Một số giải pháp

Một phần của tài liệu VĂN HÓA MƯU SINH CỦA NGƯỜI DAO QUẦN TRẮNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGƯỜI DAO QUẦN TRẮNG Ở Xã HÙNG ĐỨC, HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG) (Trang 83 - 85)

2.2.2 .Chăn nuôi và tri thức bản địa liên quan đến chăn nuôi

3.3. Một số đề xuất nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa mưu sinh của

3.3.1. Một số giải pháp

Từ xa xưa đến nay đồng bào Dao Quần Trắng ở xã Hùng Đức vẫn chọn nơi chủ yếu có đồi núi, rừng chiếm phần lớn diện tích làm nơi cư trú, đây thường là những nơi hiểm trở, vùng sâu, xa. Đời sống kinh tế chưa phát triển, gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp trồng trọt nương rẫy là chủ đạo. Để tồn tại và phát triển người Dao Quần Trắng đã phải tìm cách thích ứng với việc khai thác và canh tác sản xuất ở những nơi hiểm trở. Trải qua nhiều thế hệ, người Dao Quần Trắng không ngừng tự trau dồi, và tích lũy hình thành nên nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc sản xuất nơng nghiệp và có nhiều kinh nghiệm vẫn được duy trì, giữ gìn và thực hiện song song với các biện pháp kỹ thuật hiện đại. Tri thức về sản xuất nơng nghiệp trong văn hóa mưu sinh của người Dao Quần Trắng được hình thành trong quá trình lao động sản xuất, ăn sâu vào những thói quen, tập quán sinh hoạt và cuộc sống tâm linh của đồng bào. Nhưng với hiện trạng xã hội hiện nay, sự phát triển kinh tế cơng nghiệp hóa và q trình hội nhập quốc tế đã có những tác động tiêu cực, làm mai một văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và người Dao Quần Trắng nói riêng. Một số nghi lễ truyền thống mang tính cộng đồng ít được bà con quan tâm như các lễ hội liên quan đến nông nghiệp; lễ tôn thờ thần rừng, thần núi, thần sông; nhà ở của đồng bào một số gia đình cũng khơng cịn kiểu nhà sàn mà làm bằng gạch, ngói cấu trúc giống nhà người Kinh; trang phục dân tộc cũng khơng cịn được mặc trong đời sống thường ngày của người dân thay thế vào đó là những trang phục như của người kinh… văn hóa truyền thống của người Dao Quần Trắng đang dần bị mai một.

Nếu những năm đầu đổi mới của đất nước các nhà quản lý đã hiểu nhầm rằng những tập tục văn hóa của các dân tộc thiểu số như cúng bái, bói tốn, các nghi lễ tâm linh là những ngun nhân gây ra tâm lí bảo thủ trì trệ, kém phát triển của nhiều tộc người thiểu số trên cả nước trong đó có người Dao Quần Trắng. Và từng coi đây là những hủ tục lạc hâu, cổ hủ cần được xóa bỏ, nên suốt một thời gian dài các cấp lãnh đạo đã đưa ra cách chính sách cấm đốn nhằm ngăn cấm sự phát triển của những tín ngưỡng tâm linh này vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả một dân tộc. Khi các nhà khoa học nhập cuộc và tìm hiểu về văn hóa của các dân tộc thiểu số thì một họ đã thực sự ngỡ ngàng trước những kiến thức văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số từ đó tham mưu cho các cấp lãnh đạo để dần giảm đi những ngăn cấm về văn hóa đối với các tộc người thiểu số. Đến nay, đứng dưới góc độ nghiên cứu các nhà khoa học đã đặt văn hóa của dân tộc thiểu số thành đối tượng để nghiên cứu và nhận thấy rằng đứng trước sự chuyển mình của xã hội trong nền phát triển kinh tế thị trường hiện nay thì văn hóa của người dân tộc thiểu số cũng khơng ngừng thay đổi theo môi trường sống.

Bên cạnh những yếu tố tích cực cịn có những yếu tố khơng phù hợp nên hiện nay việc nhận ra những giá trị văn hóa tích cực và những giá trị văn hóa khơng phù hợp để phát huy nó một cách hiệu quả thì đây đang là khó khăn và thách thức và là nhiệm vụ cấp thiết có ý nghĩa chiến lược cần phải thực hiện thường xuyên và lâu dài của Đảng và nhà nước hiện nay. Từ nhiều năm nay, việc bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện từ trung ương đến các địa phương. Tuy nhiên, công tác này hiện đang địi hỏi phải có những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao tính hiệu quả. Có nhiều giải pháp cơ bản đã được đưa ra để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số trong đó có người Dao Quần Trắng như:

Một là tuyên tuyền giáo dục cho đồng bào Dao Quần Trắng, nâng cao trình độ dân trí và hiểu biết về các kiến thức khoa học về văn hóa, mở rộng giao lưu văn hóa. Giúp họ hiểu và loại bỏ những tâm lý, tập tục, lối sinh hoạt khơng cịn phù hợp, bảo vệ, phát huy di sản tinh thần truyền thống tốt đẹp góp phần xây dựng con người mới, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để nâng cao nhận thức của cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong thôn bản người Dao Quần Trắng ở xã Hùng Đức về văn hóa nói chung, văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng. Trước tiên các cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương phải đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, vận động. Công tác này vừa giúp đồng bào hiểu rõ những tác hại của các hủ tục lạc hậu, vừa hướng bà con tham gia những hoạt động sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Đó cũng là cơ sở để xây dựng đời sống văn hóa mới. Cụ thể, công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện lồng ghép với cuộc vận động “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Các cơ quan, ban, ngành, mặt trận và các đoàn thể cấp huyện cũng như cấp xã đều tham gia thực hiện nhiệm vụ này. Công tác giáo dục văn hóa hiện nay cho đồng bào phải kết hợp hài hòa giữa xây dựng, bồi dưỡng các giá trị truyền thống như tính cố kết cộng đồng, yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực,cần cù, sáng tạo, gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, giao lưu với văn hóa của các dân tộc anh em trong cả nước tạo nên một hệ thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cho nền văn hóa Việt Nam. Hồn thiện các nhận thức về chuẩn mực giá trị văn hóa và con người thời kỳ đổi mới cho người Dao Quần Trắng nhưng vẫn giữ gìn bảo tồn được những giá trị riêng đặc trưng của tộc người. Phát động phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống vǎn hóa”, huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong Đảng, cơ quan Nhà nước, các đoàn thể ra ngồi xã hội tích cực tham gia phong trào.

Hai là hiện nay đời sống văn hóa ở những thơn bản người Dao Quần Trắng ở xã Hùng Đức đa phần vẫn còn nghèo nàn, mặc dù đã tiếp cận với khoa học kỹ thuật và dần

hội nhập với các nền văn hóa các dân tộc anh em ở gần nơi cư trú nhưng vẫn cịn rất nhiều thơn bản người Dao Quần Trắng ở xã Hùng Đức vẫn chưa thốt nghèo. Chính vì vậy vẫn cần đẩy mạnh nâng hiệu quả giáo dục của các cơ quan văn hóa nghệ thuật, khoa học, kết hợp với sự hoạt động không ngừng của các cơ quan giáo dục ngồi nhà trường như nhà văn hóa thơn bản, thư viện xã, câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa thơn bản… Đặc biệt là sử dụng mọi loại phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời truyền đạt sâu rộng giá trị văn hóa mới, những thành tựu khoa học kỹ thuật, những thể chế chính trị và chính sách mà Đảng và Nhà nước dành cho dân tộc thiểu số.

Ba là các cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở của các cơ quan văn hóa tại địa phương phải đi thực địa cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt để hiểu hơn về cuộc sống văn hóa của người Dao Quần Trắng ở xã Hùng Đức từ đó tuyên truyền, vận động và hướng dẫn đồng bào hiểu được những giá trị văn hóa truyền thống mà từ trước đến nay họ vẫn đang lưu giữ và truyền bá. Khi bản thân người Dao Quần Trắng hiểu được những nét văn hóa như trang phục, chữ viết, tiếng nói, các tri thức, kinh nghiệm dân gian của dân tộc mình là bản sắc văn hóa, thì đồng bào sẽ tự nguyện giữ gìn, và lưu truyền và phát huy.

Bốn là các kinh nghiệm dân gian, các tín ngưỡng nơng nghiệp trong văn hóa mưu sinh của người Dao Quần Trắng từ xa xưa đến nay đã giúp cho người Dao Quần Trắng có sự thỏa mãn về đời sống tâm linh từ đó hăng say lao động sản xuất, tin tưởng vào cuộc sống sẽ luôn tốt đẹp. Trải qua thời gian những kiến thức tâm linh có giá trị văn hóa trong văn hóa mưu sinh của đồng bào đang dần bị mai một, những người hiểu biết và còn ghi nhớ được những điều này còn rất hiếm, đa phần là những người đã cao tuổi. Đảng và Nhà nước cần có chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với những người này nhằm bảo vệ tinh thần cho họ khi nắm giữ kho tàng kiến thức dân gian của tộc người. Ngăn cấm việc người khác lợi dụng các tri thức dân gian này sử dụng vào mục đích thương mại hóa phục vụ cho lợi ích kinh tế.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA MƯU SINH CỦA NGƯỜI DAO QUẦN TRẮNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGƯỜI DAO QUẦN TRẮNG Ở Xã HÙNG ĐỨC, HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG) (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)