Hát Sắc bùa trong diễn xướng nghệ thuật dân gian của lễ hội đền Trầm Lâm

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền trầm lâm ở xã phú gia, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 72 - 81)

Chương 3 : LỄ HỘI ĐỀN TRẦM LÂM

3.2. Diễn trình lễ hội

3.2.3. Hát Sắc bùa trong diễn xướng nghệ thuật dân gian của lễ hội đền Trầm Lâm

Một trong những điểm nhấn đặc sắc trong lễ hội đền Trầm Lâm chính là hội hát sắc bùa. Hát sắc bùa còn gọi là diễn xướng sắc bùa là một phong tục lâu đời với nhiều nét độc đáo của người dân Hà Tĩnh nói chung và vùng đất Hương Khê nói riêng. Đây là loại hình sinh hoạt của

cư dân nơng nghiệp, mang tính nghi lễ pha tạp với pháp đạo thuật, trước đây hát sắc bùa chỉ diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán để cầu may, chúc phúc cho gia chủ.

Theo các cụ cao niên trong làng thì Hát sắc bùa là hình thức diễn xướng tổng hợp có chức năng chúc tụng “người yên vật thịnh” trong dịp Tết. Đội hát sắc bùa được ví là một đội quân hùng mạnh, tơn nghiêm có nhiệm vụ xua đuổi ma quỷ phá phách gia chủ, mang lại may mắn cho năm mới.

Việc xác định rõ ràng nguồn gốc hát sắc bùa cũng như thời gian xuất hiện của loại hình sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian mang đậm văn hóa tâm linh tín ngưỡng này hiện nay rất khó xác định. Bởi hầu hết gia phả của những dịng họ có truyền thống lâu đời ở Hương Khê về loại hình sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian này đã bị thất lạc do chiến tranh.

Theo các cụ cao niên ở huyện Hương Khê kể lại: hát sắc bùa xuất xứ từ làng Đan Du, vốn từ tích của người xưa truyền lại, ngày trước, khi ma và người còn lẫn lộn, đến những dịp lễ tết ma thường ăn cỗ trước người nên người mới lên thiên đình kiện. Thiên đình cho người một đạo bùa: mỗi dịp Tết đến, mỗi nhà chặt một cây nêu (thường là cây tre), cột lên đó 4,5 cây roi, nhà nào có cây nêu là của người, nếu quỷ vào sẽ bị roi đánh và một sắc bùa đi rao từng nhà để đuổi quỷ ma đi.

Người Mường Vang, Lạc Sơn, Hịa Bình cũng có tục hát sắc bùa, đó là một hình thức sinh hoạt mang tính nghi lễ mở đầu cầu chúc cho một năm mới an khang thịnh vượng mang nhiều yếu tố liên quan đến nông nghiệp.

Hát sắc bùa người Mường và ở Hương Khê có nhiều điểm tương đồng về cách thức thể hiện và chức năng kép chúc tụng và biểu diễn nghệ thuật. Chức năng nghi lễ đều gắn liền với dịp lễ lạc, đặc biệt là Tết. Tết là tiết thứ quan trọng trong chu kì hằng năm gắn với một nông lịch truyền thống. Tết là giao mùa, việc đánh cồng thể hiện sự khai mở một chu kì vũ trụ. Lời ca, nội dung cũng mang dấu tích nông nghiệp, cầu cho người yên vật thịnh, có “tiền trắng”, “tiền đồng”. Người hát sắc bùa thường gửi gắm cầu mong cho đất đai phì nhiêu, gắn liền với quan niệm về sự phồn vinh của bản thân, khả năng tái tạo của con người. Ngày nay sắc bùa được xem như một thú vui chơi, sinh hoạt văn nghệ dân gian với ý nghĩa chúc phúc, cầu cho mưa thuận gió hịa, mùa màng, người, vật sinh sơi phát triển.

Sự tương đồng này thể hiện sự giao thoa, cộng hưởng văn hóa của hai vùng cư dân. Bởi ngày nay, tại bản Lòi Sim, xã hương Trạch cịn có 60 hộ, trên 300 nhân khẩu gốc dân tộc Mường.

Tuy nhiên về chức năng thực hành nghi lễ có những dị biệt rất rõ. Sắc bùa của người Mường có nghĩa đen là “xách cồng”, theo lối “cứ hát xong một bài lại đánh một bài nhạc cồng

theo những điệu phong phú” [18, tr.24], hay có tác giả gọi “sắc bùa của người Mường là một lối chơi chiêng có tổ chức, gồm nhiều chiêng tụ tập lại, đánh theo những bài nhất định” [57,

tr.206].

Hát sắc bùa ở Hương Khê có từ bao giờ thì không ai biết nhưng theo lãnh đạo chính quyền xã Phú Gia thì hồng kim nhất là những năm 60-70 của thể kỷ 19. Ngày đó ở mỗi làng đều có đội sắc bùa thường hát trong các ngày hội lễ, ở nhà chức sắc, quan lại vì những nhà này mới có tiền cho.

Sau một thời gian dài do điều kiện chiến tranh, tập tục, tín ngưỡng địa phương hát sắc bùa bị mai một. Khoảng hơn 1 thập kỷ lại đây lãnh đạo chính quyền địa phương, đặc biệt những cụ cao niên trong làng xã có đam mê, tâm huyết với hát sắc bùa đã đi gặp các nghệ nhân, sưu tầm điệu hát, mua sắm đạo cụ, góp cơng sức phục dựng và làm hồi sinh trở lại điệu hát sắc bùa truyền thống. Hiện tại với người dân Hương khê hát sắc bùa không chỉ xuất hiện trong lễ hội dịp Tết Nguyên đán mà còn diễn xướng trong cả những ngày thường, các dịp giao lưu văn hóa văn nghệ với các địa phương, chúc thọ, chúc nông thôn mới, chúc sinh nhật, chúc mùa vụ...

Mặc dù người dân ở Hương Khê hát sắc bùa quanh năm tuy nhiên tập trung chủ yếu vẫn vào dịp Tết nguyên đán, phục vụ trong dịp lễ hội đền Trầm Lâm. Thông thường hàng năm độ sang tháng Chạp, các thành viên của đội hát đã tụ tập lại ở nhà trưởng nhóm để tập luyện các điệu hát sắc bùa cho thuần thục. Ngày nay lực lượng chính ni dưỡng sức sống sắc bùa đó là các cụ cao niên trong làng. Việc tập luyện diễn ra nghiêm túc, thường là tập vào các buổi chiều sau giờ làm đồng, hoặc cả ban đêm. Đội hát sắc bùa còn thuê cả nghệ nhân hát sắc bùa ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) lên truyền dạy. Theo cố đạo Phan Đình Hiền, chủ nhiệm Câu lạc bộ sắc bùa thì nguồn kinh phí để duy trì đội sắc bùa là “lấy sắc bùa nuôi sắc bùa”, nghĩa là đội hát đi hát được đồng tiền ít ỏi nào là dành để mua sắm trang bị, đi lại cho đội. Thế cho nên đã có chuyện, có

thành viên đi hát sắc bùa mang may mắn hạnh phúc đến cho gia đình khác nhưng mỗi khi về đến nhà là bị mang tiếng là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Tuy vậy với niềm đam mê các thành viên vẫn hăng say tập luyện. May mắn, toàn bộ trang phục cho gần 10 thành viên đội sắc bùa được một sư thầy trụ trì An Thọ Từ tại Hà Nội tài trợ.

3.2.3.1 Thành phần biểu diễn:

Hát sắc bùa là một loại hình nghệ thuật mang tính nguyên hợp, bởi trong khi diễn xướng, tất cả các thành viên khơng chỉ hát mà cịn chơi các nhạc cụ kèm theo. Sự ăn ý, đồng nhất trong lời ca tiếng hát, sự nhịp nhàng trong sử dụng nhạc cụ là yếu tố quyết định sự thành công của một phường hát bùa. Chính vì vậy, hình thức tổ chức, cơ cấu, trang phục, đạo cụ... của một phường hát sắc bùa được sắp xếp theo những quy định rất chặt chẽ.

Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng Phú Gia, trước đây ở địa phương cũng lập thành phường gọi là phường sắc bùa và hoạt động vào ngày Tết. Mỗi phường có 4-5 người có khi toàn là trẻ em khoảng 12-15 tuổi trừ người trùm phường. Trùm phường là người thông thạo các bài hát chúc và có thể ứng khẩu sáng tác tùy hồn cảnh của từng đối tượng, từng hoàn cảnh. Họ đều có nhạc cụ. Người đi đầu mang trống cơm trước bụng, tang trống không làm những mảnh gỗ ráp lại như trống thường mà là một đoạn cây 5-6 tấc, có khi là một đoạn cau hoặc dừa, đều được bỏ ruột, bưng ở hai đầu bằng da lợn, có khi bằng da trăn.

Trước đây, những người khác cầm sênh tiền là ống nứa có bỏ ít tiền lúc lắc thành tiếng nhạc. Họ thường tranh thủ đi các nhà từ đêm trừ tịch cho đến sáng mồng một tết, xếp đặt thời gian theo đơn đặt hàng của các gia chủ. Tuy vậy, vào nhà ai họ thường lẻn vào một cách đột ngột, coi như thế hay đối với khách. Người trùm phường đầu chít khăn đỏ, thắt lưng đỏ, buộc ngồi áo đen, tay vỗ trống miệng hát có thể múa. Những người đi sau thường là ba hoặc bốn người đều chít khăn đỏ, thắt lưng mầu, hoặc hát theo, hoặc đế vào bài hát những khúc nối tiếp, thỉnh thoảng gõ sênh tiền xuống đất phụ họa cho tiếng trống.

Ngày nay, đội sắc bùa của Phú Gia có 7-10 người, đa số là các cụ cao niên, trung niên. Ngày trước, người tham gia phường hát bắt buộc phải là nam giới bởi các cụ cho rằng, nam giới, có vía tốt hơn nữ giới, hơn nữa, trọng trách thờ cúng tổ tiên được giao cho người con trai

trong gia tộc. Tuy nhiên, hiện nay, sắc bùa được sân khấu hóa rộng rãi để phục vụ nhân dân trong các dịp lễ, Tết nên có sự tham gia của các thành viên nữ nhằm mục đích múa phụ họa, làm tăng thêm phần hấp dẫn [Pl.6, A.29, tr.146].

Đội hình hát sắc bùa được bố trí theo thứ tự đi ngay ngắn, đúng hàng lối, bước đúng nhịp, đi đầu là đội sinh tiền, đội trống cơm, đội trống bái, một ông cầm cái, đội thâu đấu, đội khánh sự.

Cụ Phan Đình Hiền chủ nhiệm CLB sắc bùa Phú Gia, cũng là người cầm cái đội hát cho biết: Nếu như nhiệm vụ của người phụ trách về tổ chức là phường trưởng thì về chun mơn, tài ứng xử, đối đáp, lĩnh xướng đỡ giọng cho cả phường là nhiệm vụ của người cầm cái. Người cầm cái bao giờ cũng được ví như “linh hồn” của phường hát bùa. Khơng phải ai cũng đảm đương được vị trí quan trọng này, bởi ngồi chất giọng rắn khỏe, thanh thốt, người này cịn phải có vốn liếng về ca từ, có năng khiếu biểu diễn, ứng xử linh hoạt và am hiểu về văn hóa... Ngồi ra, các thành viên trong phường hát phải có những tiêu chuẩn như: Có chất giọng tốt, hát hay, ứng xử sôi nổi, vui vẻ, cởi mở...

Ba loại nhạc cụ chủ đạo của đội sắc bùa là trống cơm, sinh tiền, cồng chiêng và sinh cái. Ơng cái dùng trống cơm để điều khiển tồn đội: đánh trống ra lệnh, giữ nhịp điệu, tiết tấu nhanh

chậm. Sinh tiền được

làm bằng gỗ lim, dài khoảng 25cm, đầu thanh gỗ có một cọc nhỏ, xâu một số đồng tiền cổ. Trang phục đội sắc bùa bắt buộc áo dài đỏ, đi guốc, đầu đội khăn đóng.

3.2.3.2. Không gian diễn xướng

Khác với các lối hát như ví dặm, hị... hát sắc bùa có khơng gian rộng rãi như ở trong nhà, ngoài ngõ, chùa, đền, miếu mạo. Vào ngày lễ hội đền Trầm Lâm đội sắc bùa là thành phần không thể thiếu và thường đi đầu trong đoàn rước. Theo quan niệm của người dân trong vùng ngày tết có tục xơng đất, mở hàng đầu năm, sắc bùa là đội quân mang đến niềm vui, hạnh phúc, may mắn, mở đầu năm mới, mở cửa rừng, khai hạ, cho dân làng đi lại hanh thông. Đội sắc bùa vừa đi vừa hát các bài hát chúc thánh, chúc mừng năm mới, chúc mùa màng. Đội sắc bùa đi đến đâu làng xóm tươi vui, hân hoan đến đó.

Theo lời các cụ cao niên thì xưa kia các phường sắc bùa thường đến nhà chánh tổng hay lý trưởng trong làng hát chúc Tết trước rồi mới đi phục vụ dân làng.

Hiện nay, trong phạm vi những ngày tổ chức lễ hội đội hát sắc bùa hát biểu diễn tại đền Trầm Lâm, đền Công Đồng với những bài hát chúc thánh, chúc thần... Nhiều gia đình có nhu cầu mời đội hát sắc bùa về hát tại gia, đội sắc bùa đến hát chúc theo nội dung yêu cầu của gia chủ như chúc thọ, chúc mừng sinh nhật... Đội sắc bùa cũng hát trong cuộc vui liên hoan của thơn xóm, hoặc tại nhà văn hóa xã trong các dịp liên hoan, hội nghị. Nhưng theo lời các thành viên sắc bùa cũng có khi họ tự động đến hát mừng các gia đình mà khơng cần có lời mời trước để gây sự bất ngờ.

Các đội sắc bùa thường tổ chức giao lưu văn nghệ với nhau. Có khi đội hát được mời đi giao lưu tại các địa phương khác như ở Đức Thọ, Kỳ Anh... Như vậy khi đời sống văn hóa tinh thần ngày càng nâng cao thì phạm vi khơng gian của hát sắc bùa cũng mở rộng, đi kèm với đó là các điệu hát vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại được sáng tác lời mới.

3.2.3.3 Nội dung diễn xướng

Nội dung các bài sắc bùa rất phong phú nhưng âm hưởng chủ đạo của hát sắc bùa là chúc phúc, chúc mừng năm mới, chúc may mắn cho gia chủ. Nhìn chung hát sắc bùa bao gồm các điệu: Mở cổng, Mở cửa, Giao đất, Chúc mừng tổ tiên, Chúc thần linh, Chầu văn (Trong chầu văn có văn thần tổ, văn tổ cơ, văn tế các anh hùng liệt sỹ. Hát làn điệu này na ná đọc văn tế. Những bài hát chầu văn này dành sắc cho các nhà có thờ thần tổ, thờ tổ cơ và thờ anh hùng liệt sỹ), chúc nghề… [Pl.4, tr.123].

Lời ca sắc bùa ngoài việc kế thừa các làn điệu cổ còn được các bậc lão làng, những người có học thức và am hiểu phong tục làng viết nên bằng những lời mới cho phù hợp với hoàn cảnh.

Thời chống Mỹ, trong mưa bom bão đạn, sắc bùa vẫn tồn tại. Ngồi các bài truyền thống cịn có các bài mang lời ca mới, động viên tình quân dân chiến đấu, sản xuất. Trong phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” khi đó, lời thơ xuân của Bác Hồ cũng trở thành bài sắc bùa: “Năm qua thắng lợi

vẻ vang. Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to. Vì độc lập vì tự do. Đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào. Tiến lên chiến sỹ đồng bào. Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn”.

Khi hồ bình thống nhất, lời sắc bùa dịp đầu xn cịn là lời ca cơng cuộc đổi mới, dựng xây đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương, ca ngợi các thương binh, liệt sĩ, Mẹ Việt Nam Anh hùng, như: “Mừng Đảng quang vinh 84 năm như vầng dương soi đường dẫn lối. Mừng đất nước Việt Nam độc lập 69 tuổi đã làm nên những sự tích anh hùng…”; “Đất nước thái bình tồn dân no ấm. Ơn Bác Hồ, ơn Đảng quang vinh…”; “Các anh đã hiến dâng cho Tổ quốc. Uống nước nhớ nguồn ngàn năm không quên được. Máu các anh tô thắm đẹp quê hương…”. Hay nêu lên công lao của các bậc sinh thành: “Chữ rằng chốn ướt mẹ nằm. Ráo xe con lại âm thầm nuôi con. Nghĩa rằng như nước như non…”. Ngày nay sắc bùa cịn có nhiều lời mới phong phú hơn, trong đó liên quan mật thiết đến nghề nghiệp của các gia chủ như nghề buôn bán, giáo viên, công an, bộ đội…

Kết cấu một bài sắc bùa, thường có hai phần: câu chúc và hát bè, trong đó, phần câu chúc thường được người hát chính xướng, cịn hát bè là do cả đội. Phần chính của bài hát sắc bùa là tập hợp các bài hát có tính chất thủ tục, thực hành nghi lễ:

Thủ tục mở đầu:

- Đội sắc bùa vừa đi vừa hát, gõ mõ thanh la sinh tiền, hát cho đến tận cổng gia chủ. Đến ngõ, đội sắc bùa nổi trống, chiêng, sênh tiền, hát bài mở ngõ.

- Khi biết có khách gia chủ ra ngõ đón tiếp.

- Tại cổng ông cái xướng lên (gọi là phần trịch): “Đầu xuân năm mới, trai chúng tôi đến mừng tuổi gia đình. Trên kính lạy tiên tổ, tiên linh phù hộ độ trì cho con cháu được an khang thịnh vượng. Sang năm mới kính chúc gia đình gặp nhiều may mắn. Cầu tài thì đắc lộc, cầu bình an thì được bình an. Các thành viên trong đội họa theo (phần sắc): “Đón xuân đón tết. Xóm làng nơ nức gia đình thành tâm”.

- Cai sắc đánh ba hồi trống sau đó cả đồn theo gia chủ vào cổng. Từ cổng vào sân, hát một bài ở sân, 3 hồi trống tiếp theo vang lên, lại đi vào nhà.

Phần thực hành nghi lễ:

- Khi cả đoàn vào trước bàn thờ cai sắc làm thủ tục vái lạy gia tiên, các thành viên trong đội đứng theo vị trí, theo nhịp trống hát chúc xn, tiếp đó là hát chúc những thành quả gia đình đạt được trong năm qua.

Phần hát chúc và giúp vui:

Thường có rất nhiều điệu, chúc nghề cho gia chủ, gia chủ làm nghề gì thì chúc nghề đó,

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền trầm lâm ở xã phú gia, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)