Bố cục mặt bằng tổng thể

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền trầm lâm ở xã phú gia, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 35 - 36)

Chương 2 : DI TÍCH ĐỀN TRẦM LÂM

2.1. Kiến trúc đền Trầm Lâm

2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể

Đền Trầm Lâm ngự trên một khoảng đất rộng, với tổng diện tích 6.000 m2. Đền có lối kiến trúc kiểu chữ Nhị (=) bao gồm 2 tịa nhà chính là: Thượng Điện và Hạ Điện đặt trên một trục chính tâm (trục thần đạo), xây dựng theo quy thức kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Ngồi ra đền cịn có các hạng mục cơng trình khác như: Nghi mơn, giếng tròn, nhà khách, nhà cất đồ lễ [Pl.2, A.2, tr.116].

Nhìn tồn cảnh từ ngồi vào trong, đầu tiên ta có thể thấy ngay nghi mơn 2 cột to với 1 hệ thống tường dài nối với nhau qua nhà quan tả, hữu. Trước ngôi đền có 1 giếng nước hình trịn. Giếng này có độ cao hơn cánh đồng phía trước khoảng 1,5m nhưng được cho là chưa bao giờ cạn nước vào mùa hè và tràn nước vào mùa lũ. Thành giếng được xây bằng xi măng, vơi vữa, có 2 lối bậc thang đi xuống hồ. Tương truyền một năm có 4 mùa thì nước giếng có 4 sắc. Sách “Địa dư tỉnh Hà Tĩnh” của Trần Kinh chép: “Về làng Phú Gia có một khoảnh rừng cây cối

um tùm, giữa có cái hồ bơi trịn rộng chừng 4 sào. Tục truyền hồ không đáy, nước trong hồ một năm có 4 mùa, thay đổi bốn màu sắc: Mùa xuân nước xanh, mùa hạ nước hồng, mùa thu nước trắng, mùa đông nước đen”. [27, tr.55]. Các nhà ngoại cảm xác định nơi đây là long mạch của

đất nước. Lòng hồ là mạch thuỷ lâm ăn sâu vào dịng sơng Ngàn Sâu cách hàng chục km.

Người dân địa phương ở đây cũng lưu giữ rất nhiều câu chuyện ly kỳ và thần bí về giếng nước này. Họ quả quyết rằng đây là cái giếng thần khơng có đáy. Bằng chứng là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có một tên lính Pháp đã đưa một đoạn dây rất dài, buộc vào một hòn đá và đi thuyền ra giữa lịng giếng. Tên lính Pháp thả dây xuống, thả hết không biết bao nhiêu mét dây mà vẫn thấy dây còn căng, chưa thấy dấu hiệu chùng lại. Tên lính ấy ra về, hẹn lần sau tới đo tiếp thì khơng lâu sau đó bị ngã ngựa chết. Tiếng đồn giếng thần không đáy từ đó mà lan rộng. Mùa hạn năm 1953 ao làng khơ khốc, nhưng nước trong lịng hồ vẫn ngun xi. Dẫu mưa lũ đến mấy, mực nước trong hồ vẫn khơng ngập. Năm ngối, dân làng ra đào mương dẫn nước hồ ra để xây móng âm bao quanh hồ nhưng nước chảy mấy ngày đêm vẫn không hề cạn.

Bước lên bậc thềm 9 bậc đá ong là nhà Hạ Điện hay còn gọi là nhà tiền tế rộng 3 gian. Tiếp đến là tòa Thượng Điện nơi thờ tự chính của đền Trầm Lâm. Nhà Thượng Điện và Hạ

Điện nằm song song, chia cách bằng một lối đi rộng chừng 1m. Phía bên phải nhìn từ ngồi vào có một khoảnh sân rộng là nơi diễn ra các hoạt động lễ hội và nơi để xe của khách.

Hai bên trái phải được bố trí nhà khách nghỉ chân và nhà soạn lễ. Bệ hóa vàng được bố trí nằm phía bên phải giữa nhà Thượng điện và Hạ điện.

Nhìn tổng thể đền Trầm Lâm có một khơng gian rộng rãi thống mát, với nhiều cây xanh, vừa mang dáng dấp cổ kính, u tịch vừa là nơi thanh tịnh, yên bình.

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền trầm lâm ở xã phú gia, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)