Các nghi lễ chính

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền trầm lâm ở xã phú gia, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 59 - 72)

Chương 3 : LỄ HỘI ĐỀN TRẦM LÂM

3.2. Diễn trình lễ hội

3.2.2. Các nghi lễ chính

3.2.2.1. Lễ xin keo cố đạo chủ

Theo quy định của người dân xã Phú Gia thì những vật báu vua Hàm Nghi ban được người dân trong làng chuyền tay nhau gìn giữ. Trải qua hàng trăm năm, với thăng trầm lịch sử, chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn nhưng đến nay các báu vật vẫn được giữ gìn an tồn trong những ngôi nhà mái lá đơn sơ của người dân Phú Gia. Người được giữ báu vật, chịu trách nhiệm chính đó là các cố đạo chủ [Pl.6, A.23, tr.143].

Lệ làng quy định 2 năm 1 lần làng sẽ làm lễ xin keo cố đạo chủ để chọn cố đạo mới giữ báu vật. Lễ xin keo cố đạo chủ được tiến hành vào ngày rằm tháng Chạp.

Công việc tuyển chọn cố đạo chủ rất khắt khe. Về tiêu chí, cố đạo phải là người có đủ bốn điều kiện: Vợ chồng đang thượng tại; gia đình có nền nếp, gia phong; người đạo chủ phải biết âm dương ngũ hành, làm lễ cúng thông thạo để mỗi dịp rước rắc, lễ hội của làng đều đảm nhận việc cúng bái, làm lễ; đặc biệt phải có niềm tin, lịng thành kính vào thần linh. Ngồi ra cố đạo phải kiêng cữ khắt khe, khơng ăn cỗ gia đình có tang, khơng tiếp xúc với những nơi bẩn thỉu, không sát sinh, không làm những việc thất đức. Bởi vậy nhiều cố đạo cho biết khi được nhận chức cố đạo chủ đó là niềm vinh dự, tự hào vì được thần linh, đất trời ứng chứng, giao phó trọng trách. Nhiều cố đạo còn cho rằng khi nhậm được chức cố đạo cảm thấy sức khỏe dồi dào, cây cối trong vườn sinh sôi nảy lộc, đơm hoa kết trái, vạn sự hanh thơng. Nhiều cố đạo cịn nằm mộng được gặp các vị tiền đế về báo hỉ, sáng ra đã lên đền khấn vái thần linh, thành kính.

Cũng theo quy định của làng người giữ chức cố đạo khơng chỉ nhận được sự tín nhiệm của dân làng mà phải được sự “chấp thuận” từ các vị thần linh thông qua hạ keo xin cố đạo chủ. Tiến trình lễ xin keo cố đạo chủ diễn ra tại đền Công Đồng là nơi thờ tự các vị thần linh có cơng sáng lập, khai hoang, dẹp giặc xây dựng vùng đất Hương Khê, đền cũng là “trụ sở” chính nơi hội họp bàn luận những vấn đề của cộng đồng nhưng có sự chứng giám, ứng chứng của thần linh.

Để chọn được một cố đạo chủ, trước đó ban lễ nghi chọn ra ba cụ cao niên xứng đáng nhất, hội tụ các điều kiện nêu trên. Trước khi xin keo, ban lễ nghi tổ chức sắm lễ bao gồm: hương, hoa, quả, phẩm, trà, tửu để làm lễ. Chủ tế xin cố đạo chủ thường là người trông coi đền Trầm Lâm. Các thành viên trong ban lễ nghi xã cũng có mặt đơng đủ chứng kiến.

Sáng ngày 15 tháng Chạp, bắt đầu mở cửa đền Cơng Đồng, bài trí đồ tế khí trong đền, quét dọn hương án, thắp đèn, đốt nhang. Trước ban thờ chính điện, chủ lễ, khốc áo dài đỏ, đầu đội khăn báo cáo hai vị Đại Vương quan cả tức Lê Văn Duyệt và quan hai tức Ngọc Khê Hầu Dương Chánh Tướng quân và các vị thần linh được thờ phụng trong đền về mục đích buổi lễ xin chọn cố đạo chủ. Sau ba hồi chiêng, chủ tế làm thủ tục xin keo cố đạo chủ, mỗi ứng viên cố đạo chủ được chủ tế hạ xin keo âm dương 3 lần. Sau ba lần xin quẻ cho mỗi ứng viên, ai được sự đồng thuận nhiều nhất của thần linh thì được chọn làm cố đạo chủ năm đó. Sau ba lần xin keo cố đạo chủ nhưng được sự chấp thuận như nhau thì vẫn giữ nguyên cố đạo chủ.

Theo quan niệm của người dân nơi đây, năm nào xin được cố đạo chủ là năm đó dân làng được may mắn, vạn sự hanh thông. Các báu vật và bàn thờ vua Hàm Nghi sẽ được chuyển từ nhà cố đạo cũ về nhà cố đạo mới.

Nếu thánh thần đã “ứng chứng” nhưng chưa “ứng chức” thì cố đạo cũ tiếp tục cơng việc giữ các báu vật, nhưng năm đó người dân đi lại cẩn trọng, đề phịng mất mát. Chính vì tính nghiêm trang và sự tuyển chọn khá nghiêm ngặt về luật lệ và tâm linh cho nên ai được bầu làm cố đạo chủ đều được làng tôn vinh và quý trọng như già làng ở Tây Nguyên vậy.

3.2.2.2. Lễ bàn giao báu vật

Lễ bàn giao báu vật được tổ chức vào ngày mồng 7 tháng giêng hằng năm, cùng thời điểm chính hội. Lễ bàn giao báu vật được tiến hành khi đã bầu được cố đạo chủ mới, được tiến hành trước lễ rước. Chỉ trừ những năm thần linh khơng “ứng chức”, khơng bầu được cố đạo mới thì tồn bộ báu vật vua Hàm Nghi ban được để nguyên tại nhà cố đạo cũ nhưng vẫn tổ chức mở kho kiểm nghiệm báu vật trong năm xem có bị mất mát gì khơng và tiến hành lễ rước bàn thờ và báu vật vua Hàm Nghi từ nhà cố đạo cũ sang đền Trầm Lâm, đền Công Đồng, thành Sơn Phòng rồi lại quay về tại vị nhà cố đạo cũ.

Lễ bàn giao báu vật diễn ra uy nghiêm, trước sự chứng kiến của ban lễ nghi, cán bộ văn hóa xã, huyện, các cố đạo và toàn thể dân làng.

Trước ban thờ vua Hàm Nghi tại nhà cố đạo cũ, cố đạo cũ và mới đứng ngang hàng thắp nhang, khấn vái báo cáo việc bàn giao báu vật. Sau khi nghe 3 hồi trống, chủ lễ báo cáo xin phép mở niêm phong các tủ sắt chứa các báu vật. Sau khi hạ keo âm dương được sự cho phép của đức vua và các vị thánh thần thì chủ lễ ra hiệu cho hội đồng kiểm nghiệm gồm có: Trưởng ban quản lý di tích, chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Phú Gia, cán bộ văn hóa xã, một ơng thủ đền bảo vệ di tích, hai người thuộc bộ phận hành lễ tiến hành mở khóa kiểm nghiệm báu vật.

Trước sự chứng kiến của dân làng các hòm sắt chứa báu vật được trưởng ban quản lý di tích mở khóa, sau đó đưa lần lượt các báu vật ra đặt trên bàn gỗ. Một đại diện Hội đồng kiểm nghiệm dùng cân tiểu li cân đo voi vàng, voi đồng, nghê vàng, các chỉ số cân đo được một thành viên ban tổ chức ghi lại. Sau đó lần lượt kiểm tra các báu vật khác như sắc phong, hoàng

bào, bảo kiếm... Sau khi đã kiểm nghiệm đầy đủ các báu vật, không bị mất mát, hao tổn, các báu vật sẽ được cho vào các hộp gỗ sơn son thiếp vàng, kiểu hộp gỗ cất giữ báu vật của vua quan xưa, sau đó được xếp lên các xe kiệu song loan để chuẩn bị làm lễ rước [Pl.6, A.24, tr.143].

Trước khi rước kiệu, ban tổ chức làm lễ bàn giao báu vật. Lúc này các báu vật đã được các thành viên trai kiệu sắp xếp lên hai kiệu loan phượng, một kiệu để ảnh thờ vua Hàm Nghi, một kiệu để các báu vật vua ban. Trước tiền sảnh nhà cố đạo cũ, song thân cố đạo chủ cũ và mới đứng ngang hàng. Các cố đạo mặc áo dài màu đầu chít khăn. Chủ lễ đọc biên bản bàn giao báu vật và các hạng mục đi kèm khác như kiệu loan phượng, bàn ghế lim, trống, cờ... Sau khi đã nghe biên bản bàn giao, cố đạo cũ và mới ký nhận vào biên bản bàn giao. Kết thúc lễ bàn giao báu vật vợ cố đạo cũ cầm hộp gỗ tròn màu đỏ chứa voi vàng đặt lên đầu vợ cố đạo mới, chính thức báu vật được chuyển giao.

3.2.2.3. Lễ rước

Đây là phần chính của lễ hội đền Trầm Lâm. Theo các cụ cao niên trong làng thì trước đây dân làng đã tổ chức lễ rước nhưng từ năm 2001, Bộ VHTT đã cơng nhận thành Sơn phịng Hàm Nghi, đền Trầm Lâm và đền Cơng Đồng là quần thể di tích lịch sử cấp quốc gia thì lễ rước mới được tổ chức linh đình như hiện nay [Pl.6, A.26, tr.144].

Lễ rước sắc được tổ chức trong sáng ngày mồng bảy tháng Giêng (âm lịch) hằng năm. Sau khi kiểm nghiệm báu vật và bàn giao cố đạo chủ, trước sự chúng kiến của dân làng, một hồi trống được gióng lên báo hiệu đồn rước chuẩn bị khởi hành. Ban tế chuẩn bị hương án, lư hương, nến sáp, các loại nhạc trượng, nghi cụ, thành phần tham gia.

Đoàn rước theo thứ tự như sau: Đầu tiên là 2 lá cờ tổ quốc và băng rôn đỏ do 4 tuần phiên cầm, tiếp theo là 10 cờ ngũ hành (cờ đi nheo) loại cờ đại hình vng và 8 lá cờ ngũ hành loại tiểu hình tam giác do các tuần phiên cầm đi xen lẫn từ đầu đến cuối đoàn rước. Tiếp theo là 6 cụ đội hát sắc bùa, trong đó 2 cụ đọc văn, 2 cụ gõ trống tiểu, 2 cụ đánh xấp xoảng và 2 người gánh chiêng, vừa đi vừa gõ. Tiếp theo là một cụ chấp hiệu cầm trống đánh cầm chịch. Tiếp theo là vợ chồng cố đạo chủ mới đi bên cạnh kiệu rước bàn thờ và ảnh vua Hàm Nghi, trên kiệu rước có bày

biện đồ mã, tế khí, hương cháy trên suốt đường đi. Vợ cố đạo chủ mới đội hộp đỏ đựng voi vàng trên đầu đi dưới kiệu rước. Tiếp theo là kiệu song loan rước báu vật vua Hàm Nghi ban. Các báu vật được đặt trong các hộp gỗ sơn son, xếp chồng lên cao theo hình tam giác, quấn dây thừng, ln có các lực lượng bảo vệ đi cùng kiệu rước. Các trai tráng chưa vợ được chọn lựa từ các thôn trong xã làm trai kiệu. 8 người khiêng 1 kiệu. Tất cả trai kiệu đều mặc đồng phục. Đi xen kẻ đám rước cịn có 3 gánh trống đại và chiêng (bố trí tiền quân, trung quân, hậu quân), gõ trên đường rước. Đi theo đồn rước người dân có thể đứng xen kẻ lẫn trong đám rước.

Khi sự chuẩn bị đã xong, mọi người đã vào vị trí theo thứ tự đầy đủ thì mới bắt đầu khởi chỉ. Trên đường đi nhất cử nhất động đều theo hiệu lệnh của các vị chấp hiệu, việc đánh chiêng trống theo một quy định chặt chẽ, theo thứ tự rõ ràng, không đánh tự do như nhiều nơi khác. Đầu tiên đánh ba tiếng trống tiểu, gọi là khởi, rồi đánh 3 tiếng trống đại tiền quân, sau đó đánh sáu tiếng hậu quân, rồi lại 9 chín tiếng trống đại hàng trung qn, sau đó đánh một tiếng chiêng, rồi tất cả im lặng, gọi là chỉ. Khi nghe chỉ đám rước đứng lại. Khi nghe tiếng trống tiểu khởi thì đồn rước đang nghỉ lại tiếp tục đi.

Đoàn rước kiệu đi thành hàng dài đến cả cây số, bắt đầu từ nhà cố đạo cũ đến đền Trầm Lâm sang đền Cơng Đồng, sau đó qua đền Hàm Nghi, thành Sơn Phịng rồi về nhà đạo chủ mới.

Đám rước đi theo đường liên thôn ra cánh đồng, đi giữa xóm chợ Phú Gia, đi qua đồng khoai, ruộng lúa, xóm làng trong âm vang tiếng chiêng, tiếng trống và râm ran những câu chuyện, truyền thuyết, sự tích người dân kể lại cho nhau nghe, đặc biệt đội sắc bùa liên tục hát các bài chúc thánh, làm cho khơng khí thêm náo nhiệt. Đoạn đường rước dài khoảng 3 km, càng đi đám rước càng đông bởi người theo xem nối đuôi nhau. Các cụ xem đây cũng là dịp biểu dương lực lượng của làng.

Một nhà nghiên cứu từng nói rằng: “Nếu hội làng là điểm hội tụ những nét tinh hoa của nền văn minh làng xóm thì đám rước là hình ảnh tập trung nhất của hội làng, là biểu tượng của sức mạnh cộng đồng. Đây là việc tỏ lịng tơn kính thần thánh. Nhân danh cộng đồng với tinh thần cộng đồng cao cả, mọi người đều phải quên cái tơi riêng, hịa nhập vào cái ta chung đầy linh thiêng, hứng thu”.

Trên đường đi của đám rước người dân hai bên đường chuẩn bị các bộ bàn ghế nhỏ để trầu cau, nước chè xanh, nhang thơm trước cổng để đoàn rước dừng lại nghỉ chân. Theo quan niệm của dân làng đó là cách thể hiện lịng biết ơn sâu sắc đến Đức Thánh Mẫu, Vua Hàm Nghi và các vị tướng lĩnh đã ra sức xây dựng, bảo vệ dân làng được ấm no, hạnh phúc. Cảnh tượng người dân và các thành viên đội rước trao nhau bát nước chè xanh, miếng trầu, trong tiếng cười nói, tay bắt mặt mừng làm cho tình người, tình làng xóm, thêm gắn kết đậm đà. Mọi sự phiền muộn, nặng nhọc lo toan đời thường giường như đều được người dân đi hội gác lại để mong những điều tốt lành, hạnh phúc trong năm mới.

3.2.2.4. Lễ cáo quả

Lễ cáo quả là nghi thức được tổ chức tại đền Trầm Lâm khi đoàn rước đi qua, dừng chân tại đền. Cũng có người thì gọi là lễ cáo sắc, hay cịn gọi lễ Thánh Mẫu. Trong phần lễ cáo quả có nội dung đọc văn tế, trong đó có nêu lại các sắc phong mỹ tự của Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm, có lẽ vì thế nên mới gọi là cáo sắc. Qui trình buổi lễ được ghi lại như sau:

Đồn rước đến trước nghi mơn đền Trầm Lâm thì dừng lại, các trai kiệu đưa 2 kiệu vào đặt trước sân lễ hội, bên hồ nguyệt rồi vào làm lễ trong đền. Lúc này các quan viên, chủ tế, bối tế ở trong đền ra đón đồn đi vào trong đền.

Trước khi hành lễ, các vật phẩm đồ tế, như bình rượu, hương đèn, vật phẩm, quét dọn trong ngoài, trải chiếu lễ… đã được giao cho các bồi tế, cai giáp lo liệu chu đáo. Khi ban nghi lễ, các cố đạo đã có mặt đơng đủ tại đền Trầm Lâm, gần đến giờ hành lễ một viên bồi tế đánh ba hồi chiêng, ba hồi trống đại để mọi người tề tựu chuẩn bị làm lễ. Vào hành lễ vợ chồng cố đạo chủ đứng hàng ngang đối diện với ngai thờ.

Làm lễ có chủ tế - một vị nguyên cố đạo thuần thục việc cúng bái, một xướng tế là thành viên hội người cao tuổi, một nội tán và các bồi bái, khơng có người đơng xướng, tây xướng như nơi khác. Trình tự tế lễ vẫn giữ nguyên vẹn theo phong tục của kiểu xưa, khá giống với nhiều vùng miền, duy chỉ có đối tượng ban tế là khác và khơng sử dụng nhạc cụ để ra hiệu mà chỉ đánh trống chiêng. Nghe 3 hồi trống, xen lẫn tiếng cồng, chủ tế, các bồi bái, chấp sự khác vào vị trí thắp hương đèn, đốt nến.

Sơ đồ đứng lễ tại gian giữa Hạ Điện: 7 1 3 2 1. Hương án

2. Chiếu 1: gồm chủ tế, cố đạo cũ và cố đạo mới 3. Vợ các cố đạo và các chấp tế

4. Xướng tế: chỉ có nội xướng

5. Bồi tế: phụ trách củ soát lễ vật, dâng hương. 6,7: Các vị chấp sự khác: mỗi bên 3-4 vị.

Chủ tế và các chấp sự hành lễ theo hiệu lệnh hô của vị xướng tế. Tế lễ gồm có 3 tuần: Sơ hiến lễ (tuần lễ đầu)

Á hiến tế (tuần lễ thứ 2) Chung hiến lễ (tuần lễ cuối)

4 5

Khi hiến lễ xong thì bái tất, thường thì bằng khẩu ngữ “Lợi tất”. Trình tự cụ thể như sau:

- Bài ban: Thông báo cho các thành viên trong lễ tế đứng vào các vị trí đã được thống nhất.

- Ban tề: Thông báo các ban đã tề chỉnh.

- Củ soát tế vật: một chấp sự cầm nến cùng chủ tế, người tế văn tiến vào sau tòa nhà Thượng Điện và ba bàn thờ ở ngoài nhà Hạ Điện kiểm tra, sửa các lễ vật cho ngay ngắn chỉnh tề, thay nước, thắp nhang, chỉnh đồ mã, đồ tế khí. Trước đây cịn thờ đồ mặn thì chỉnh theo nguyên tắc “Thủ lợn chầu ra, gà chầu vào”, gà xơi phải có muối, dao… khi đã xong xi thì cùng tiến ra nơi làm lễ.

- Chấp sự giả các tư kì sự: các chấp sự vào vị trí

- Tế chủ nghênh hương án tiền: chủ tế vào vị trí của mình.

- Khởi chinh cổ: Ra tang trống đại và chiêng cùng đánh 3 hồi 9 tiếng. + Thượng hương: Thực hiện dâng hương

- Nghênh thần cúc cung bái: Chủ tế, bồi tế cùng sụp bái bốn lần. - Bình thân phục vị: trở về tư thế trang nghiêm

+Hành Sơ hiến lễ: Lễ dâng rượu lần đầu. Các chấp sự ra chỗ để rượu, mở nắp rượu. Các

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền trầm lâm ở xã phú gia, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)