Quan điểm đảm bảo chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Quân khu 1 tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự

Một phần của tài liệu Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát quân sự quân khu 1 tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự (Trang 71 - 75)

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG TRANH

3.1.2. Quan điểm đảm bảo chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Quân khu 1 tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự

Viện kiểm sát quân sự Quân khu 1 tại phiên tịa xét xử sơ thẩm hình sự

Qn triệt quan điểm chung và cải cách tư pháp trên đây của Đảng, thì bảo đảm chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Quân khu 1 tại phiên tịa xét xử sơ thẩm hình sự theo chúng tơi cần thực hiện những quan điểm sau:

Một là, bảo đảm chất lượng tranh tụng tại phiên tịa xét xử hình sự của

KSV VKSQS phải gắn liền với việc hoàn thiện pháp luật về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của KSV nói chung và tại phiên tịa xét xử sơ thẩm hình sự nói riêng. Theo quan điểm này cần bỏ những thẩm quyền không phù hợp với chức năng xét xử của Tòa án như thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự (khoản 1 Điều 104 Bơ luật TTHS); thẩm quyền được xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật theo hướng nặng hơn làm bất lợi cho bị cáo (khoản 2 Điều 196 BL TTHS).

Bỏ quy định Thẩm phán trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Điều 179 BLTTHS). Theo quy định tại BLHS năm 2003, tại Điều 179 quy định những trường hợp Thẩm phán có thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng luật lại quy định trong trường hợp VKS khơng chấp nhận những u cầu bổ sung đó và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tịa án vẫn tiến hành xét xử. Qua thực tiễn của công tác xét xử cho thấy, nhiều khi Thẩm phán đã trả hồ sơ để yêu cầu VKS điều tra bổ sung về chứng cứ, nhưng để đáp ứng u cầu của phiên tồ tranh tụng thì thiết nghĩ Tịa án chỉ cần quan tâm về mặt thủ tục tố tụng của phiên tồ cịn VKS có chứng minh được cáo trạng của mình hay khơng là tuỳ thuộc vào VKS. Có như vậy Tịa án mới thực hiện vai trị đích thực của mình tại phiên tồ là làm người trọng tài vô tư khách quan và chỉ xét xử chứ không buộc tội thay cho VKS hay cùng VKS buộc tội bị cáo. Vì vậy, cần phải sửa đổi BL TTHS là Thẩm phán trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung trong

trường hợp phát hiện có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và những vi phạm đó cản trở việc xét xử của Tịa án v.v..

Hai là, bảo đảm chất lượng tranh tụng tại phiên tịa xét xử sơ thẩm hình

sự của KSV Viện kiểm sát quân sự Quân khu 1 hiện nay đặt trong tổng thể của việc cải cách tư pháp và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Kiểm sát nói chung.

Ba là, bảo đảm chất lượng tranh tụng của KSV Viện kiểm sát quân sự

Quân khu 1 hiện nay gắn liền với thực hiện mở rộng dân chủ của các bên tham gia tranh tụng tại phiên tịa xét xử sơ thẩm hình sự.

- Để có thể mở rộng tình trạng tố tụng tại phiên tồ xét xử sơ thẩm hình sự thì cần mở rộng phạm vi quyền bào chữa của bị can, người bị tạm giữ, bị cáo. Cần sửa đổi quy đinh tại Khoản 4 Điều 56 BL TTHS vì có nhiều điểm khơng chặt chẽ, khơng rõ ràng bởi luật không quy định “giấy tờ liên quan đến việc bào chữa” là những giấy tờ nào nên trong thực tiễn đã có những quy định khác nhau từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng và luật cũng không quy định những trường hợp nào thì các cơ quan tiến hành tố tụng khi nhận được đề nghị cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Tuy nhiên, quy định như vậy là khơng phù hợp và qua thực tiễn thấy khó khăn khơng phải ở vấn đề lý do từ chối mà chính là trong những lý do từ chối đó thì lý do từ chối nào là hợp pháp và lý do từ chối nào khơng hợp pháp để người bào chữa cịn khiếu nại. Tại Điểm d Khoản 2 Điều 58 BL TTHS quy định người bào chữa có quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa nhưng luật không quy định thu thập bằng cách nào và hình thức ghi nhận kết quả thu thập tài liệu đồ vật này như thế nào và giá trị pháp lý đến đâu nên quy định này khơng có tính hiện thực. Mặt khác, tại Điều 58 BL TTHS quy định người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can nhưng quy định về thời hạn 3 ngày để nhận được giấy chứng nhận người bào chữa (Điều 56 BL TTHS) đã mâu thuẫn với nhau. Vì trong mọi trường hợp người bào chữa chỉ

có thể tham gia vào vụ án chậm hơn 3 ngày so với thời điểm khởi tố bị can. Đồng thời, tại Điều 131 BL TTHS quy định Cơ quan điều tra phải tiến hành ngay việc hỏi cung bị can ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Do đó, cần sửa đổi các quy định tại Điều 56 và Điều 58 BL TTHS để người bào chữa có thể thực sự trở thành bên gỡ tội trong phiên tồ xét xử sơ thẩm hình sự ở Việt Nam.

Nâng cao hơn nữa vai trò của người bào chữa, mở rộng quyền và phạm vi tham gia của người bào chữa vào quá trình tố tụng để đảm bảo việc tranh tụng tại phiên toà xét xử TTHS đạt hiệu quả cao, đáp ứng theo các yêu cầu của tinh thần cải cách tư pháp hiện nay và trong thời gian tới.

Bốn là, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tịa xét xử sơ thẩm

hình sự của KSV Viện kiểm sát quân sự Quân khu 1 phải bảo đảm tính kế thừa những giá trị của hệ thống thẩm vấn tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của quốc tế về hệ thống tố tụng tranh tụng tại phiên tòa xét xử.

Để nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa XXHS một mặt phải giữ lại những giá trị của hệ thống thẩm vấn (xét hỏi) đồng thời kế thừa những giá trị hệ thống tranh tụng của các nước trên thế giới.

Theo nhiều nhà nghiên cứu thì hiện nay tồn tại hai hệ thống tố tụng cơ bản đó là hệ thống tố tụng xét hỏi và hệ thống tố tụng tranh tụng. Hệ thống tố tụng xét hỏi thường tồn tại ở những nước theo hệ thống luật dân sự Civil Law - Việt Nam chúng ta cũng theo hệ thống tố tụng này; hệ thống tố tụng tranh tụng được áp dụng rộng rãi ở các nước theo truyền thống án lệ Common Low (Anh là đại diện điển hình). Mỗi hệ thống tố tụng có đặc điểm riêng với những ưu điểm và nhược điểm của nó. Khi so sánh giữa các ưu điểm và nhược điểm của hai loại hình tố tụng, nhiều quan điểm cho rằng: tố tụng tranh tụng có nhiều ưu điểm hơn bởi so với các kiểu tố tụng khác thì tố tụng tranh tụng đề cao quyền con người hơn, và biểu hiện của việc phát huy tối đa tinh

thần dân chủ trong hoạt động tố tụng, cơ chế vận hành của nó hạn chế đến mức tối đa các trường hợp kết án oan người khơng có tội, nó là biểu hiện của một nền văn hoá pháp lý cao ở một quốc gia. Theo quá trình lịch sử, tố tụng xét hỏi đã tồn tại hàng thế kỷ dưới tác động của các tư tưởng tiến bộ đã dần chuyển sang kiểu tố tụng xét hỏi - tranh tụng và cuối cùng là tố tụng tranh tụng. Như thế tố tụng xét hỏi sẽ tất yếu bị thay thế bởi hệ thống tố tụng tranh tụng bởi tính ưu việt của nó. Tuy nhiên, vào thời điểm này chúng ta khơng thể chuyển hồn toàn sang kiểu tố tụng tranh tụng được mà chỉ có thể tiếp thu những điểm tiến bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý của nước ta. Điều này cũng tương đồng với những cải cách tư pháp của nhiều nước trên thế giới như Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc,… cùng với sự hội nhập, giao lưu Quốc tế, những giao lưu về kinh tế, chính trị, văn hoá cũng đã mở ra cho các quốc gia những xu hướng tiếp thu những tinh hoa về mọi mặt của các quốc gia khác, trong đó có pháp luật. Pháp là một nước điển hình của hệ thống pháp luật Civil Law với hệ tố tụng thẩm vấn truyền thống nhưng cũng nhận thấy sự lạc hậu của hệ tố tụng này mà đưa những hạt nhân hợp lý của hệ thống tố tụng tranh tụng vào hệ tố tụng xét hỏi từ năm 2000. Trung Quốc thì đã mạnh dạn sửa đổi BLTTHS theo hướng đưa nội dung của tố tụng tranh tụng vào tố tụng xét hỏi từ năm 1997, và thực tế đã cho thấy việc giải quyết án của các nước này đã tạo ra sự dân chủ thực sự và hạn chế oan sai rất nhiều… như thế xu hướng xích lại gần nhau của các quốc gia trong giai đoạn toàn cầu hố đã dẫn đến sự xích lại gần nhau trong lĩnh vực pháp luật mà thể hiện là sự tiếp thu những nhân tố hợp lý của hệ tố tụng tranh tụng vào hệ tố tụng xét hỏi và ngược lại. Đây là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển và chúng ta - một thành viên của ngôi nhà chung thế giới - cũng cần có những đổi mới phù hợp về mặt pháp luật nói chung và pháp luật TTHS nói riêng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát quân sự quân khu 1 tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w