Lễ rước Mẫu qua sông

Một phần của tài liệu Lễ hội đền đông cuông của người tày khao, huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 54 - 58)

2.4. Trình tự lễ

2.4.2. Lễ rước Mẫu qua sông

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn trong Tứ phủ - Tam phủ là nhân vật trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam (Mẫu Thượng Thiên - Đệ Nhất; Mẫu Thượng Ngàn - Đệ Nhị; Mẫu Thoải - Đệ Tam; Mẫu Địa - Đệ Tứ). Mẫu Thượng Ngàn là vị thần cai quản vùng núi rừng. Là một trong ba hoặc bốn vị Mẫu được thờ cúng tại điện Mẫu, Bà được tạc tượng thành một phụ nữ đẹp, phúc hậu, ngồi ở tư thế thiền, chân xếp bằng, hai tay chắp và trang phục màu xanh. Việc phụng thờ Mẫu Thương Ngàn là một đặc điểm tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của người Việt. Là một nhân vật mang tính truyền thuyết và đóng vai trị quan trọng trong tín ngưỡng hầu bong tam phủ hay tứ phủ. Thánh Mẫu đã nhiều lần hiển phù các đời vua Lê che chở cho nhân dân nhất là vùng rừng núi.

Một thần tích về Mẫu Thượng Ngàn được nhiều người biết đến liên quan đến đền Bắc Lệ, Hữu Lũng, Lạng Sơn được tương truyền như sau:

Mẫu Thượng Ngàn, là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ Nương (trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh cả hai cùng cầu hôn Mỵ Nương, con gái vua Hùng). Khi cịn trẻ, Mẫu là một cơ gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ đặt tên là La Bình. Cơng chúa La Bình thường được cha cho đi cùng, trong địa hạt mà Tản Viên Sơn Trang cai quản, ông đã dậy dân khơng thiếu điều gì, từ săn bắn thú dữ đến chăn nuôi gia súc, từ trồng cấy cây ăn quả, trồng lúa nương đến đắp ruộng bậc thang, trồng lúa nước…hay dựng nhà cửa, hái cây thuốc chữa bệnh. Ông cũng thường cùng các vị sơn thần, tù trưởng luận đàm thế sự và bàn soạn công việc. Do luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình

cũng học hỏi được rất nhiều điếu. Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cùng giỏi. Những khi Sơn Tinh bận việc hay không thể đi khắp những nơi dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha cho đi thay. Những lần như thế, La Bình ln tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc. Các Sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh. Còn bản thân nàng, chẳng những hòa hợp, ân cần với mọi người, mà còn rất thân thuộc, quyến luyến với phong cảnh, từ cây cỏ hoa lá đến hươu nai chim chóc,… Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng nước Nam.[60, tr.534]

Trong các vị thần được thờ ở Đền Đơng Cng có Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn (Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn) và trong các nghi thức, nghi lễ của lễ hội Đông Cuông Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn đã được truyền thuyết và thần phả hóa mang màu sắc địa phương. Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn còn được người dân một số nơi gọi là Chúa Đông Cuông hoặc Chúa Sơn Trang.

Sau lễ mổ trâu tế Mẫu và các vị anh hùng dân tộc là lễ rước Mẫu qua sơng. Trong đêm, ngồi nghi thức mổ trâu tế lễ diễn ra, các hoạt động lễ của người Tày diễn ra tới sáng: hoạt động cúng lễ, múa dân tộc, hát… Đồng bào dịng họ Hà, họ Hồng thức túc trực trong đền cả đêm.

Kiệu Mẫu đã được trai đinh chuẩn bị và được các tín nữ trang trí từ hơm trước. Đúng 8 giờ sáng, lễ rước Mẫu qua sông được tiến hành tuần tự theo đúng nghi thức trang trọng và linh thiêng nhất của nhà Đền. Thầy Mo và

những người giúp việc trong trang phục truyền thống của người Tày Khao thực hiện thủ tục sửa soạn những vận dụng cần thiết cho Mẫu, lau dọn, trang trí kiệu Mẫu để chuẩn bị cho việc trọng đại nhất trong năm. Thầy mo làm lễ nhập kiệu.

Đúng giờ lành, tượng Mẫu được rước từ cung cấm ra đến bờ sông. Kiệu rồng, ô lọng được kết hoa và trang trí lộng lẫy, ai cũng mong chạm vào kiệu mẫu, tượng Mẫu, khăn đỏ với ước mong được gặp may mắn cho cả năm.

Dân bản rước kiệu Mẫu từ đền Đông Cuông sang miếu Ghềnh Ngai (nay thuộc xã Tân Hợp, huyện Văn Yên) thăm Đức Ông. Kiệu Páo (Con) bao sái thanh khiết, trang trí đẹp đi tiếp sau kiệu Mẹ. Lúc kiệu đi, đơng đảo tín nữ Kinh - Tày bao quanh kiệu khấn chúc hai mẹ con Mẫu thăm Đức Ông mừng vui trọn vẹn. Trống rong cờ mở, bát âm tấu nhạc. Bốn thiếu nhi Tày Khao thắt lưng đỏ cầm cờ múa đi trước, thiếu nhi ngoài cuộc được già làng động viên reo hị khích lệ hơ “vua Mẹ vua Páo” (“vua Mẹ vua Con”).

Thứ tự đội hình rước kiệu được bố trí như sau: 1, Cờ ngũ hành → 2, Cờ hội → 3, Chiêng → 4, Trống → 5, Đội múa dân tộc → 6, Lễ vật → 7, Đôi Vật → 8, Chủ lễ, thầy mo (bê ngai hòm sắc phong) → 9, Kiệu Mẫu → 10, Nhạc bát âm → 11, Kiệu vua Páo → Quan viên, đông đảo nhân dân thôn bản, du khách…

Kiệu được rước một nhịp lại nghỉ có đội múa dân tộc cử hành múa, tiếng xúc xắc, xà tích, chng kêu, tiếng hị reo. Một đơi vật tái diễn trị vật truyền thống trước kiệu Mẫu để chúc tụng Thánh Mẫu.

Một thuyền lớn hoặc một bè lớn túc trực dưới sơng đón kiệu. Đến mép nước, kiệu vua Con ở lại trên bờ, chỉ có kiệu vua Mẹ xuống thuyền cùng 11 người sang Ghềnh Ngai. Đoàn người gồm thổ đạo, mo đền, trung hộ, tín nữ, người cầm lọng che kiệu tới tảng đá ghềnh, để kiệu Mẫu ở dưới thuyền; thổ

đạo, mo và các thành viên lên đền thắp hương khấn bằng tiếng Tày xen lẫn tiếng Kinh:

" Nhân ngày... tháng Giêng, năm ….. bàn dân đề tử chúng con rước Mẫu sang với Đức Ông..Vậy mong ngài....”

Sau đó xin âm dương bằng 2 đồng tiền kẽm để nài Đức Ông chấp nhận, rồi xuống thuyền trở về. Lễ diễn khoảng nửa giờ, khi trở về kiệu Mẫu cùng kiệu Con được rước vào Đền, bốn trẻ cầm cờ vẫn đi trước múa mừng, nhưng đám trẻ ở ngồi khơng hị reo nữa.

Hàng ngàn người dân địa phương và du khách thập phương tập trung trước cửa đền cùng tham gia lễ rước. Đồng bào Tày Khao ở Đông Cuông và các vùng lân cận quan niệm đây là lễ cưới lại “của Mẫu và Đức Ông” mà hậu huệ họ Hà phải tổ chức (Lễ nghi rước kiệu sang Ghềnh Ngài năm 1941. Tích

“lễ cưới lại” được cụ Sầm văn Tiện – nguyên chủ tịch UBND, ngun Bí thư

xã Đơng Cuông trường thuật lại và cho biết đã lưu truyền từ rất lâu đời. Cũng tích này được mo đình làng Bục, nay là xã An Thịnh và nhiều bà con ở xã Ngòi A thừa nhân).

Khác với các nghi lễ rước của người Việt dưới xi, thường có rất nhiều cờ hội, kiệu võng, bát bửu…thì lễ rước Mẫu ở đền Đông Cuông của người Tày Khao có phần khiêm tốn hơn nhưng khơng kém phần độc đáo. Tính trang nghiêm và sự linh thiêng tốt ra từ thái độ của đội rước kiệu. Hàng ngàn du khách người dân dự hội cũng cùng hịa đồng tham gia cùng đồn rước. Điều này cho thấy, mỗi một hoạt động trong nghi lễ thờ cúng Thánh Mẫu đều là sự chung tay của mọi người dân, thể hiện rõ tính cộng đồng và ln được gìn giữ, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành bản sắc văn hố – tín ngưỡng đặc sắc kết nối giữa quá khứ với hiện tại, có ý nghĩa vun đắp tình cảm gia đình, làng xã, cộng đồng và đất nước.

Một phần của tài liệu Lễ hội đền đông cuông của người tày khao, huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)