Kiểm sát quân sự Quân khu 1 tại phiên tồ xét xử sơ thẩm hình sự
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng đất nước trong tình hình mới, cùng với các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước đã có các nghị quyết về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, trong đó có các cơ quan tư pháp nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý và Tổ quốc Việt Nam XHCN. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Luật Tổ chức VKSND năm 2002; Pháp lênh tổ chức Viện kiểm sát quân sự năm 2002, BLTTHS đã được ban hành để thể chế hoá chủ trương trên. Theo Hiến pháp và Luật Tổ chức VKSND năm 2002, Pháp lênh tổ chức Viện kiểm sát quân sự năm 2002, chức năng, nhiệm vụ của VKSQS đã có sự điều chỉnh căn bản, VKSQS thực hiện chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, không làm nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự nữa. Nhiệm vụ của ngành kiểm sát cũng được pháp luật quy định cụ thể hơn, với yêu cầu, trách nhiệm cao hơn.
Chấp hành nghiêm túc quyết định của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo VKSNDTC, VKSQSTW đã chỉ đạo phải nâng cao trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, KSV VKSQS; kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ do Hiến pháp, pháp luật quy định. Hàng năm, VKSQSTW đã ban hành chỉ thị xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, đồng thời chỉ đạo VKSQS các cấp có các giải pháp thực hiện có hiệu quả mục tiêu nhiệm vụ của ngành đã đề ra. Do vậy, tổ chức và
hoạt động của ngành Kiểm sát quân sự tiếp tục được ổn định, kiện toàn, chất lượng và hiệu quả công tác kiểm sát được nâng cao hơn theo yêu cầu cải cách tư pháp.
Để thực hiện tốt chức năng THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp và các quy định của BLTTHS, VKSNDTC đã chỉ đạo VKSQS các cấp THQCT và kiểm sát điều tra ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phải đình chỉ điều tra do bị can khơng phạm tội hoặc đình chỉ điều tra để lọt tội phạm.
Do có những biện pháp tích cực trên, chất lượng THQCT và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự đã được nâng lên rõ rệt. Đội ngũ KSV VKSQS ở cả hai cấp từng bước đáp ứng được chức năng và nhiệm vụ mới, chất lượng THQCT ngày càng được nâng cao.
- Đối với Viện kiểm sát quân sự Quân khu 1:
Từ năm 2009 đến năm 2011, để nâng cao chất lượng THQCT của KSV tại phiên toà theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, ngành kiểm sát quân sự Quân khu 1 đã bổ sung, tăng cường cán bộ cho hoạt động THQCT và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, triển khai thực hiện việc thơng khâu kiểm sát điều tra - kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự ở cấp tỉnh theo đó KSV vừa làm nhiệm vụ kiểm sát điều tra vừa tham gia phiên tồ xét xử sơ thẩm nên có điều kiện nắm chắc hồ sơ, chủ động hơn trong việc xét hỏi và tranh luận tại phiên toà. Viện kiểm sát đã phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, Tòa án tổ chức các phiên toà theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị và theo đúng pháp luật TTHS.
Kết quả THQCT và kiểm sát XXHS theo thủ tục sơ thẩm của VKSQS Quân khi 1 từ năm 2009 - 2011 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Kết quả THQCT và kiểm sát XXHS theo thủ tục sơ thẩm của
VKSQS Quân khu 1 từ năm 2009 - 2011
2009 2010 2011
- Số vụ của năm 17 32 37
+ Số vụ tăng so với năm trước - 15 5
+ Giảm so với năm trước - - -
- Số bị cáo 25 43 100
+ Tăng so với năm trước - 18 57
Nguồn: Viện kiểm sát quân sự Quân khu 1 từ 2009-2011.
Số liệu trên đây cho thấy kết quả thực hành quyền công tố, kiểm sát XXHS sơ thẩm của VKSQS Qn khu 1 có những chuyển biến tích cực. Số vụ của bị cáo đưa ra xét xử hàng năm ngày càng tăng hơn góp phần khơng nhỏ giải quyết các án tồn đọng.
Từ những kết quả đó có thể rút ra những ưu điểm của chất lượng tranh tụng tại phiên tịa xét xử sơ thẩm hình sự của KSV Viện kiểm sát quân sự Quân khu 1 như sau:
Một là, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của KSV VKSQS ngày
càng được củng cố và nâng cao. Uy tín, vai trị của KSV VKSQS tại phiên tịa được khẳng định và ngày càng nâng cao. Điều này được phản ánh từng khâu, từng giai đoạn tùy mỗi phiên tòa. Cụ thể là: Ngay từ khi được giao THQCT KSV VKSQS đã có ý thức chuẩn bị cho việc tranh tụng tại phiên tòa khá chu đáo và đầy đủ chứng cứ. Như giai đoạn từ khi khởi tố vụ án KSV VKSQS đã nghiên cứu và nắm vững hồ sơ vụ án, cũng như các quy định của pháp luật hình sự TTHS, dân sự, tố tụng dân sự và văn bản pháp luật có liên quan tới vụ án. Nghiên cứu kỹ các văn bản áp dụng pháp luật để vận dụng; đồng thời; thường xuyên cập nhật thông tin kịp thời đối với quy định của pháp luật cũng như từng vụ án cụ thể. Còn tại giai đoạn xét xử tại phiên tòa, KSV VKSQS
chú ý theo dõi, ghi chép đầy đủ những câu hỏi của luật sư, từ đó bằng những kiến thức và kinh nghiệm đã phân tích, nhận định, dự kiến những vấn đề những nội dung họ đưa ra tranh luận. Và chủ động chuẩn bị nội dung đối đáp với ý kiến nêu ra, khơng để sót ý kiến nào.
Vì vậy, những nội dung, vấn đề tranh tụng của KSV VKSQS đã có sự chuẩn bị khá chu đáo góp phần quan trọng bác bỏ những lập luận sai trái có thể nêu ra tại phiên tịa; Đồng thời tạo sự chủ động của KSV trong tranh tụng tại phiên tịa qua đó thuyết phục được Hội đồng xét xử và những người tham dự, góp phần cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật của tòa án.
Hai là, khả năng tranh tụng tại phiên tịa của KSV ngày càng được
hồn thiện và thích ứng với từng phiên tịa. Trong tranh tụng tại phiên tòa KSV đã biết kết hợp có hiệu quả giữa tranh luận với luận tội nhằm bổ sung cho luận tội đầy đủ và chính xác. Những kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, xây dựng đề cương xét hỏi; kỹ năng đối đáp tranh luận tại phiên tịa của KSV khơng ngừng được củng cố và hoàn thiện... Những kỹ năng này tạo cho KSV chủ động trong q trình THQCT tại phiên tịa, đặc biệt là trong hoạt động tranh tụng với luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Điều đó, làm cho luật sư, những người tham gia tố tụng khác thấy được quyết định truy tố của VKSQS là hồn tồn có căn cứ, đúng pháp luật.