2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH QUÂN KHU 1
Quân khu 1 nằm ở phía Đơng Bắc của Tổ quốc, gồm 6 tỉnh với 555.1km đường biên giới giáp với Trung Quốc, có 1 cửa khẩu quốc tế và 6 cửa khẩu quốc gia cùng hàng trăm đường tiểu ngạch thông thương với nước bạn, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh của cả nước. Địa bàn rộng (diện tích 28.020km2), địa hình rừng núi là chủ yếu (90,2%), giao thơng đi lại khó khăn, dân số hơn 5 triệu người, gồm 25 dân tộc cùng chung sống, các dân tộc ít người chiếm gần 35%, dân cư phân bố khơng đồng, mật độ trung bình 190 người/km2, nhìn chung đời sống của nhân dân cịn khó khăn, trình độ dân trí cịn thấp, đặc biệt là đồng bào dân tộc Dao, H’Mông ở tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và các xã vùng sâu, vùng xa.
Về tổ chức bộ máy Viện kiểm sát quân sự Quân khu 1. Theo quy định của pháp luật Viện kiểm sát quân sự Quân khu 1 trực thuộc và chịu sự chỉ đạo thống nhất của Viện kiểm sát quân sự Trung ương. Cơ cấu tổ chức gồm 03 Viện kiểm sát quân sự khu vực và 03 ban trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân khu.
Theo quyết định số 531/QĐ-TM ngày 17/6/2003 của Tổng tham mưu trưởng, Ngành kiểm sát quân sự QKI được tổ chức thành 4 Viện (1 Viện Quân khu và 3 Viện khu vực), quân số biên chế 38 đồng chí (29 sĩ quan và 9 QNCN).
Về trình độ chun mơn : Sĩ quan hiện có 22 đồng chí đều có trình độ đại học Luật, trong đó hệ chính quy 7 đồng chí, chun tu 7 đồng chí, tại chức 8 đồng chí. Có 02 đồng chí đang học cao học luật.
Về trình độ lý luận chính trị, qn sự: trong số 22 sỹ quan có 9 đ/c cao cấp lý luận chính trị, 02 đ/c đào tạo ngắn tại học viên chính trị quân sự, 01 đ/c qua trường sỹ quan, 02 đ/c qua trường quân chính và 8 đ/c qua đào tạo sỹ quan dự bị.
Như vậy so với biên chế, quân số hiện có của Ngành kiểm sát quân sự Quân khu 1 thiếu 7 đồng chí sĩ quan nhưng thiếu 9 đồng chí kiểm sát viên vì có 2 đồng chí là cán bộ kiểm sát. Trong năm 2012 Ngành kiểm sát qn sự Qn khu 1 có 01 đồng chí kiểm sát viên nghỉ chờ hưu, như vậy quân số của Ngành kiểm sát quân sự Quân khu 1 thiếu 8 đồng chí sĩ quan nhưng số kiểm sát viên thiếu 10 đồng chí.
Những đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy VKSQS Quân khu 1 trên đây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tranh tụng của KSV VKSQS tại phiên tịa xét xử sơ thẩm hình sự: Cụ thể là:
- Những tác động và ảnh hưởng tích cực:
+ Đến nay tất cả các Viện kiểm sát quân sự trên địa bàn Quân khu 1 đã thiết lập được tổ chức bộ máy VKSQS theo quy định của pháp luật. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động THQCT nói chung và hoạt động tranh tụng của KSV Viện kiểm sát nói riêng.
+ Đội ngũ KSV VKSQS có trình độ tương đối cao, đồng đều và được đào tạo cơ bản cả trình độ lý luận chính trị và trình độ chun mơn nghiệp vụ. Đó là những cơ sở quan trọng cho việc đảm bảo chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm của KSV VKSQS Quân khu 1.
+ Ngoài ra, sự thường xuyên quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo của ngành và các cấp chính quyền đối với đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành kiểm sát của địa phương và tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp đã góp phần khơng nhỏ cho việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tồ xét xử sơ thẩm hình sự của KSV VKSQS Quân khu 1.
- Những tác động và ảnh hưởng tiêu cực.
+ Trình độ dân trí chưa cao, khơng đồng đều giữa các vùng miền địi hỏi người KSV Viện Kiểm sát quân sự Qn khu 1 phải có năng lực thích ứng tốt trong tranh tụng tại từng phiên tòa xét xử, đối với từng vụ án cụ thể. Đây là thách thức không nhỏ đối với KSV Viện Kiểm sát quân sự Quân khu 1.
+ Đội ngũ KSV hiện nay mặc dù đa phần được đào tạo tương đối cơ bản, nhưng kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn vẫn cịn nhiều hạn chế. Điều đó tác động hạn chế chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tịa xét xử sơ thẩm hình sự.
+ Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, nhất là đối với các huyện miền núi... nhiều nơi thiếu những phương tiện sơ đẳng phục vụ cho tác nghiệp của KSV... Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự của KSV VKSQS các cấp ở địa bàn Quân khu 1.
Để đánh giá được thực trạng chất lượng tranh tụng của KSV VKSQS Quân khu 1 tại phiên tịa xét xử các vụ án hình sự, trước hết cần khái quát trình tự, thủ tục xét xử cũng như vị trí, vai trị, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng.
Tranh tụng là quá trình tồn tại, vận động và đấu tranh giữa hai chức năng buộc tội và gỡ tội, hai chức năng này đối trọng với nhau, các chủ thể buộc tội và gỡ tội có quyền ngang nhau trong việc bảo vệ các ý kiến, lập luận, lợi ích của mình và phản bác ý kiến, lập luận, lợi ích của phía bên kia, khi xuất hiện chức năng buộc tội thì tất yếu địi hỏi xuất hiện chức năng bào chữa. Đó chính là thời điểm bắt đầu của q trình tranh tụng. Cịn tranh luận là một
thủ tục, một phần độc lập của phiên tịa xét xử, trong đó các bên buộc tội và bào chữa thơng qua phần trình bày của mình tổng hợp và đánh giá kết quả của phần xét hỏi, phân tích, đánh giá các chứng cứ của vụ án và đưa ra những đánh giá chính trị - xã hội và đánh giá pháp lý đối với các hành vi của bị cáo, đề nghị mức hình phạt và những vấn đề liên quan mà tòa án phải giải quyết khi nghị án. Tranh luận là cuộc "đấu trí" với sự tham gia của các "bên" buộc tội và bào chữa có quyền ngang nhau để bảo vệ các ý kiến, luận điểm của mình và bác bỏ ý kiến, luận điểm của phía bên đối trọng dưới vai trị điều khiển và quyết định của tòa án. Tranh luận tạo cơ hội cho các bên trình bày những đánh giá đưa ra chứng cứ lập luận thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề của vụ án với hội đồng xét xử nhằm thuyết phục hội đồng xét xử chấp nhận những đề nghị của mình và bác bỏ đề nghị của phía bên kia. Tranh luận tại phiên tòa thể hiện đậm nét nhất, tập trung nhất và là đỉnh cao của quá trình tranh tụng.
Nội dung của tranh tụng được thể hiện rõ trong pháp luật của Nhà nước ta. BLTTHS hiện hành không chỉ qui định cụ thể, toàn diện trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan và người tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo cho việc xét xử phải được khách quan, dân chủ công bằng bảo đảm phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật mà còn qui định nguyên tắc bào chữa của bị can, bị cáo, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng phải được đảm bảo. Đặc biệt, hoạt động tranh tụng tại phiên tòa với các nội dung cụ thể, chi tiết được qui định tại các chương XX, XXI BLTTHS năm 2003 (Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa và tranh luận tại phiên tòa, gồm 16 Điều, từ Điều 206 đến Điều 221). Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002, Pháp lênh tổ chức Viện kiểm sát quân sự năm 2002 là một trong những văn bản qui phạm pháp luật kịp thời thể chế hóa tinh thần cải cách tư pháp một cách tồn diện và sâu rộng cũng
qui định rất rõ quyền hạn và trách nhiệm của KSV VKSQS phải tranh luận với luật sư và những người tham gia tố tụng. Với trình bày khái quát trên cho thấy vấn đề tranh tụng luôn luôn được qui định trong pháp luật của Nhà nước ta và ngày càng được mở rộng và hoàn thiện, thể hiện rõ tính dân chủ, khách quan tiến bộ trong hoạt động tố tụng ở nước ta.
Quá trình thảo luận về vấn đề tranh tụng có rất nhiều ý kiến về vị trí, vai trị, thẩm quyền của VKSQS. Có ý kiến cho rằng, để có thể tranh tụng dân chủ, phải đặt VKSQS ở vị trí ngang hàng với người bào chữa và tại phiên tịa, KSV VKSQS phải xét hỏi là chính. Tuy nhiên, hiện nay do mơ hình TTHS nước ta hiện nay được tiến hành theo hệ thống tố tụng thẩm vấn, có chọn lọc một số yếu tố hợp lý của hệ thống tố tụng tranh tụng mà chưa phải đã nghiêng hẳn về mơ hình tố tụng tranh tụng nên khơng thể xác định vị trí, vai trị của các cơ quan, người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng giống như ở các quốc gia theo hệ thống tố tụng tranh tụng. Ở nước ta, pháp luật hiện hành qui định các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có cơ quan điều tra, VKS và tòa án. Các cơ quan này có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Tịa án là cơ quan xét xử và VKS là cơ quan thực hành quyền cơng tố. Trong đó, tịa án có trách nhiệm điều khiển phiên tịa, chủ động và tích cực cùng VKS tiến hành hoạt động điều tra cơng khai tại phiên tịa nhằm kiểm tra, đánh giá các tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. VKSQS, với tư cách là cơ quan thực hành quyền cơng tố, có trách nhiệm rất lớn trong việc chứng minh tội phạm cùng tịa án. Việc tranh luận tại phiên tịa để tìm ra sự thật khách quan của vụ án phải được coi là quyền và trách nhiệm của tất cả các chủ thể tham gia tố tụng.
Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, việc tranh tụng tại phiên tòa lâu nay còn rất nhiều hạn chế, vừa chưa đảm bảo tốt quyền dân chủ của công dân, vừa chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm từ các cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi vậy, các nghị quyết của Bộ Chính trị đã chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan tiến
hành tố tụng trong việc thực hiện và đảm bảo việc thực hiện tranh tụng dân chủ tại phiên tòa. Tranh tụng dân chủ tại phiên tịa là q trình thẩm định, đánh giá công khai tất cả các tài liệu, chứng cứ của vụ án để khẳng định độ tin cậy của chúng, với mục đích xác định đầy đủ, chính xác, tồn diện sự thật khách quan của vụ án. Điều 207 BLTTHS năm 2003 qui định "Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án...". Chủ tọa phiên tịa hỏi trước rồi đến các hội thẩm, sau đó đến KSV VKSQS, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tịa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tịa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định. Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, đề nghị. Tuy nhiên, trong hoạt động xét xử, nhiều lúc, nhiều nơi việc xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng xét xử chung. Việc xét hỏi của chủ tọa phiên tịa, hội thẩm, KSV VKSQS có lúc chưa được đúng đắn, cịn tình trạng mớm cung, ép cung, áp đặt, có lúc thì phiến diện, hời hợt. Khi bị cáo khơng nhận tội thì cho rằng bị cáo ngoan cố, thiếu thành khẩn, thiếu tinh thần hợp tác... Về phía VKSQS, nhiều lúc KSV VKSQS chưa thật sự chủ động, tích cực và chưa làm hết trách nhiệm trong việc tranh luận với các chủ thể tham gia tố tụng nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án. KSV VKSQS chỉ hỏi thêm khi nào muốn, khi tranh luận nhiều khi KSV VKSQS chưa chủ động, thiếu tích cực, khơng tranh luận mà chỉ đối đáp theo cách giữ nguyên quan điểm truy tố thể hiện trong bản cáo trạng. Thậm chí có trường hợp KSV VKSQS xem việc xét xử tại phiên tòa hồn tồn thuộc quyền và trách nhiệm của tịa án mà quên đi trách nhiệm của VKSQS trong hoạt động chứng minh tội phạm, đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân.
Thực tế đòi hỏi tại phiên tịa KSV VKSQS phải thật sự tích cực và chủ động trong việc xét hỏi và tranh luận với các bên tham gia tố tụng. Nhiệm vụ thực chất của KSV VKSQS tại phiên tịa cơng khai là bảo vệ cáo trạng của VKSQS. KSV VKSQS phải thông qua các hoạt động xét hỏi, đối đáp, tranh luận mà bảo vệ các quan điểm truy tố của VKS VKSQS tại phiên tịa. KSV VKSQS phải thật sự tích cực, chủ động trong việc chứng minh, luận giải cho các quan điểm được thể hiện trong cáo trạng. Bản chất của việc xét hỏi, đối đáp, tranh luận của KSV VKSQS tại phiên tòa là hoạt động THQCT. Thực tiễn hoạt động xét xử cho thấy nhiều KSV VKSQS chưa làm tốt trách nhiệm nêu trên. Ý kiến kết luận, bản luận tội của khơng ít KSV VKSQS vẫn còn rất chung chung, thiếu vắng sự đối đáp, lập luận chặt chẽ, sắc bén, thuyết phục với những dẫn chứng thiếu rõ ràng. Tâm lý dựa vào cáo trạng và ỷ nại vào tịa án cịn nặng nề.
Vấn đề có ý nghĩa quan trọng là vai trò của luật sư bào chữa trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Cần phải khẳng định rằng, trong hoạt động tranh tụng, luật sư có vai trị rất lớn. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động xét xử, nhiều trường hợp hội đồng xét xử còn xem thường vai trò của luật sư, lời bào chữa của luật sư vẫn chưa được xem xét một cách đầy đủ. Nói cách khác "hình ảnh" của luật sư tại phiên tòa xét xử hãy còn mờ nhạt và chưa được coi trọng đúng mức. Mặt khác, về phía luật sư, có nhiều trường hợp chuẩn bị tài liệu chưa đầy đủ, thiếu sâu sắc, phát biểu qua loa, hời hợt, dông dài theo suy nghĩ của thân chủ. Bài bào chữa của khơng ít luật sư chưa thực sự dựa trên cơ sở kết quả kiểm tra, xác định các chứng cứ tại phiên tòa, thiếu cơ sở pháp lý, thiếu khách quan, tồn diện, tính thuyết phục khơng cao. Trên thực tế nhiều luật sư tự đánh mất vai trị của mình tại các phiên tịa xét xử. Điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tranh tụng tại tịa nói riêng và đến chất lượng hoạt động xét xử nói chung.