Nguyên nhân của những thiếu sót, tồn tại về chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự Quân khu 1 tại phiên

Một phần của tài liệu Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát quân sự quân khu 1 tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự (Trang 57 - 67)

tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự Quân khu 1 tại phiên tồ xét xử sơ thẩm hình sự

Những tồn tại hạn chế về chất lượng tranh tụng của KSV VKSQS Quân khu 1 tại phiên tịa xét xử sơ thẩm hình sự thời gian qua có nhiều nguyên nhân. Trong đó, có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, song có những nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động THQCT và

kiểm sát xét xử án hình sự nói chung, hoạt động tranh tụng của KSV tại các phiên tồ nói riêng cịn nhiều bất cập.

BLTTHS năm 2003 được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một cách tồn diện BLTTHS năm 1998 và thể chế hố những tư tưởng, quan điểm, định hướng về cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Bộ luật đã bước đầu thể hiện được những nội dung cơ bản của nguyên tắc tranh tụng như: Việc phán quyết của Tòa án chủ yếu dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tịa; đảm bảo sự có mặt và quyền bình đẳng của các bên tham gia tranh tụng; bảo đảm quyền bào chữa của người bị tình nghi phạm tội và đề cao vai trò của Luật sư bào chữa...

Tuy vậy, đánh giá một cách tổng thể, có thể khẳng định, BLTTHS năm 2003 vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong việc thể hiện và đảm bảo hoạt động tranh tụng tại các phiên tồ hình sự theo đúng tinh thần các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp đã khẳng định: "Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp". Cụ thể như sau:

- Về quyền bào chữa: Quyền bào chữa là một nguyên tắc hiến định (Điều 132 Hiến pháp). Đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một trong những biểu hiện của dân chủ, là bảo đảm quan trọng để hoạt động xét xử được tiến hành một cách khách quan, cơng bằng và dân chủ. Q trình giải quyết án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuyệt đối tôn trọng quyền này. Thực hiện tốt quyền bào chữa (bao gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa) có ý nghĩa to lớn trong việc tạo khả năng và điều kiện cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bào chữa về hành vi do mình thực hiện đã bị buộc tội và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác. Nó được đảm bảo thực hiện trong mọi giai đoạn TTHS nhằm loại trừ tình trạng buộc tội một chiều từ phía các cơ quan chấp pháp. Theo quy định tại Điều 57 BLTTHS năm 2003, đối với những trường hợp bị can, bị cáo phạm tội có khung hình phạt cao nhất đến tử hình; bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì bắt buộc phải có người bào chữa. Trong những trường hợp này, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa, các cơ quan tiến hành tố tụng phải yêu cầu Đoàn Luật sư cử người đi bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình, BLTTHS hiện hành đã có nhiều điều luật quy định bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 209, khoản 2 Điều 217 và Điều 218

quy định cho phép bị cáo có quyền trình bày ý kiến của mình về nội dung bản cáo trạng, luận tội của KSV, về những tình tiết của vụ án, về các chứng cứ gỡ tội và buộc tội, về quyền được trả lời hoặc không trả lời những câu hỏi do người tiến hành tố tụng đưa ra...

Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định cụ thể của BLTTHS năm 2003 cho thấy, các quy định của Bộ luật về quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vẫn còn một số điểm bất cập, ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động tranh tụng. Cụ thể, Điều 57 Bộ luật quy định ba trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa như nêu trên là quá hạn chế, nếu chúng ta biết rằng, số bị can, bị cáo là vị thành niên, bị can, bị cáo có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần hoặc bị can, bị cáo phạm tội có khung hình phạt cao nhất đến tử hình chiếm tỷ lệ khơng nhiều so với số bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố, xét xử hàng năm. Chính vì vậy, quyền tranh tụng bình đẳng của bị cáo sẽ có thể thực hiện được với đầy đủ ý nghĩa của nó. Do vậy, để nâng cao chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên toà xét xử theo đúng tinh thần Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, nên chăng cần phải sửa đổi Điều 57 BLTTHS hiện hành theo hướng mở rộng phạm vi các vụ án hình sự bắt buộc phải có Luật sư hoặc người bào chữa tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo.

Mặt khác, theo quy định tại các Điều 49, 50 BLTTHS năm 2003, bị can, bị cáo khơng có quyền hỏi người làm chứng, chỉ người bào chữa của họ mới được thực hiện quyền này. Đây rõ ràng là quy định khơng thực sự hợp lý, vì các quy định đó chỉ "có lợi" cho những bị cáo có người bào chữa; cịn đối với những bị cáo khơng có người bào chữa, thì họ sẽ gặp rất nhiều bất lợi do không được thực hiện quyền này. Thực tế hiện nay, số vụ án đã xét xử có Luật sư bào chữa tỷ lệ rất thấp.

Theo số liệu thống kê của VKS quân sự Quân khu 1; trong các năm từ năm 2009 đến năm 2011 tổng số vụ án hình sự đã được xét xử ở giai đoạn sơ thẩm là 86 vụ, 168 bị cáo, nhưng chỉ có 26 bị cáo có người bào chữa. Trong số 26 bị cáo có người bào chữa tại phiên tồ sơ thẩm chủ yếu là người bào chữa do chỉ định theo quy định của khoản 2, điều 57 Bộ luật TTHS năm 2003.

Và như vậy, nếu bị can, bị cáo khơng được sự hỗ trợ từ phía những người có chun mơn pháp luật, sẽ khơng đảm nhận được sự bình đẳng trong hoạt động tranh tụng tại các phiên toà XXHS. Quyền bào chữa, tranh tụng, tranh luận khó có thể thực hiện được một cách đầy đủ theo quy định của pháp luật TTHS.

- Về quyền được trình bày lời khai của bị can, bị cáo: Một trong những nguyên tắc quan trọng của TTHS là trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng khơng có nghĩa vụ phải chứng minh là mình vơ tội. Để thực hiện quyền này, pháp luật TTHS quy định cho bị can, bị cáo được đưa ra đồ vật, tài liệu, yêu cầu. Chúng tôi cho rằng, khi bị can, bị cáo đưa ra tài liệu, đồ vật, thì về nguyên tắc bắt buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, đánh giá tính chân thực hay khơng chân thực, tính hợp pháp hay khơng hợp pháp của chúng để sử dụng làm nguồn chứng cứ đối chiếu với những chứng cứ các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra. Song vấn đề vướng mắc ở đây là, những đồ vật, tài liệu bị can, bị cáo đưa ra có được coi là chứng cứ của vụ án hay không, nhất là khi bị can, bị cáo chỉ đưa ra những tài liệu có lợi cho mình (tài liệu chứng minh bị cáo vô tội hoặc tài liệu nhằm làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của họ). Khoản 1 Điều 64 BLTTHS năm 2003 quy định: "Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tịa án dùng làm căn cứ để xác định có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác

cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án"; tiếp đó, khoản 1 Điều 65 Bộ luật này quy định: "Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tịa án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án".

Như vậy, theo các quy định trên, chỉ có những gì các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập được theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định mới được coi là chứng cứ. BLTTHS không quy định trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của bị can, bị cáo; Bộ luật cũng không quy định cơ chế nào bảo đảm, tạo điều kiện cho bị can, bị cáo thu thập chứng cứ hoặc coi những đồ vật, tài liệu mà họ đưa ra là chứng cứ của vụ án để so sánh, đối chiếu với chứng cứ do các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra. Mặc dù, khoản 2 Điều 65 Bộ luật quy định những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào cũng có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án. Nhưng điều luật lại không quy định cơ chế pháp lý bắt buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét những đồ vật, tài liệu mà họ đưa ra để quyết định có sử dụng hay khơng sử dụng chúng là chứng cứ giải quyết vụ án.

- Về quyền của người bào chữa: Theo quy định tại Điều 58 BLTTHS năm 2003, người bào chữa được quyền thu thập và đưa ra tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nếu khơng thuộc bí mật Nhà nước, bí mật cơng tác... Đây là điểm mới tiến bộ của BLTTHS năm 2003 so với BLTTHS năm 1988 nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa người bào chữa và những người tiến hành tố tụng.

Tuy nhiên, để có cơ sở pháp lý ràng buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét các tài liệu, đồ vật do người bào chữa cung cấp, cần phải sửa đổi các Điều 64, 65 BLTTHS theo hướng dẫn quy định rõ như đồ vật, tài liệu do người bào chữa cung cấp là một chứng cứ để giải quyết vụ án. Đồng thời để người bào chữa có đầy đủ điều kiện thu thập tài liệu, chứng cứ, pháp luật cần có những quy định cụ thể tạo cơ chế thuận lợi cho người bào chữa thực hiện quyền của mình. Chẳng hạn, quy định các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan cần tạo điều kiện và đáp ứng các yêu cầu của người bào chữa trong việc cung cấp tài liệu, đồ vật...

Một điểm bất cập đó là pháp luật hiện hành chưa quy định cho người bào chữa quyền mời người làm chứng. Chúng tôi cho rằng, mời người làm chứng là một trong những quyền quan trọng để thực hiện hoạt động tranh tụng, bảo đảm cho việc xét xử của Tòa án được khách quan đảm bảo cho hoạt động tranh tụng được bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội tại phiên toà. Bởi lẽ, trong một vụ án hình sự khơng chỉ có những nhân chứng buộc tội mà cịn có những nhân chứng gỡ tội. Trên thực tế, không phải trong vụ án nào Tòa án cũng triệu tập đầy đủ tất cả những nhân chứng. Thậm chí trong nhiều vụ án, Tịa án chỉ triệu tập đầy đủ tất cả các nhân chứng “một chiều” (thông thường là các nhân chứng buộc tội) để hoạt động xét xử được thuận lợi và đỡ phức tạp. Chính vì vậy, nếu khơng quy định cho người bào chữa được quyền mời nhân chứng, thì vơ hình chung, pháp luật tố tụng đã hạn chế khả năng tranh tụng thành công của người bào chữa trong xét xử án hình sự.

Hai là, trình độ và năng lực nghiệp vụ của một bộ phận khơng nhỏ

KSV VKSQS cịn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Đây là nguyên nhân chính thuộc yếu tố chủ quan hạn chế việc thực hiện vai trò của KSV VKSQS trong hoạt động THQCT và kiểm sát xét xử nói chung, trong tranh tụng tại phiên tồ nói riêng. Bởi lẽ, chất

lượng THQCT và kiểm sát xét xử án hình sự, suy cho cùng do con người, phụ thuộc vào khả năng chuyên môn của những KSV VKSQS trực tiếp thực hiện hoạt động THQCT và kiểm sát xét xử. Tuy nhiên, về năng lực chuyên môn của đội ngũ KSV làm công tác THQCT và kiểm sát XXHS ở Viện kiểm sát quân sự Quân khu 1 hiện nay có nhiều bất cập. Theo kết quả kiểm tra đánh giá của Viện kiểm sát quân sự Quân khu về năng lực chuyên môn của đội ngũ KSV nếu được giao THQCT, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, nhất là khả năng tranh tụng tại các phiên tồ hình sự, có thể thấy một thực tế là, nếu khơng có các giải pháp hiệu quả trong công tác đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ KSV VKSQS, thì chỉ trong thời gian ngắn tới đây, toàn ngành Kiểm sát Quân khu 1 sẽ có sự thiếu hụt trầm trọng những KSV có năng lực.

Theo số liệu thống kê tại Viện kiểm sát qn sự Qn khu 1 hiện nay số KSV có trình độ đại học là 22 người chiếm 100%. Trình độ trên đại học 02 người. Trong khi đó nếu xét về độ tuổi, đến năm 2015 - 2020 sẽ có khoảng 07. đồng chí nghỉ hưu.

Thực trạng trên cho thấy, nếu theo lộ trình cải cách tư pháp đến năm 2020, ngành Kiểm sát quân sự sẽ "Thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra" không thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Ngành kiểm sát quân sự Quân khu 1 sẽ thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng KSV có khả năng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ THQCT và kiểm sát điều tra, kiểm sát XXHS bởi lẽ trong đó KSV có khả năng tranh tụng xuất sắc đã giữ chức vụ lãnh đạo quản lý. Những đồng chí này chủ yếu tập trung làm cơng tác quản lý, chỉ đạo điều hành, khơng hoặc rất ít tham gia THQCT và kiểm sát xét xử tại toà, Chất lượng đội ngũ kiểm tra viên, chuyên viên mới chỉ đạt tương đối. Thêm vào đó, đến thời điểm năm 2015 và 2020 tồn ngành Kiểm sát Qn khu 1 sẽ có 07 đồng chí KSV đề nghị chế độ. Đây phần lớn là những đồng chí KSV có thâm niên cơng

tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác thực tiễn. Việc bổ sung thay thế họ có thể đáp ứng được yêu cầu về số lượng, nhưng chất lượng như thế nào vẫn là một vấn đề nan giải, khơng có thể đáp ứng ngay được.

Ba là, đội ngũ Luật sư ở nước ta hiện nay cũng chưa đáp ứng được yêu

cầu về số lượng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay cả nước mới chỉ có hơn 7000 Luật sư; trong khi đòi hỏi của xã hội từ nay đến năm 2020 phải có khoảng 18.000 Luật sư. Đấy là chưa đánh giá đến thực trạng chất lượng của đội ngũ Luật sư. Bởi theo đánh giá chung, trình độ năng lực của một bộ phận không nhỏ Luật sư ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều Luật sư chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, tham gia xét hỏi mang tính chiếu lệ, khi phát biểu tranh luận chưa đưa ra được những quan điểm và căn cứ pháp lý mang tính thuyết phục. Luật sư chưa thực sự chủ động thực hiện thao tác

Một phần của tài liệu Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát quân sự quân khu 1 tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w