QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG TRANH
3.1.1. Quan điểm chung
Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, ngày 02 tháng 01 năm 2002, Bộ Chính trị đã ra Nghị Quyết số 08-NQ/TW. Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị có Nghị quyết về cải cách tư pháp, nhằm xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Trong những năm qua, tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm và các tranh chấp xảy ra nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, nhưng công tác tư pháp đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân, bảo vệ pháp chế XHCN, phục vụ tích cực cơng cuộc đổi mới; phần lớn cán bộ làm công tác tư pháp giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hồn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, chất lượng cơng tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp.
Để khắc phục các tồn tại, khuyết điểm nêu trên, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong cơng tác tư pháp nói chung và trong việc tranh tụng của
KSV THQCT tại phiên toà xét xử sơ thẩm hình sự nói riêng, Nghị quyết số 08-NQ/TW đã nêu ra quan điểm chỉ đạo sau:
- Công tác tư pháp phải thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn, bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp và tư pháp, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế giữ vững bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.
- VKSND các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt q trình tố tụng nhằm bảo đảm khơng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội... Nâng cao chất lượng công tố của KSV tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác...
- Khi xét xử, các Tòa án phải đảm bảo cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của KSV, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định.
- Các cơ quan pháp luật có trách nhiệm tạo điều kiện để Luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: Tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên toà....
- Tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị trong ngành kiểm sát để thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Mặt khác, tình hình phạm tội diễn biễn phức tạp, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Các khiếu kiện và tranh chấp tăng, đa dạng và phức tạp. Địi hỏi của mỗi cơng dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao. Để đáp ứng nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN ngày 02/6/2005 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 49/NQ-TW, với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.
Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trính trị một lần nữa đã quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp và cải cách trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, trong đó:
- Cải cách tư pháp đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Cải cách tư pháp xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; gắn với đổi mới cơng tác lập pháp, cải cách hành chính.
Quán triệt các quan điểm chỉ đạo trên, Nghị quyết số 49-NQ/TW nêu rõ, phải phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, KSV và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình.
Đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp, VKSND được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án. Nghiên cứu việc chuyển VKSND thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra.
Thời gian vừa qua, nhất là sau khi Nghị quyết số 08-NQ/TW và sau đó là Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị được ban hành, nhiều ý kiến cho rằng chúng ta cần phải chuyển sang hệ thống tố tụng tranh tụng để việc xét xử được dân chủ và khách quan hơn. Qua những nét khái quát cơ bản nêu trên cho thấy hệ thống TTHS ở nước ta hiện nay thuộc hệ thống tố tụng thẩm vấn, có đan xen những yếu tố của hệ thống tố tụng tranh tụng. Với mục đích tăng cường tính cơng khai và dân chủ nhằm bảo đảm và làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án, vấn đề tranh tụng, nhìn từ mọi khía cạnh, từ lâu đã được quy định trong pháp luật Nhà nước ta và ngày càng được hoàn thiện. Đây là xu hướng vận động tất yếu của quá trình dân chủ hố. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động xét xử, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, có lúc, có nơi, vấn đề tranh tụng chưa được thực hiện hoặc bảo đảm thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc. Trước tình hình đó, để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tư pháp và cán bộ tư pháp, Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ln ln nhấn mạnh vấn đề tăng cường và nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử giữa các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Tăng cường tranh tụng và bảo đảm tơn trọng kết quả tranh tụng tại các phiên tồ xét xử là những vấn đề nhằm tăng cường hơn nữa tính cơng khai và dân chủ của q trình xét xử, bảo đảm cho việc xét xử được khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.