2.2.2 .Chăn nuôi và tri thức bản địa liên quan đến chăn nuôi
3.1. Biến đổi các nguồn lực mƣu sinh trong xã hội hiện nay
3.1.3. Biến đổi nguồn lực con người (lao động)
Lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm ln chứng minh tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc thiểu số, đã góp phần làm nên những giá trị cốt lõi của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Lịch sử cũng chứng minh trong quá trình thực hiện các cuộc cách mạng, kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vùng dân tộc thiểu số, xác định đây là một địa bàn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi sự nghiệp cách mạng hoàn thành, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục chăm lo đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo… Trong đó đặc biệt quan tâm tới cơng tác giáo dục - đào tạo, nâng cao trình độ dân trí cho người dân tộc thiểu số ở các vùng núi, vùng sâu, xa trên cả nước nói chung cũng như người Dao Quần Trắng ở xã Hùng Đức nói riêng.
Hiện nay, việc nâng cao trình độ văn hóa cho các tộc người thiểu số đang được Đảng và Nhà nước ta triển khai đẩy mạnh. Bên cạnh xóa mù chữ cho các đồng bào thiểu số thì việc đưa ra các chính sách đào tạo các cán bộ là người dân tộc thiểu số cũng được Nhà nước quan tâm, chú trọng. Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2011) đã tiếp tục khẳng định việc nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng dân tộc thiểu số… Và quan tâm hơn tới phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Với các chính sách này nhiều con em dân tộc Dao Quần Trắng ở xã Hùng Đức đã được Đảng và Nhà nước quan tâm vận động, tạo điều kiện để các em theo học ở các trường dân tộc nội trú của địa phương và trung ương. Những đối tượng con em được đi học này thời gian lao động, sinh hoạt sản xuất cùng gia đình ít, hầu như khơng có nên việc được cha mẹ, ơng bà truyền lại những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghệp mà họ đã đúc rút từ lâu đời là rất ít ỏi. Mặt khác, nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhâp, phát triển sản xuất theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nhà nước, nhiều gia đình người Dao Quần Trắng đã định hướng con em mình đi theo những nghề phục vụ trong lĩnh công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, mong muốn thốt khỏi cuộc sống nơng thơn vất vả. Chính tâm lý này khiến cho văn hóa mưu sinh có từ lâu đời bị mai một dần theo các thế hệ, những thế hệ cha ơng có kinh nghiệm lâu đời này đã dần sao nhãng truyền thụ lại những kiến thức truyền thống
cho con cháu, một phần vì nó khơng cịn phù hợp với cuộc sống hiện nay. Mặt khác, ngay trong các thôn bản người Dao Quần Trắng ở xã Hùng Đức hiện nay, những hộ có điều kiện kinh tế khá giả đã chuyển sang hoạt động dịch vụ, cung cấp các nhu yếu phẩm cho những người dân sống trong các bản làng.
Một số phụ nữ người Dao Quần Trắng sống ở thôn Văn Nham, xã Hùng Đức cho biết “Trước kia đi chợ bán thóc, bán gà tồn phải nhờ người khác tính hộ… Khơng biết
chữ bây giờ làm gì cũng khó nên phải đi học chữ thôi”. Năm 2009, theo nguyện vọng của
đồng bào Dao Quần Trắng ở đây, được sự ủng hộ của chính quyền địa phương xã Hùng Đức, ban thường vụ Hội phụ nữ xã Hùng Đức đã kết hợp với Chi đoàn Giáo viên Trường Tiểu học Hùng Vân mở lớp xóa mù chữ và tái mù chữ cho chị em. Lớp học “Xoá mù chữ Văn Nham” đầu tiên với 25 học viên đều là chị em trong thơn, có độ tuổi từ 25 đến 50. Để thời gian học không ảnh hưởng đến công việc của các chị, lớp học được duy trì đều đặn 4 buổi/tuần từ lúc 12h30 đến 14h30. Một số chị em tuy tuổi đã cao nhưng họ vẫn say mê vừa đọc vừa viết rất phấn khởi. Từ đó đến nay ở xã Hùng Đức đã tổ chức được thêm nhiều lớp học xóa mù chữ cho người Dao Quần Trắng ở nhiều thôn bản khác nhau trong xã.
Từ khi nhận thức của người dân được thay đổi, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nhờ tiếp cận các phương pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì người Dao Quần Trắng đã biết áp dụng triển khai các mơ hình sản xuất nơng nghiệp trong chăn ni, trồng trọt điển hình như mơ hình chăn ni vườn, ao, chuồng, hình thức trồng xen canh vụ giống cây trồng, các giống cây mới, lai tạo các giống vật nuôi mới… Đặc biệt, các hộ gia đình đã thực hiện chính sách vay vốn hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn để sản xuất từ đó kinh tế của người dân được cải thiện, đời sống nhân dân tăng cao đáng kể.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống, vật chất tinh thần của bà con người Dao Quần Trắng xã Hùng Đức đã dần ổn định hơn. Năm 2012, xã Hùng Đức đã có 222 hộ thốt nghèo, một số hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số đã tình nguyện viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo.
Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế - văn hóa cơng nghiệp là sự mai một của những kiến thức văn hóa mưu sinh dân gian bản địa của người Dao Quần Trắng xã Hùng Đức. Do nhận thức của người dân đã dần thay đổi, họ biết lựa chọn những phương thức sản xuất mới, giúp cải thiện kỹ thuật sản xuất, tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp nên những kiến thức văn hóa dân gian về trồng trọt, sản xuất chăn nuôi nông nghiệp lạc hậu từ xưa kia dần được xóa bỏ và thay thế bằng những kiến thức khoa học hiện đại. Bên cạnh đó vẫn lưu giữ những giá trị văn hóa mưu sinh truyền thống có giá trị phục vụ trong đời sống hiện nay như việc theo dõi các chuyển biến thời tiết, khí hậu để có sự
chuẩn bị kỹ càng hơn trong việc lao động sản xuất, tránh bị thiệt hại cây trồng trong mùa mưa, hay lũ kéo về.