Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị đền Trầm Lâm

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền trầm lâm ở xã phú gia, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 56)

Chương 2 : DI TÍCH ĐỀN TRẦM LÂM

2.3. Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể trong giai đoạn hiện nay

2.3.2. Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị đền Trầm Lâm

2.3.2.1. Giá trị di tích

Đền Trầm Lâm là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo có giá trị hiếm thấy ở tỉnh Hà Tĩnh cho đến ngày hơm nay có niên đại cuối Lê đầu Nguyễn. Đây là cơng trình do bàn tay khối óc của người dân địa phương và các thợ thủ công dân gian tạo dựng. Bằng tài năng sự cần mẫn, khéo léo họ đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Các di vật để lại, mỗi di vật là một minh chứng cho nghệ thuật điêu khắc tinh xảo của những người thợ thủ công lúc bấy giờ. Đền Trầm Lâm được thiết kế với bộ vì kẻ chuyền một bộ vì quen thuộc truyền thống của người Việt, đặc biệt với hệ thống câu đầu lồng trong vì tạo thành hai tam giác cân lồng vào nhau vừa tạo nên sự vững chắc, vừa cho thấy bàn tay tài hoa của người thợ. Hệ thống các biểu tượng điêu khắc như lưỡng long chầu nguyệt, hổ phù, hoa lá... đến cách bài đặt, bố trí mặt bằng tổng thể theo kiến trúc chữ Nhị truyền thống, đến cách lựa chọn địa thế theo phương tam, trục chính đạo, phong thủy cũng cho thấy những nét tinh tế trong nghệ thuật xây dựng đền.

Có thể nói đền Trầm Lâm là di tích liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, mặt khác sự xuất hiện các hiện vật, di vật cũng cho thấy có một sự giao thoa trong tín ngưỡng văn hóa. Ở đó vừa mang hơi thở của đạo giáo vừa mang hơi hướng của nho giáo, thờ phụng tổ tiên, người có cơng... Nhưng tựu trung lại tất cả đều nói lên ước vọng, ước mơ của con người về cuộc sống, lao động, sản xuất, về những giá trị của Chân-Thiện-Mỹ.

Nằm trong quần thể di tích Thành Sơn Phịng, đền Cơng Đồng, đền Trầm Lâm đã ghi dấu ấn sự kiện lịch sử vua Hàm Nghi cùng nhân dân chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Chiếu Cần Vương ban ra đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta kéo dài suốt 12 năm trên phạm vi rộng lớn từ cực Nam Trung Bộ đến biên giới Việt Lào.

Các báu vật vua ban trải qua thời gian vẫn còn nguyên vẹn trong nhân dân như là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước, một lòng một dạ giữ gìn báu vật vua ban, giữ gìn bảo vật quốc gia.

Trải qua hơn 100 năm, nhiều biến cố thăng trầm nhưng ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa tín ngưỡng cùng với những truyền thuyết huyền thoại về vua Hàm Nghi, về nữ thần Trầm Lâm đã có cơng bảo quốc, phù trợ dân làng cứu Hàm Nghi thoát khỏi lưỡi kiếm của giặc, chuyện các báu vật vua Hàm Nghi có thời gian bị thất lạc rồi lại trở về nguyên vẹn, câu chuyện quả báo của những kẻ tham lam có ý đồ chiếm đoạt báu vật. Trong những năm chiến tranh khi bom Mỹ thả xuống khu vực đền Trầm Lâm khơng làm dập nổi ngơi đền chính, hay giếng đền khơng bao giờ hết nước khiến cho nhiều người nghĩ đến long mạch của đất nước... Những câu chuyện đó đã trở thành niềm tin, tín ngưỡng ăn sâu trong tiềm thức người dân trong vùng và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như sự tiếp nối mạch nguồn của lịch sử, văn hóa tín ngưỡng của q hương.

Hiện nay ngôi đền là nơi nhân dân địa phương và khắp nơi thường xuyên đến lễ bái và tổ chức các lễ trong các sự kiện lớn của người dân trong vùng cũng như của toàn quốc. Các trường học thường xuyên đưa học sinh đến tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hóa của di tích góp phần giáo dục đạo đức nhân cách cho các em nhất là truyền thống uống nước nhớ nguồn.

2.3.2.2. Phương án bảo tồn

Từ lâu di tích đền Trầm Lâm đã được sự quan tâm của các cơ quan chức năng. Năm 1975 Bảo tàng Nghệ Tĩnh đã đưa quần thể di tích vào chế độ quản lý nhà nước. Năm 1978 được Bảo tàng Nghệ Tĩnh đưa vào mục kiểm kê. Năm 1999 Bảo tàng Hà Tĩnh lập hồ sơ xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Năm 2001 khi đền được công nhận nằm trong quần thể di tích cấp quốc gia nhờ những giá trị hiếm có, đền khơng ngừng được quan tâm của các cơ quan chức năng. Đầu tiên là việc lập lại đội bảo vệ di tích, xây dựng hệ thống tường bao xung quan đền để cấm sự xâm phạm từ bên ngồi.

Đến năm 2009 quần thể di tích được trùng tu tôn tạo theo dự án đầu tư xây dựng bảo tồn, tơn tạo di tích thành Sơn Phịng, đền Cơng Đồng, đền Trầm Lâm do UBND huyện làm chủ đầu tư.

Với phương châm bảo tồn nguyên gốc các thành phần hiện cịn của di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các nguyên tắc về bảo tồn bảo tàng. Kết hợp công tác bảo tồn với tơn tạo di tích nhằm nâng cao giá trị thẩm mỹ, phù hợp hài hòa với cảnh quan xung quanh. Cho nên, mặc dù tôn tạo nhưng đền vẫn giữ nguyên được hiện trạng ban đầu, 3 khu vực chính của đền vẫn tồn tại. Giữ nguyên vị trí và kiến trúc tịa Thượng Điện hiện có. Trên nền cũ phía trước tịa Thượng Điện khơi phục lại tịa Hạ Điện có mặt bằng chữ nhất tạo cho mặt bằng có bố cục chữ nhị truyền thống. Giữ ngun vị trí hình dáng giếng nước trịn hiện có trước đền. Lấy trục chính của ngơi đền chữ nhị đi qua tâm giếng nước làm trục chính của tồn di tích. Sơn kẻ lại nghi mơn. Từ nghi môn mở rộng đường lát gạch Bát chạy thẳng vào trung tâm giếng nước. Tu bổ lại đường đi xung quanh giếng nước nối với tòa Hạ Điện của đền chính. Hai bên đường này khơi phục nhà soạn lễ bên tả và nhà khách bên hữu. Tại khu đất góc Đơng Nam của di tích xây dựng bãi đỗ xe kết hợp với sân lễ hội và nhà vệ sinh cho khách tham quan. Mở mới con đường lát gạch Bát 300x300x50 dành cho khách đi bộ song song đường nhựa nối giữa sân lễ hội và nghi mơn của đền. Tồn bộ khu đất cịn lại quanh đền trồng cây xanh bản địa che phủ tạo bóng mát cho đền.

Có thể nói giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử to lớn của di tích đền Trầm Lâm nói riêng và quần thể di tích nói chung là góp phần lưu giữ một di sản văn hóa quý giá trong lịch sử của dân tộc ta. Giáo dục truyền thống yêu nước và khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Phục vụ nhu cầu tơn giáo tín ngưỡng và tham quan du lịch, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Tiểu kết chương 2

Nằm trong quần thể di tích Thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm, đền Cơng Đồng, di tích đền Trầm Lâm là một di tích văn hóa tơn giáo tín ngưỡng đã tồn tại trên mảnh đất Hương Khê trong suốt lịch sử mấy trăm năm qua, chứng kiến bao đổi thay của một huyện miền núi sát biên giới Việt Lào. Di tích bị hư hại nhiều lần nhưng với ý thức bảo tồn di sản văn hóa truyền thống

của nhân dân cho đến nay đền vẫn tồn tại và phát triền. Với những giá trị văn hóa về cảnh quan, kiến trúc, di vật, tín ngưỡng, tâm linh ngày nay di tích giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Việc bảo tồn di tích cũng như tín ngưỡng truyền thống của nhân dân trong vùng đã góp phần làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, truyền lại cho nhiều thế hệ mai sau. Từ tín ngưỡng thờ Mẫu thông qua việc thờ phụng Đức Thánh Mẫu tại đền Trầm Lâm, đến tín ngưỡng thờ Thần thánh, thờ Vua ta thấy được phần nào mối giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, thấy được bề sâu văn hóa, sự bổ sung bồi đắp của các lớp văn hóa sớm và muộn. Tất cả hòa quyện lại với nhau trong tổng thể đời sống tinh thần nhân dân Hương Khê. Điều đó làm cho giá trị của di tích tăng lên rất nhiều.

Trong thời đại mới, dưới sự tác động của nhiều lớp văn hóa mới, thì việc bảo tồn, giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa của di tích đền Trầm Lâm càng quan trọng.

Một phần của tài liệu Di tích và lễ hội đền trầm lâm ở xã phú gia, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)