Nguồn lực xã hội

Một phần của tài liệu VĂN HÓA MƯU SINH CỦA NGƯỜI DAO QUẦN TRẮNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGƯỜI DAO QUẦN TRẮNG Ở Xã HÙNG ĐỨC, HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG) (Trang 32 - 34)

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng giữa nên người Dao Quần Trắng ở đây xưa kia chủ yếu là làm nương du canh. Nguồn lương thực chủ đạo là lúa nương và ngô. Nương rẫy thường xuyên chỉ làm vài vụ lại bỏ đi tìm nơi khác để khai thác. Phương thức canh tác này rất lạc hậu dẫn đến nạn chặt phá rừng bừa bãi, nhiều rừng cây gỗ quý bị phá hủy, rừng càng ngày càng khan hiếm, xơ xác, nguồn nước bị khơ cạn, làm cho khí hậu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây lũ lụt, hạn hán kéo dài ở nhiều nơi… Dụng cụ sản xuất rất thơ sơ, chỉ cần rìu, dao, gậy chọc lỗ tra ngơ, lúa, cái nạo, cái hái nhắt.

Người ta bắt đầu phát rầy làm nương từ tháng giêng âm lịch cho tháng 8 âm lịch. Dụng cụ để phát nương là một con dao, rẫy phát rồi để khoảng 20 đến 30 ngày mới đốt; đốt xong đợi tro than nguội, những cây, cành khô chưa cháy hết được thu dọn thành đống riêng để đốt lại hoặc bỏ ra ngồi nương. Sau đó tro than được san dải đều khắp trên mặt nương và bắt đầu chọc lỗ gieo hạt, khi gieo hạt người ra chia ra thành cặp: 1 nam, 1 nữ, người nam đi trước dùng gậy chọc lỗ thành từng hàng, người nữ theo sau ngang hông đeo một cái giỏ nhỏ đựng khoảng 2 đến 3kg thóc, lần lượt bỏ vào mỗi lỗ 15 đến 20 hạt thóc rồi lấy chân gạt lấp đi. Ngồi cách tra lỗ này người ta cịn áp dụng phương pháp vãi hạt.

Người Dao còn quen với kỹ thuật trồng xen canh, ít có đám nương chỉ có một loại cây trồng mà bên cạnh đó cịn xen lẫn với các cây hoa màu khác. Trồng xen canh lúa có ngơ hoặc đậu, ngơ trồng với lúa khác với khi trồng riêng. Ngồi lúa, ngơ, đậu thì khơng thiếu được các loại cây trồng như: Rau cải, rau bao, bầu, bí… Ngơ có thể trồng cùng với khoai sọ, khoai lang, kê, chỉ riêng sắn là phải trồng riêng. Ngồi ra trên nương cịn trồng thêm chè, hồi là những cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Do đặc thù cư trú nên địa bàn cư trú người Dao Quần Trắng vốn sẵn đồi cỏ, thung lũng, khe suối nên việc chăn nuôi cũng khá phát triển. Những nơi đã định canh, định cư, người ta chăn nuôi khá nhiều các loại gia súc với số lượng tăng dần. Người Dao nói chung chọn giống vật ni thường là lợn và trâu, bị nhưng lợn vẫn là chủ yếu. Về gia cầm thì vịt, ngỗng chiếm tỷ lệ nhỏ sau gà. Do cách chăm sóc, và phịng ngừa đúng cách nên dù trình độ kỹ thuật chăn ni chưa đạt trình độ khoa học cao thì gia cầm của người Dao ít bị chết dịch.

Cách thức tổ chức xã hội liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi của người Dao Quần Trắng được thể hiện qua các nét như sau: Mỗi thơn bản có phạm vi đất cư trú và trồng trọt riêng. Phân chia giới hạn giữa các thơn bản liền nhau thường là đường mịn, đèo cao, khe núi… được dân làng công nhận theo một quy ước riêng của họ. Mỗi làng người Dao Quần Trắng đều tổ chức các nghi lễ chung liên quan đến nông nghiệp, chăn nuôi, săn bắt: Lễ cầu làng, cũng thổ thần được diễn ra trước khi gieo trồng (2 - 2 âm lịch), khi lúa mọc cao (6-6 âm lịch), sau khi gặt mùa (22 - 12 âm lịch), các nghi lễ còn được diễn ra vào những lúc như hạn hán kéo dài, và khi có dịch bệnh… Việc cúng lễ này thường diễn ra chung cả làng, mỗi nhà cử ra người đại diện tham gia dự lễ và mỗi gia đình đóng góp một cân gạo, một chai rượu, một con gà để làm lễ vật, với mong muốn cầu cho gia đình bình an, khơng sảy ra dịch bệnh cho người và gia súc, cây trồng, giống vật ni, gia đình và làng xóm đồn kết không sảy ra tranh chấp.

2.1.3. Nguồn lực con người (lao động)

Hùng Đức là một xã có 70% dân số là người Dao Quần Trắng sinh sống, là một xã thuần nông, đất rộng, người đông, điểm xuất phát thấp, đời sống nhân dân cịn khó khăn.

Trong xã hội cổ truyền, khi rừng cịn nhiều thì người Dao Quần Trắng có cuộc sống kinh tế tự cung tự cấp khá ổn định nhưng khi rừng ngày một thu hẹp thì buộc họ phải di cư đến nơi mới để sinh sống.

Mặc dù, người Dao là có nền văn hóa lịch sử lâu đời và tri thức dân gian rất phú, nhưng khi di cư đến những vùng đất mới do không được tổ chức, khơng được bố trí trước,

vì thế các điều kiện, các nguồn lực để phát triển sản xuất rất khó khăn, thiếu thốn. Và với việc vẫn cịn duy trì các hủ tục lạc hậu dẫn đến đời sống tộc người vẫn đói nghèo. Cuộc sống du canh, du cư khiến cho người Dao Quần Trắng phiêu bạt theo chu kỳ nương rẫy, nên trẻ em ít được đi học. Tập quán sống du canh, du cư khiến cho trình độ dân trí của người dân tộc Dao rất thấp so với người Kinh và một vài tộc người khác sống cùng nơi cư trú, sự kém hiểu biết mang đến hệ lụy như việc chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến mất cân bằng sinh thái và biến đổi khí hậu quốc gia.

Trước đây, rừng còn nhiều, người Dao Quần Trắng thường sống trên các đầu nguồn, sông, suối, phát rừng làm nương rẫy, trọc lỗ tra hạt, chăn thả gia súc, đến khi đất đó bạc màu, ớt gừng khơng cịn cay, làm lụng chắt chiu khơng đủ ăn nữa thì lại rủ nhau du canh, du cư tìm miền đất mới để tiếp tục lại phá rừng kiếm kế sinh nhai. Phương thức canh tác khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên này, được người Dao ghi thành văn tự, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác thành tập quán khó thay đổi.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA MƯU SINH CỦA NGƯỜI DAO QUẦN TRẮNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGƯỜI DAO QUẦN TRẮNG Ở Xã HÙNG ĐỨC, HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)