2.2.2 .Chăn nuôi và tri thức bản địa liên quan đến chăn nuôi
3.1. Biến đổi các nguồn lực mƣu sinh trong xã hội hiện nay
3.1.4. Biến đổi nguồn lực vật chất
Những năm gần đây, xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên cũng như các nơi khác trong Tỉnh Tuyên Quang đang tập trung thực hiên Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 -2020. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức với cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã trong việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng nơng thơn mới. Ngồi việc chú trọng đến đầu tư phát triển kinh tế thì việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng là việc được chính quyền địa phương quan tâm hàng đầu.
Trước kia, do tập quán sống ở trong rừng sâu nên đường đến các thôn bản người Dao Quần Trắng ở xã Hùng Đức đường rất khó khăn, hiểm trở. Hiện nay, được sự đầu tư của Đảng và Nhà nước thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới, người dân nơi đây đã phối kết hợp với chính quyền địa phương theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đóng góp chi phí và vật liệu để triển khai xây dựng làm đường bê tông nông thơn. Năm 2013, huyện Hàm n có kế hoạch bê tơng hóa 80km đường nơng thơn, trong 6 tháng đầu năm, tồn huyện đã thực hiện được 30,6km. Trong đó, kế hoạch của xã Hùng Đức bê tông trên 5.000m đường, ngay 6 tháng đầu năm xã đã thực hiện được 2.120m. Đối với những thơn có kế hoạch đăng ký làm đường, xã đôn đốc, chỉ đạo các thơn hồn thành trong thời điểm nông nhàn, đến mùa vụ lại dừng để tập trung vào sản xuất. Kinh nghiệm làm đường của xã là: cấp ủy, chính quyền từ xã đến thơn nhiệt tình vào cuộc, cùng tun truyền và vận động bà con nhân dân tự giác, chủ động làm đường; các thôn tự đăng ký thực hiện và tự đề ra mức thu, mức đóng góp tùy theo từng thơn. Tuy nhiên, hạn chế đến mức thấp nhất mức đóng góp bằng tiền mặt, khi mà đặc thù của xã vẫn là xã khó khăn, đời sống nhân dân cịn nghèo, các thôn sẽ không đứng ra thu tiền mà chỉ nghiệm thu vật liệu đóng góp. Các phương tiện “vận tải” của các hộ dân như xe trâu, xe cải tiến đều được huy động để giúp vận chuyển vật liệu, ống cống, xi măng… Thôn Xuân Đức là một trong những có 100% người Dao Quần Trắng sinh sống nhưng đã hoàn thành trên 500m kế hoạch khá nhanh theo cách làm này. Anh Trần Văn Sửu, trưởng thôn cho biết: “Cái hay
của chúng tôi là trên 500m đường bê tơng đã hồn thành này, người dân khơng phải đóng góp một đồng tiền mặt nào. Tồn bộ đều được quy ra ngày công và vật liệu do các hộ dân tự khai thác, đóng góp. Nhờ vậy mà người trong thôn rất hăng hái để thực hiện thi cơng tuyến đường, để hồn thành sớm phục vụ cho việc đi lại của bà con trước dự kiến”.
Được sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền huyện Hàm Yên, xã Hùng Đức cũng như các xã khác trong tỉnh luôn tăng cường công tác quản lý, vận
hành và bảo dưỡng các cơng trình thủy lợi sau đầu tư; đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, góp phần tăng năng suất cho cây trồng. Trong xây dưng nông thơn mới, với tiêu chí về thủy lợi “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thời gian gần đây, chính quyền địa phương xã Hùng Đức tích cực chỉ đạo tuyên truyền vận động, người dân tham gia đóng góp ngày cơng, vật liệu… (nhất là người dân thuộc bộ phận người Dao Quần Trắng) tham gia nạo vét, sửa chữa các cơng trình chống hạn và các tuyến kênh mương nhằm đảm bảo phục vụ cho công tác tưới tiêu nông nghiệp của người dân nơi đây.
Bên cạnh việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ việc đi lại, tưới tiêu thì việc đưa ra các quy định về việc quản lý vật tư nông nghiệp bao gồm giống cây trồng, giống vật ni, phân bón, thức ăn chăn ni, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị sử dụng trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, thủy lợi cũng được Nhà nước quan tâm và chỉ đạo sát sao trong việc thực hiện quản lý giúp cho những người dân ở xã Hùng Đức trong đó chủ yếu là người Dao Quần Trắng có điều kiện để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng xuất lao động, góp phần vào sự phát triển chung của nền nông nghiệp cả nước.