Không gian, cảnh quan

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền trầm lâm ở xã phú gia, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 33 - 35)

Chương 2 : DI TÍCH ĐỀN TRẦM LÂM

2.1. Kiến trúc đền Trầm Lâm

2.1.1. Không gian, cảnh quan

Đền Trầm Lâm tọa lạc trên một ngọn đồi cao nhất ở xóm Phú Thành, thuộc xã Phú Gia huyện Hương Khê. Tồn bộ khu di tích được xây dựng quay về hướng Nam như phần lớn các di tích đình đền khác, đó là hướng hội tụ mọi ý nghĩa tốt đẹp mà người xưa vẫn quan niệm là “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ chi thanh” (Thánh nhân quay mặt về hướng Nam để

nghe lời tâu bày của thiên hạ). Hướng Nam cũng là hướng của “bát nhã”- hướng của trí tuệ. Nhưng quan trọng nhất là hướng này của ngôi đền phù hợp với cảnh quan xung quanh. Lưng đền tựa vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, mặt trước hướng ra hồ Bình Sơn, trung tâm Thị trấn Hương Khê. Nếu du khách đi từ tỉnh lỵ Hà Tĩnh thì có thể đi ơ tơ, xe máy theo đường quốc lộ 15A, khoảng 50 km là tới trung tâm huyện Hương Khê rẽ phía Tây theo đường liên thơn 5km qua xã Phú Phong là tới.

Đền nằm trong khơng gian có nhiều cây cổ thụ: phía trước và phía sau đền là những cây gỗ lim, cây muỗm, cây thị, mít, đại… cành lá xum xuê, cao lớn tạo nên nét cổ kính, u tịch cho ngơi đền. Theo lời người dân, trước đây có những cây lim rất to, phải ba bốn người ôm mới xuể, tương truyền các tướng lĩnh thường dùng làm nơi để cột chân voi. Điều đặc biệt là xung quanh khuôn viên đền cịn có rất nhiều hố bom rộng từ 1-2m, trải qua nhiều năm nhưng người dân khơng san lấp, bởi đó là những dấu tích ghi lại một thời kì đấu tranh chống đế quốc ác liệt gian khổ của cư dân trong vùng. Ngồi ra cũng có sự tích cho rằng đây là những hố voi vầy của các binh lính tướng sỹ thời Cần Vương xưa kia. Xung quanh đền là hệ thống đường liên thôn đi ra trung tâm thị trấn Hương Khê và ra đường mịn Hồ Chí Minh và đền Cơng Đồng và Thành Sơn Phịng.

Sách “Di tích lịch sử Đền Trăm Năm, Điện Cơng Đồng, Thành hào Đồn Sơn Phịng” của Trần Kim Tần đã viết:

Điện thờ đặt trên một bờ hồ đặc biệt. Từ xa xưa nơi đây là một vùng đất rộng bao quanh hơn 3 mẫu cây cối um tùm rậm rạp là nơi chim kêu vượn hót và cũng là nơi trú ẩn của các lồi mng thú như hươu, nai, chồn, cáo, thi thoảng cọp, beo về ẩn nấp, rình bắt heo, chó trong vùng nên khơng ai dám len lỏi vào sâu [41, tr.2].

Có thể nói khơng gian, cảnh quan đền Trầm Lâm nằm trong xu hướng nhập thế của thời đại, đã dần thấm đượm vào đời sống của làng xã, trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng dân cư. Đền nằm trong một khơng gian vừa thống đãng, non nước thơ mộng, vừa tránh được cái ồn ào dung tục của đời thường vừa nhập thế, không xa lánh chúng sinh [Pl.2, A.1 tr.116].

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền trầm lâm ở xã phú gia, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)