Chương 2 : DI TÍCH ĐỀN TRẦM LÂM
2.2. Di vật tiêu biểu của đền
2.2.3. Di vật vàng, đồng, đá
Hiện nay di tích cịn lưu giữ ba con voi, hai con được đúc bằng vàng, một đúc bằng đồng. Thân hình voi gầy, tồn thân lấm chấm long [Pl.6, A.11-12, tr. 137].
- Voi vàng tạc theo tư thế đứng n, nhàn nhã, vịi bng thẳng, ngà nhọn, mắt tròn nổi rõ to, 1 con có thắt vịng ở cổ, trên lưng có tàn vàng, bên mép có chạm hoa văn tinh xảo. Kích thước: tượng thứ nhất cao 2,5 cm, toàn thân dài 3,5 cm, lưng rộng 1,5 cm, nặng 2,7 lượng. Tượng thứ 2 cao 2,5 cm, dài 3 cm lưng rộng 1 cm. Hai tượng voi vàng đều đặt trong hộp bằng thiếc dài 15 cm, rộng 6cm, cao 4 cm.
- Voi đồng 1 con: đúc theo thế đang lồng vòi dài uốn cong quắp vào dưới tai phải. Đuôi quặp sang mông bên phải. Tai to áp sát vào cổ, ngà cụt, mình thân gầy, khơng có bành, tồn thân chạm nhiều chấm lông. Tượng voi cao 4 cm, dài từ vịi đén đi 7 cm, lưng rộng 2,5 cm. Tượng voi bằng đồng được đúc theo tư thế voi đang lâm chiến.
Ba con voi tuy kích thước nhỏ, nhưng đều tốt lên dáng vẻ uy nghi vì nét chạm trổ sinh động. Khơng chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà nhìn nét điêu khắc, nghệ thuật chạm trổ tinh xảo mang phong cách nhà Nguyễn như vậy, ba con voi đã xứng danh là báu vật quốc gia. Voi được xem là con vật linh thiêng, mang lại may mắn, tăng cường quyền lực và danh tiếng. Có lẽ vậy tượng voi là vật phẩm ln có trong bộ sưu tập của các vua chúa thời bấy
giờ với khát vọng mang lại sự hồn thành. Thường thì voi đi thành một đôi, hoặc hình tượng thần thánh cưỡi lưng voi, nhưng ở đây là 3 con voi riêng lẻ, cho nên có thể đó là biểu tượng của voi chiến với khát vọng về sức mạnh.
- Nghê đồng: Con Nghê được coi như một linh vật tiêu biểu cho tính thuần Việt và mang bản sắc văn hóa Việt Nam, tượng trưng cho sự: khôn ngoan, trung thành, uy nghiêm, khỏe khoắn. khắc hẳn với hình tượng con nghê thường thấy ở nơi khác đầu ngẩng cao, miệng ngậm ngọc, cõng tòa sen, ngồi chầu cửa đền, tượng nghê đồng ở đây đúc theo thế đang ngồi, đầu ngoảnh nhìn sang trái, miệng há to, tai nhọn vểnh lên hai phía, thân hình trịn mập, tồn thân màu nâu đen, chạm hoa văn tinh xảo, đuôi dầy dặn. Tượng cao 5 cm, dài 10 cm, lưng rộng 5 cm.
- Lục lạc đồng đen: Lục lạc gồm có 35 cái, được thiết kế như các hạt tràng niệm phật của các sư sãi, nhưng các hạt được làm bằng đồng, có lỗ nhỏ hai bên, bên trong có hạt, khi cầm trên tay di chuyển kêu như chng nhỏ. Lục lạc đồng có 5 quả to đường kính 2 cm, và 30 quả chng nhỏ, kết nối với nhau bằng quai đồng và sợi dây thừng bện chặt. Lục lạc là vật trang trí màn gấm của nhà vua. Sở dĩ có gắn lục lạc để phịng an ninh khi có kẻ đột nhập lật màn lập tức lục lạc kêu báo động cho quân cảnh vệ. Ngồi ra lục lạc mang hành kim cịn có tác dụng tán khí xấu, giải trừ những nguồn năng lượng không tốt, đem lại nguồn năng lượng mới tới những không gian quá tĩnh tại mang nhiều khí âm.Trải qua thời gian nhưng các lục lạc vẫn giữ nguyên màu sắc, ánh đồng, rất đẹp.
- Hộp đồng 2 cái: Cả hai hộp đồng thiết kế hình trịn đường kính 20 cm, cao 15 cm, có nắp đậy, dùng để đựng các báu vật khác như lục lạc, nghê và voi đồng. Xung quanh hộp đồng được trang trí họa tiết rồng bay, phượng múa. Xưa kia chỉ những gia đình quyền quý, trong triều đình mới có hộp đồng này để đựng các báu vật, hoặc đồ trang trí.
- Bảo kiếm: Hai thanh kiếm được vua Hàm Nghi ban tặng, mỗi thanh kiếm gồm có hai phần: Lưỡi kiếm bằng sắt (một bên lưỡi, một bên sống) cong dần về phía sống và được vuốt nhỏ dần từ chuôi tới mũi, lưỡi dài khoảng một thước màu sáng trắng. Chuôi kiếm được làm bằng gỗ chạm hình đầu rồng sơn màu đỏ, có vịng che chắn ở tay cầm kiếm. Cổ rồng nối
liền đầu rồng và đốc kiếm làm thành chuôi kiếm. Ở đằng cuối, cánh đốc kiếm mở rộng ra quanh lưỡi kiếm, có chạm trổ hình cánh phượng. Vỏ kiếm được làm từ một loại gỗ thơm, ơm khít lưỡi kiếm. Ngồi lớp gỗ có 3 đoạn trang trí hoa văn đẹp, chạm nổi hình rồng cách điệu trong vầng mây và hoa lá và đề hai chữ “Phụng tự”. Theo lời kể của các cố đạo chủ thì đây là thanh kiếm vua Hàm Nghi đã mang theo với chiếc ấn khi cùng triều thần xuất bôn, sau đêm kinh đô thất thủ, rồi đến vùng đất Hương Khê khởi hịch Cần Vương. Nhà vua thường mang theo kiếm bởi quan niệm xa xưa kiếm là vật thường mang đến sự may mắn, phòng thân, tránh được mọi tai biến bất ngờ, kiếm cũng là vật bất li thân mang biểu tượng của sức mạnh, quyền uy. Hai chữ “Phụng tự” in trên bao kiếm thể hiện lòng trung thành, phụng tự đất nước, quyết tâm khơng theo qn giặc. Ngày nay kiếm cịn là vật phong thủy xua đuổi âm khí. Tại những nơi đã từng có người bị giết hại thường treo 1 thanh kiếm gỗ chính diện cửa chính và mỗi cửa sổ 1 thanh kiếm gỗ có chạm khắc rồng vì rồng tượng trưng cho sự tốt lành, biểu tượng cho quyền lực của bậc tối thượng nên tác dụng trừ ma, đuổi yêu rất mạnh mẽ [Pl.6, A.16, tr.139].
- Lư hương:
Trước nhà Hạ Điện có một lư hương đá và hai cột đèn rất đẹp. Lư hương được chế tác từ đá có độ bền cao, khơng sợ bị mịn, kích thước mẫu mã đẹp. Chất liệu chế tác là đá xanh tự nhiên được khai thác ở các vùng núi đá ở Thanh Hóa. Lư hương đá có đường kính miệng khoảng 0,81m, chiều cao khoảng 1,4 m, 02 trụ đèn cao khoảng 1,7m.
Lư hương đá gồm 2 phần chồng lên nhau. Phần trên giống một bát hương độc lập có miệng bằng, loe, cổ hình trụ, thân phình gắn 3 chân hình đầu thú uốn cong ra ngồi. Trang trí đắp nổi kết hợp vẽ các loại hoa văn, rồng trong ô, mặt hổ phù, mây cao ở hai bên. Phần đế hình trụ trịn, dưới chân có điêu khắc hoa văn. Hai cột đèn dựng hai bên lư hương cân đối, được trang trí họa tiết nổi khơng men gồm các hoa văn hoa thị 4 cánh, lá đề, cánh sen.
Sử dụng lư hương chủ yếu để tạo ra mùi hương trầm thơm, nhưng theo quan niệm từ xưa thì hương trầm thể hiện lịng thành, sự thanh khiết và cao quý. Lư hương với khói trầm tỏa ra có tác dụng thanh lọc ám khí, khơng những hóa giải được hung khí mà cịn tăng thêm cát khí, gia tăng sự hịa thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc [Pl.6, A.17, tr.140].