Viện Kiểm sát quân sự Quân khu 1 tại phiên tồ xét xử sơ thẩm hình sự
Một là, về chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo quy định của pháp luật, KSV được phân công THQCT phải nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên toà, nhưng trong nhiều vụ, KSV chưa dự
kiến được các tình huống phức tạp có thể xảy ra để có phương án tham gia thẩm vấn, nhất là đối với những vụ án trong quá trình điều tra, truy tố, bị cáo khơng nhận tội hoặc chứng cứ cịn có điểm chưa chắc, lời khai của các đối tượng trong vụ án cịn có nhiều điểm mâu thuẫn. Mặt khác, tâm lý ỷ lại cho rằng thẩm vấn là cơng việc chính của Hội đồng xét xử mà qn mất vai trị, vị trí, chức năng của mình là người thay mặt Nhà nước THQCT tại phiên tồ, trong đó nhiệm vụ chính là bảo vệ cáo trạng và quan điểm truy tố của Viện kiểm sát tại phiên toà, nhiều KSV chưa tập trung theo dõi diễn biến khi Hội đồng xét xử thẩm vấn để đối chiếu nội dung cáo trạng với lời khai của bị cáo, lời bào chữa của Luật sư, lời khai của người làm chứng, bị hại và những người tham gia tố tụng khác để cùng với hội đồng xét xử thẩm vấn làm rõ. Thậm chí, trong một số vụ án, KSV hoàn toàn bị động trong việc tham gia thẩm vấn, bỏ mặc việc thẩm vấn cho Hội đồng xét xử.
Nhiều bản luận tội của KSV chưa đạt yêu cầu đề ra, lập luận còn thiếu sắc bén, nhất là trong việc phân tích, đánh giá chứng cứ. Cá biệt cịn có tình trạng, luận tội chủ yếu mơ tả lại nội dung cáo trạng. Trong cơ cấu luận tội còn thiếu những phần quan trọng như việc phân tích làm rõ nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm, những vấn đề mới phát sinh tại phiên toà chưa được bổ sung vào luận tội. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của KSV tại các phiên tồ nói chung, trong các bản luận tội nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Do vậy, nhiều bản luận tội còn phiến diện, thiếu sức thuyết phục.
Hai là, về kỹ năng tranh tụng.
Việc tranh luận của KSV với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tồ cịn có nhiều hạn chế. Cịn xảy ra tình trạng, KSV sau khi luận tội cho là hết nhiệm vụ nên ít chú ý đến phát biểu của người bào chữa, ý kiến của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
Trong một số vụ án, lời bào chữa của Luật sư có những nội dung mâu thuẫn với quan điểm truy tố của VKS nhưng KSV lại khơng tích cực tranh luận làm rõ sự thật khách quan của vụ án, bác bỏ việc bào chữa sai trái. Ở nhiều vụ án, khi tranh luận, KSV chưa chú ý vào những vấn đề cơ bản đang còn nhiều ý kiến khác nhau để đưa ra chứng cứ cụ thể đấu tranh, thuyết phục những quan điểm không đúng của người bào chữa mà nêu chung chung hoặc khẳng định ngay là có đủ căn cứ như cáo trạng truy tố. Cá biệt cịn có vụ, KSV chưa chú ý theo dõi chặt chẽ diễn biến phiên toà, nhất là phần xét hỏi của Hội đồng xét xử nên trong phần tranh luận, khi được Hội đồng xét xử yêu cầu đối đáp, KSV lúng túng, không đưa ra được chứng cứ và quan điểm xác đáng để thuyết phục phía đối tụng hoặc KSV đối đáp bằng cách trả lời chung chung.
Tâm lý khi ra toà, KSV chỉ quan tâm đến việc buộc tội, không chú trọng đúng mức đến việc gỡ tội cũng như đến việc phát hiện kịp thời những vi phạm của Tòa án và những người tham gia tố tụng khác để đề ra yêu cầu khắc phục hoặc tuy có phát hiện vi phạm nhưng do nể nang, ngại va chạm, né tránh không yêu cầu khắc phục, không kháng nghị, kiến nghị...
Ba là, về chất lượng THQCT:
Việc THQCT tại phiên tồ xét xử sơ thẩm trong nhiều vụ án cịn kém hiệu quả, không chủ động phối hợp cùng Tòa án để làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo; đặc biệt là đối với những vụ án mà bị can không nhận tội hoặc lúc nhận lúc không. Việc kiểm sát chấp hành các thủ tục tố tụng tại phiên tồ cịn bị xem nhẹ, nhiều trường hợp KSV cịn bỏ qua hoặc khơng phát hiện được vi phạm pháp luật của Hội đồng xét xử để có biện pháp u cầu khắc phục, cịn bỏ lọt những bản án, quyết định của Tịa án có vi phạm nghiêm trọng nhưng không được kháng nghị. Việc tham gia xét hỏi tại phiên tồ của KSV cịn thiếu chủ động, chưa nhạy bén, KSV nghiên cứu hồ sơ để tham gia chưa dự
kiến các tình huống xảy ra để đề ra nội dung tham gia thẩm vấn, nhất là đối với những vụ trong q trình điều tra, truy tố mà bị cáo khơng nhận tội hoặc chứng cứ cịn có điểm chưa chắc.
Có những vụ án, tại phiên tồ bị cáo khơng nhận tội, KSV THQCT đã khơng dự kiến được những tình huống khó khăn cho việc buộc tội bị cáo tại phiên tồ, khơng chuẩn bị kỹ đề cương xét hỏi và nội dung tranh luận tại phiên toà để buộc tội bị cáo phải nhận tội.
Điển hình là vụ án Lường Văn Thịnh phạm tội “Cướp tài sản” xảy ra ngày 13/01/2010 tại đường Quốc lộ 3 đoạn thuộc xóm Bản Giác, xã Hồ Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Bị hại là quân nhân Hồng Mạnh Cường thuộc đơn vị: phịng chính trị- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn. Vụ án xảy ra trong đêm tối, vắng người qua lại trên đường, khơng có nhân chứng, nhân chứng duy nhất của vụ án là bị hại Hoàng Mạnh Cường, nhưng bị hại Cường cũng chỉ khai do bị đánh bất ngờ nên bị choáng và trời tối khơng nhìn rõ hung thủ, chỉ xác định người đánh mình là nam thanh niên mặc áo dài tay, người dáng gầy. Quá trình điều tra, truy tố bị cáo Lường Văn Thịnh nhận tội nhưng khi ra xét xử bị cáo phản cung và không nhận tội, Song KSV THQCT đã khơng dự kiến được những tình huống khó khăn cho việc buộc tội bị cáo tại phiên tồ, khơng chuẩn bị kỹ đề cương xét hỏi và nội dung tranh luận tại phiên toà để buộc tội bị cáo phải nhận tội, không thể chối cãi được. Do vậy, vụ án đã bị Tồ án hình sự khu vực 1- Quân khu 1 trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
- Nhiều bản án Thẩm phán chưa căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, ý kiến của người bào chữa, KSV, bị cáo, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để ra bản án đúng pháp luật, dẫn đến sau khi xét xử xong có kháng cáo, kháng nghị. Chất lượng kiểm sát bản án của KSV còn hạn chế nên
khơng phát hiện được, bản án có sai lầm để kháng nghị (tỷ lệ Viện kiểm sát kháng nghị rất thấp).
- Công tác kiểm tra, rút kinh nghiệm của lãnh đạo các cơ quan tố tụng cấp trên đối với các cơ quan và người tiến hành tố tụng cấp dưới chưa thường xuyên, chưa có những chế tài quy định xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với người và cơ quan tiến hành tố tụng để xảy ra án sửa do đó việc khắc phục án sửa qua các năm chưa chuyển biến tiến bộ.
Những thiếu sót, tồn tại trên đã làm giảm chất lượng, hiệu quả hoạt động THQCT và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát quân sự Quân khu 1trong giai đoạn xét xử án hình sự nói chung, trong tranh tụng tại các phiên tồ nói riêng.