TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ TẠI PHIÊN TỒ XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ
Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của Đảng
Trước xu thế hội nhập, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng tới việc cải cách tư pháp. Nói đến cải cách tư pháp khơng thể không đề cập đến vấn đề tranh tụng tại phiên tịa hình sự. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới". Trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết yêu cầu có nội dung rất quan trọng đó là: "Nâng cao chất lượng cơng tố của KSV tại
phiên tồ, bảo đảm tranh tụng với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác..."; "Khi xét xử các Tòa án phải bảo đảm cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định".
Quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, việc tổ chức các phiên tồ hình sự theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW đã được thực hiện
trên toàn quốc và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển đất nước, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, cần tiếp tục cải cách tư pháp với mục tiêu xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ cơng lý; trong đó hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu rõ: "Nâng cao chất lượng hoạt động của
các cơ quan tư pháp chất lượng tranh tụng tại phiên toà của các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp...".
Một trong những yêu cầu của cải cách tư pháp đặt ra đối với ngành Kiểm sát quân sự là phải nâng cao vai trò của KSV VKSQS tại các phiên tồ hình sự, bảo đảm sự dân chủ trong tranh tụng. Để thực hiện tốt vấn đề này, VKSQS đã phối hợp với Toà án tổ chức nhiều phiên toà xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp. VKSQS Quân khu thành lập đoàn khảo sát, tham dự các phiên toà xét xử để đánh giá thực chất năng lực, trình độ tranh tụng của KSV VKSQS, từ đó rút kinh nghiệm chung. Nhờ vậy góp phần nâng cao năng lực thực hành quyền cơng tố, chất lượng tranh tụng cho các KSV VKSQS.
Cùng với việc đấu tranh bảo vệ quan điểm truy tố của VKSQS, yêu cầu đặt ra đối với KSV VKSQS trong tranh tụng là phải tôn trọng sự bào chữa của luật sư, bị cáo. KSV VKSQS phải xem xét các chứng cứ gỡ tội của luật sư, bị cáo đưa ra một cách tồn diện, tơn trọng sự thật khách quan, nếu có căn cứ thì KSV VKSQS phải chấp nhận việc bào chữa của họ. Do có sự nhận thức đúng đắn về tranh tụng như vậy nên đã xoá bỏ được tư duy cũ trước đây của một số KSV VKSQS đó là quan niệm án “bỏ túi”, xét xử theo sự chỉ đạo áp đặt từ trước, xét xử chỉ mang tính thủ tục, hình thức.
Từ những quan điểm chỉ đạo đó cho thấy, Đảng luôn quan tâm lãnh đạo việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp, trong đó có việc
xác định nâng cao chất lượng tranh tụng Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố ... và người tham gia tố tụng khác tại phiên tịa nhằm đảm bảo tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh. Hội đồng xét xử phải căn cứ vào kết quả tranh tụng để phán quyết theo nguyên tắc “Độc lập xét xử và chỉ
tuân theo pháp luật”.
Như vậy, để góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, với trách nhiệm theo chức danh được bổ nhiệm đã và đang đặt ra yêu cầu đổi với Kiểm sát viên VKSQS phải luôn nghiên cứu, nhận thức những chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tịa xét xử án hình sự; tự rèn luyện phấn đấu khơng để bị tha hóa về đạo đức, sa sút về trách nhiệm nghề nghiệp ...
Thứ hai, mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
Có thể khẳng định rằng mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật ảnh hưởng lớn đến chất lượng tranh tụng nói chung và chất lượng tranh tụng của KSV VKSQS tại phiên tịa xét xự hình sự nói riêng. Để q trình tranh tụng
đạt kết quả tốt cũng như bảo đảm chất lượng tranh tụng của KSV VKSQS tại phiên tịa xét xử hình sự thì cần có một hệ thống pháp luật hồn chỉnh, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, rõ ràng không chồng chéo mâu thuẩn . Hệ thống pháp luật hoàn thiện đồng bộ, đầy đủ và chặt chẽ của luật chuyên ngành cũng như các đạo luật khác có liên quan tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho tranh tụng, nhất là BLHS và BLTTHS. Để bảo đảm tranh tụng đòi hỏi các qui định của pháp luật phải xác định rõ địa vị pháp lý của các bên tham gia tố tụng, qui định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể trong quá trình tố tụng, phải có sự phân định rõ ràng các chức năng buộc tội, bào chữa và chức năng xét xử. Bên cạnh đó, trong tranh tụng cịn địi hỏi các qui định của pháp luật về thủ tục tố tụng rõ ràng, nhằm đảm bảo cho các bên tham gia tranh tụng quyền bình đẳng, quyền xét hỏi, tranh luận một cách khách quan, dân chủ và công bằng, đảm bảo cho các bên tham gia tranh tụng đầy đủ phương tiện cần
thiết để thực hiện chức năng của mình. Sẽ khơng khơng thể có tranh tụng khi pháp luật giành cho một bên q nhiều quyền cịn bên kia lại q ít. Nếu bên buộc tội và bên bào chữa khơng thật sự bình đẳng và tịa án khơng thật sự độc lập thì sẽ khơng có tranh tụng hoặc chỉ là tranh tụng một cách hình thức, khơng thật sự, khơng có chiều sâu. Vì vậy, để bảo đảm chất lương tranh tụng nói chung và chất lượng tranh tụng của KSV VKSQS tại phiên tịa xét xử hình sự nói riêng phải đặt ra u cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tranh tụng tại phiên tòa.
Thứ ba, năng lực và phẩm chất đạo đức của KSV VKSQS
Năng lực KSV VKSQS được cấu thành một cách tổng hợp từ kỹ năng nghề nghiệp; kiến thức pháp lý, kiến thức xã hội; khả năng ứng xử, biện luận, đối đáp trực tiếp khi thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa xét xử án hình sự.
Nhưng trong lĩnh vực đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm thì kiến thức qua trường lớp chỉ là điều kiện ban đầu. Do tính phức tạp của diễn biến tình hình tội phạm đòi hỏi năng lực Kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố phải ln nâng cao trình độ và muốn vậy, phải ln học hỏi trong q trình cơng tác đối với kiến thức, kinh nghiệm và tính chuyên sâu của những người công tác lâu năm trong ngành để đảm bảo “Riêng về cán bộ, ai lãnh đạo trong ngành hoạt động nào thì phải biết chun mơn về ngành ấy” [13, tr.47]. Mặt khác, kiến thức xã hội và khả năng phán đốn, dự báo qua nghiên cứu diễn biến tình hình kinh tế xã hội cũng góp phần quan trọng cho việc thể hiện năng lực của KSV VKSQS. Bởi vì nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm hầu hết đều bắt nguồn từ ý thức chấp hành pháp luật trong xã hội, từ việc hệ thống pháp luật có được hồn thiện hay chưa hoặc cịn có những sơ hở gì trong việc quản lý, điều hành ở từng địa phương, đơn vị hay tính đặc thù của vùng, miền...
Do vậy, từ việc đấu tranh với từng loại tội phạm, đưa người phạm tội ra xét xử tại phiên tịa hình sự thì việc phát hiện sơ hở để kiến nghị phòng ngừa
chung là yêu cầu rất quan trọng và qua đó cũng thể hiện vai trị, năng lực của KSV VKSQ thực hành quyền công tố.
Thực hiện quyền năng chủ thể tranh tụng tại phiên tịa của phía buộc tội, với kiến thức tổng hợp thì năng lực KSV VKSQ cịn được thể hiện bởi khả năng ứng xử, biện luận, đối đáp trực tiếp với các chủ thể tham gia tố tụng khác mà chủ yếu là luật sư hoặc người bào chữa.
Tranh luận là giai đoạn tập trung nhất của tranh tụng ở phiên xử. Để bảo vệ việc quy buộc tội trạng và “...bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, khơng làm oan người vơ tội” [26, Đ.16] thì cùng với việc trình bày một cách tổng hợp qua bản luận tội, KSV VKSQ phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến mà phía bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác trình bày phản bác hoặc đề nghị do chưa đồng tình.
Những năm qua, nguyên tắc tranh tụng ln được chú trọng thực hiện trong tiến trình cải cách tư pháp. Tranh luận cũng biểu hiện rõ về năng lực tranh tụng của KSV VKSQ thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử theo trình tự tố tụng hình sự tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Nhưng cũng cần thấy rằng, để thực hiện được việc này cịn có sự tác động qua từng phiên tịa xét xử mà ở đó “tịa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án” [17, Đ.19], cụ thể là việc điều hành của chủ tọa phiên tòa trong Hội đồng xét xử.
Tuyển chọn, bổ nhiệm KSV VKSQ vào vị trí cơng việc là cả một q trình sàng lọc và được cân nhắc theo những tiêu chí nhất định. Bên cạnh những yêu cầu tiêu chuẩn cụ thể dễ chứng minh thì yếu tố khó đánh giá nhất là phẩm chất, đạo đức. Nếu tài năng thường bộc lộ dễ nhận biết thì phẩm chất, đạo đức lại tiềm ẩn bên trong khó có thể một sớm, một chiều mà đánh giá cơng nhận ngay được. Là con người thì các quan hệ xã hội với xung quanh trong công việc, trong đời thường chịu tác động nhiều chiều, nếu không vững
vàng thì KSV VKSQ sẽ dễ bị tha hóa dần dần về phẩm chất, đạo đức. Do vậy, mỗi cá nhân chủ động, tự rèn luyện giữ gìn là chính.
Bổ nhiệm KSV VKSQ là việc nhà nước trao quyền cho chủ thể thực hiện một số quyền năng nhất định trong cơ quan Viện Kiểm sát quân sự. Thực hành quyền công tố của KSV VKSQ là đấu tranh với hành vi phạm tội của những chủ thể khác trong xã hội đã gây ra sự bất lợi cho cộng đồng nói chung phải được xử lý nghiêm minh. Tính chất phức tạp của tội phạm, hồn cảnh kinh tế, đời sống của cán bộ, cơng chức nói chung ln là sự thách thức đối với việc giữ gìn phẩm chất đạo đức của KSV VKSQ thực hành quyền cơng tố đang thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích chung của xã hội, tránh bị cám dỗ vật chất và phải vững vàng trong thực hiện pháp luật, nghiêm minh trong xử lý.
Không phải lúc nào cũng đúng với việc “cần phải biết đặt người thích đáng ở vị trí thích đáng” [12, tr.629]. Thực tế cho thấy khơng phải tất cả KSV VKSQ được bổ nhiệm đều giữ gìn được phẩn chất đạo đức mặc dù trong công tác quản lý ngành ln có những biện pháp kiểm tra, đánh giá, nhận xét qua công tác cán bộ, cơng tác nghiệp vụ. Cịn nơi này, nơi khác tuy cá biệt, vẫn có KSV VKSQ phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử lý hình sự do bị mua chuộc vật chất, tha hóa trong cuộc sống do không giữ vững đạo đức nghề nghiệp, lơi lỏng, bị cám dỗ từ những quan hệ xã hội thiếu lành mạnh trong đời thường mà trong đó, có người đã cơng tác nhiều năm trong ngành được bố trí giữ cấp chức ở địa phương, đơn vị. Tuyển chọn để được làm KSV VKSQ phải sàng lọc, cân nhắc. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong thực tiễn cũng là quá trình tiếp tục sàng lọc thơng qua những u cầu cụ thể như: phải gương mẫu chấp hành pháp luật, có lối sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng và đặc biệt là luôn tự soi rọi lại mình để giữ được “Cơng minh,
chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” theo lời dạy của Bác Hồ đối
Thứ tư, hoạt động của thẩm phán chủ tọa phiên tòa
Trong tranh tụng tại phiên tòa bao giờ cũng phải có ba chủ thể của quan hệ tranh tụng. Pháp luật phải qui định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, địa vị pháp lý của các chủ thể. Một bên là KSV VKSQS nhân danh Nhà nước THQCT (bên buộc tội) và một bên là luật sư bào chữa, bị cáo (bên gỡ tội) và hội đồng xét xử (với tư cách là người điều khiển phiên tịa). Q trình tranh tụng phải được diễn ra và tiến hành theo đúng những quy định của pháp luật TTHS cả về hình thức, nội dung cũng như về không gian và thời gian địa điểm và được pháp luật quy định chặt chẽ rõ ràng. Trong quá trình này, từ khi bắt đầu phiên tịa đến khi kết thúc phiên tòa, vai trò trung tâm và quyết định luôn luôn thuộc về hội đồng xét xử, thẩm phán chủ tọa phiên tịa phải đóng vai trị là người điều khiển, khơng can thiệp vào nội dung tranh tụng, phải có thái độ khách quan, vô tư và công minh, không bị ràng buộc bởi các yêu cầu, đề nghị của các bên hoặc bất kỳ ai; phải đánh giá, nhận định và xem xét trên cơ sở các quy định của pháp luật để quyết định chính xác và cơng bằng. Q trình tranh tụng chỉ có ý nghĩa khi có đầy đủ và đồng thời các chủ thể của quan hệ tranh tụng trong tố tụng hình sự và được thể hiện bằng phán quyết cuối cùng của tịa án. Ngồi ra, thẩm phán chủ tọa phiên tịa phải có kỹ năng điều khiển để tranh tụng được thực hiện tập trung và hiểu quả nhất.
Để việc tranh tụng đạt kết quả tốt thì các bên buộc tội và gỡ tội phải có trình độ, năng lực cũng như tuân thủ nghiêm túc các qui tắc về đạo đức nghề nghiệp, có sự chuẩn bị kỹ càng chu đáo những tài liệu, chứng cứ, những qui định của pháp luật liên quan đến vấn đề tranh tụng.Trong quá trình tranh tụng tại phiên tịa, trình độ, năng lực của những người tham gia tranh tụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lương tranh tụng. Nếu trình độ, năng lực chênh lệch giữa bên buộc tội và bên gỡ tội thì hiển nhiên tranh tụng khơng mang lại hiệu quả cao. KSV VKSQS là bên buộc tội, vì vậy khơng chỉ việc chuẩn bị chu
đáo các tài liệu, nghiên cứu kỹ càng nội dung vụ án mà trình độ tư duy lý luận cao, sự am hiểu các kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội cũng như kinh nghiệm, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, khả năng ứng xử là đòi hỏi quan trọng. Quá trình nghiên cứu hồ sơ chưa đánh giá được hết tính chất mức độ nguy hiểm của vụ án, các tình tiết liên quan chưa được làm rõ ....thì khơng thể căn cứ vào đó để có lời luận tội; chỉ có thể qua q trình thẩm vấn, tranh luận tại phiên tịa KSV mới có thể buộc tội một cách khách quan, thuyết phục. Vì vậy, địi hỏi KSV phải có trình độ, năng lực, khơng chỉ tinh thơng nghiệp vụ, sâu sắc, có bề dày kinh nghiệm thực tiễn, nhạy bén với các tình huống mà