUẦN TRẮNG Ở Xã HÙNG ĐỨC, HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)