Chương 3 : LỄ HỘI ĐỀN TRẦM LÂM
3.4. Thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lễ hội đền Trầm Lâm
3.4.3. Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lễ hội đền Trầm Lâm
Trong xu thế chung, trước sự ảnh hưởng của các giá trị từ bên ngoài từ cuộc sống hiện đại, việc hàng đầu đó là làm sao vừa quảng bá mở rộng quy mơ lễ hội mặt khác giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. Để lễ hội có sức sống lâu bền trong lịng người dân trước hết phải làm cho người dân ý thức được những giá trị tinh thần trong lễ hội. Chính vì thế trong lễ hội, các phần nghi lễ, các bài văn tế đều phải được nêu lại các sự tích các vị thần được thờ, lịch sử xây dựng… để mọi người cùng lắng nghe.
Để lễ hội không tẻ nhạt thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, phần hội cần được chú trọng hơn bằng việc tổ chức nhiều trò chơi dân gian, thể thao như chọi gà, bóng đá, bóng chuyền… Bởi khi lớp trẻ tham gia tích cực thì việc trao truyền các giá trị văn hóa mới được thực hiện.
Cần có chính sách và kinh phí để phục hồi và phát triển các câu lạc bộ hát sắc bùa và và các câu lạc bộ thơ Đường trong lễ hội. Thực tế ở địa phương phong trào làm thơ Đường rất thịnh hành tuy nhiên chưa được đưa vào trong lễ hội. Hát sắc bùa tuy nằm trong phần hội nhưng việc duy trì hoạt động hát sắc bùa chủ yếu dựa vào nguồn lực của người dân, xã chưa đầu tư nhiều về kinh phí.
Việc cầu cúng thờ tự tại các đền là nhu cầu rất lớn của người dân tuy nhiên hoạt động cúng bái cũng phải được quản lý chặt chẽ, hằng năm vẫn cịn tình trạng cúng bái tràn lan tại đền gây ảnh hưởng đến khơng khí thiêng liêng trong những ngày tổ chức lễ hội.
Có một thực tế, ở các địa phương khác lễ hội một mặt là đời sống tâm linh của người dân địa phương nhưng còn là nguồn thu lợi từ hoạt động kinh doanh du lịch. Trong khi đó lễ hội đền
Trầm Lâm là lễ hội độc đáo, thu hút đông đảo khách trong và ngoài địa phương tham gia nhưng công tác phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Lễ hội mặc dù có nhiều điều kiện để phát triển du lịch như nằm trong quần thể di tích đặc biệt của quốc gia: thành Sơn phịng, đền Trầm Lâm, đền Cơng Đồng. Lễ hội có nội dung phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó là hệ thống các di vật có giá trị lịch sử văn hóa độc đáo, gắn với nhiều câu chuyện truyền thuyết linh thiêng. Đó là một nguồn tư liệu phong phú, đa dạng, độc đáo mà chỉ có vùng đất Hương Khê mới có.
Bởi vậy việc phát triển theo hướng du lịch là rất triển vọng. Muốn vậy trước hết địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá lễ hội, xây dựng phòng truyền thống trưng bày các hiện vật. Cần xây dựng tuyến du lịch tâm linh kết nối vơi các di tích khác trong vùng như Ngã ba đồng lộc, Đền Hoàng Mười…
Bên cạnh đó cần chú trọng cơng tác bảo đảm an ninh trật tự trong lễ hội. Tăng cường kiểm tra khu vực diễn ra lễ hội bởi đoàn rước lễ hội với nhiều báu vật có giá trị, thực tế đã có nhiều đối tượng xâm hại. Cần phải xóa bỏ các hoạt động ăn theo lễ hội như mê tín dị đoan, gây gỗ, đánh nhau trong các trò chơi của lễ hội.
Tiểu kết chương 3
Có thể nói lễ hội đền Trầm Lâm là một ngày hội văn hóa của nhân dân nơi phố núi Hương Khê, thu hút đông đảo người dân vùng biên giới Việt Lào tham gia. Đó là dịp để người dân được tham gia hồi tưởng những câu chuyện truyền thuyết, cùng với những nghi thức, nghi lễ độc đáo của cha ơng để lại. Đó cũng là cách người dân thể hiện lòng thành với các vị thánh thần trong tín ngưỡng của dân tộc: thờ Mẫu, thờ Thánh Thần, thờ Vua… Một phần lại được giao lưu với nhau qua việc tham gia với các trò chơi dân gian. Thể hiện ước mơ cuộc sống ấm no hạnh phúc, tinh thần đoàn kết cộng đồng của những người dân phố núi, nơi họ đã cùng nhau làm ăn sinh sống bao đời nay.
Lễ hội đền Trầm Lâm cùng với những nội dung phong phú, độc đáo của nó, ngày nay đã được khơi phục trở lại trên tinh thần tôn trọng truyền thống và tiếp thu chọn lọc những yếu tố mới. Dù ít hay nhiều có sự biến đổi, có sự hịa hợp, giữa các tín ngưỡng nhưng nhìn chung lễ hội vẫn giữ được nét cổ truyền, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc của cư dân nơng nghiệp. Lễ hội có
một vai trị quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, vì vậy chúng ta cần có các giải pháp bảo tồn vì sự đa dạng của nền văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế xã hội.
KẾT LUẬN
1. Hương Khê là huyện miền núi sát biên giới Việt Lào có địa thế quan trọng trong trong khu vực và toàn quốc. Mặc dù điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nắng nóng, khơ hạn, đất đai cằn cỗi nhưng bù lại thiên nhiên ban tặng người dân nơi đây những lợi thế về lâm nghiệp, thủ cơng nghiệp. Cư dân Hương Khê gồm có nhiều dân tộc cùng sinh sống, họ đã biết hòa đồng, dựa vào nhau đoàn kết khai thác các lợi thế để phát triển kinh tế. Con người luôn kiên cường, dũng cảm đối phó với mọi khó khăn trong chiến tranh, với thiên tai địch họa. Ngồi ra Hương Khê cịn là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, có đời sống văn hóa tâm linh phong phú, đa dạng, hòa đồng, nơi được xem là vùng đất mà Tổ tiên, Phật, Thánh thần, Thiên Chúa đồng nguyên. Mơi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội đó đã tác động tới mọi mặt đời sống vật chất cũng như sinh hoạt văn hóa cộng đồng của địa phương trong đó có di tích và lễ hội.
2. Trong không gian của một vùng biên như vậy, đền Trầm Lâm được xây dựng bề thế trên ngọn đồi cao nhất trong xóm Phú Thánh, nơi được xem là nơi “tụ linh tụ phúc”, lưng tựa núi, mặt hướng vào trung tâm thị tứ. Không gian bố cục, mặt bằng tổng thể và kiến trúc của đền tạo nên một chốn vừa thâm nghiêm cổ kính, vừa thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động lễ hội. Mặc dù đền khơng được bày trí nhiều đồ thờ tự, số lượng các hoành phi câu đối, tranh thờ, ngai thờ cổ, các loại kiệu… khơng nhiều như các di tích khác nhưng ngược lại đền cịn lưu giữ những báu vật của vua Hàm Nghi như sắc phong, voi vàng, nghê đồng, kiếm thần… không chỉ mang giá trị di tích mà cịn ý nghĩa về văn hóa lịch sử ghi lại dấu ấn một thời Cần Vương cứu quốc.
Đền thờ Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm và thờ vọng hai nữ thần cơng chúa. Đây là tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn có từ sớm của nhân dân địa phương trong vùng. Thánh Mẫu là đấng tối cao, nguyên thủy, trong tiềm thức người dân trong vùng ngài luôn dõi theo, phù trợ cho dân làng và giúp đỡ các binh lính, qn tướng trong cuộc hành trình chống giặc ngoại xâm. Các huyền tích về ngài ln sống trong lịng mỗi người dân khiến họ luôn tin tưởng phụng thờ. Việc người dân trong vùng suốt mấy trăm năm qua thờ tự, gìn giữ các báu vật vua ban, rồi lập đền thờ vua Hàm Nghi cũng mang đến một nét tín ngưỡng mới, tín ngưỡng thờ vua. Các lớp văn hóa muộn bồi đắp, hịa lẫn lớp văn hóa cũ càng làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân nơi đây.
3. Qua việc khảo sát lễ hội đền Trầm Lâm, chúng tôi thấy rằng: Lễ hội đền Trầm Lâm là một lễ hội lớn, có nội dung phong phú, độc đáo của một vùng đất giàu truyền thống văn hiến sát biên giới Việt Lào. Do điều kiện thời gian, chiến tranh, kinh tế xã hội, tín ngưỡng một thời gian dài lễ hội không được phát huy nhưng ngày nay lễ hội đã sống lại trong đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Hương Khê.
Từ khâu chuẩn bị cho đến tổ chức phân công, bầu bổ, đến các quy định ngặt nghèo đều được thực hiện nghiêm túc để đảm bảo sự tơn kính linh thiêng cho lễ hội. Các hoạt động thực hành nghi lễ, tín ngưỡng (tế, rước) rất phong phú, đa dạng. Trong đó phần lễ tế quan trọng nhất phải kể đến như: xin keo cố đạo chủ, khai hạ, yên vị… phần rước cũng độc đáo khác với các địa phương khác đó là rước ngai thờ, ảnh thờ vua Hàm Nghi và các báu vật có giá trị của vua ban được tiến hành với nhiều nghi thức cờ quạt, chiêng trống, sự tham gia đông đảo của người dân. Đan xen giữa các hoạt động tế lễ, hội hát sắc bùa được thực hiện bài bản, công phu theo đúng nghi thức truyền thống, vừa ca ngợi công đức thánh thần, vua, vừa chúc tụng dân làng ấm no hạnh phúc. Cùng với các hoạt động hội hè, vui chơi, giao lưu giữa các thành viên trong thơn, xóm đã mang đến một khơng khí vừa linh thiêng, cổ kính, lại vừa thân mật, gần gũi, mang hơi thở nếp sống hiện đại. Lễ hội không ngừng được mở rộng quy mô, từ hội làng nay đã thành lễ hội của toàn huyện Hương Khê.
Qua các biểu tượng trong lễ hội, những nghi thức tiến hành cũng như lễ vật, các di vật trong lễ hội… ta nhận thấy lễ hội có một sự tiếp nối, bồi đắp của các tín ngưỡng thờ tự. Sớm nhất đó là tín ngưỡng thờ Mẫu, đến thờ vua, cả hai lớp tín ngưỡng đó đều xuất hiện trong lễ hội đền Trầm Lâm. Việc thờ cúng, tế lễ ít nhiều ảnh hưởng Nho giáo thể hiện trong những lời chúc tụng, văn tế, lễ vật cúng tế… Có thể nói những dấu ấn văn hóa xuất hiện trong lễ hội đền Trầm Lâm gợi cho chúng ta về sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, từ tục hát sắc bùa người Mường của Hịa Bình đến hát sắc bùa của địa phương, từ thờ Mẫu của dân cư bản địa, đến sự xuất hiện của Vua đến xây thành đắp lũy chống giặc ngoại xâm và để lại dấu tích trong lịng dân. Nếu có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn, xâu chuối các địa phương có cùng đặc trưng lại ta sẽ thấy có nhiều điểm lý thú trong lịch sử văn hóa của dân tộc. Nhưng có thể thấy rằng những biến động về thành phần dân cư, tín ngưỡng, kinh tế, xã hội của địa phương trong lịch sử cũng đã có những tác động lớn tới văn hóa của huyện Hương Khê trong đó có lễ hội.
4. Việc bảo tồn, giữ gìn những giá trị của di tích, khơi phục những sinh hoạt, nghi lễ truyền thống trong lễ hội và tiếp thu một số yếu tố mới cho phù hợp với nhu cầu, tâm lý của con người trong xã hội hiện đại là một hướng đi đúng đắn, tích cực để khơng làm mai một những giá trị văn hóa truyền thống, phát huy được tiềm năng vốn có của địa phương và làm cho nội dung lễ hội đền Trầm Lâm ngày càng phong phú.
Di tích và lễ hội đền Trầm Lâm tồn tại trong một khơng gian văn hóa có núi rộng, sơng dài, nơi tiếp giáp biên giới Việt Lào, bao quanh bởi những cánh rừng bạt ngàn trù phú, đây cũng là nơi có nhiều điểm di tích tâm linh. Vậy nhưng việc phát triển du lịch lại chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế nếu địa phương biết kết hợp khéo léo giữa lễ hội và du lịch thì chắc chắn giá trị của di tích và lễ hội đền Trầm Lâm sẽ được phát huy hơn nhiều, cũng như đời sống kinh tế của cư dân sẽ phát triển hơn trước. Như vậy với du lịch thì di tích và lễ hội đền Trầm Lâm còn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác, mặc dù có nhiều thuận lợi cho hoạt động này.
Hy vọng trong tương lai nơi đây không chỉ là một nơi sinh hoạt tín ngưỡng mà sẽ trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngồi nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Anh (1970), Việt Nam thời Pháp đô hộ, Tủ sách Biên khảo Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. 2. Đỗ Bang (2011), Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn, Nxb Văn hóa, Thơng
tin, Hà Nội.
3. Bảo tàng Hà Tĩnh (2000), Hồ sơ di tích Hà Tĩnh , Hà Tĩnh.
4. Trần Lâm Biền (2000), Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 5. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội. 6. Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long-Hà
Nội. Nxb Hà Nội.
7. Bá Hải, Minh Chiến (2013), “Độc đáo lễ hội rước Sắc phong vua Hàm Nghi”,
http://dantri.com, truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2014.
8. Phan Trần Chúc (1952), Vua Hàm Nghi, Nxb Chính- Ký, Hà Nội. 9. Đồn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội. 10. Lý Khắc Cung (1991), Hội làng và dáng nét Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
11. Cục Thống Kê (2008), Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh, Nxb Thống kê, Hà Nội.
12. Cao Xuân Dục (1972), Quốc triều chính biên tốt yếu (bản dịch của Quốc sử quán triều
Nguyễn), Nxb nhóm nghiên cứu sử địa Việt Nam.
13. Phạm Trọng Điềm (1992), Đại Nam Nhất Thống chí, Nxb Thuận Hóa, Thừa Thiên Huế. 14. Thái Kim Đỉnh (2013), “Thành Sơn phịng Phú Gia Hà Tĩnh”, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, tr
7.
15. Trịnh Thị Minh Đức (chủ biên), Phạm Thu Hương ( 2007), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Hoàng Lại Giang (2002), Trầm uất Hàm Nghi, Nxb Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ
Chí Minh.
17. Trần Văn Giàu (2001), Chống xâm lăng: lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1898, Nxb TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
18. Quách Giao (1965), Dân ca Mường, Nxb Văn học, Hà Nội
19. Mai Thanh Hải (2004), Địa chí tơn giáo lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội. 20. Trần Tấn Hành (1997), Di tích danh thắng Hà Tĩnh, Sở Văn hóa Thơng tin, Hà Tĩnh
21. Lê Huy Hòa (2003), Bách khoa tri thức quốc phịng tồn dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
22. Phạm Khắc Hòe (1992), Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Thừa Thiên
Huế.
23. Hội nhà báo và Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên – Huế (2012), Danh tướng yêu nước Tôn
Thất Thuyết, Nxb Lao động.
24. Phan Khanh (1992), Bảo tàng – Di tích – Lễ hội, Nxb Thông tin, Hà Nội.
25. Bách Khoa (2011), “Thành Sơn Phòng với vị vua yêu nước Hàm Nghi”,
http://ditichnguyendu.vn/, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2013
26. Trần Trọng Kim (2008), Việt Nam sử lược, Nxb Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh. 27. Trần Kinh (1938), Địa dư tỉnh Hà Tĩnh, NXB Thông tin, Hà Nội.
28. Đinh Xuân Lâm (1998), Tôn Thất Thuyết, 1839-1913: Danh tướng yêu nước, Nxb Trung
tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, Hà Nội.
29. Đinh Xuân Lâm (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Phan Ngọc Liên (2003), Lịch sử và giáo dục lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Thi Long (2001), Nhà Nguyễn: 9 chúa 13 vua, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
32. Ngô Văn Phú (2001), Đọ súng trong rừng Vụ Quang, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
33. Nguyễn Phan Quang (1998), Việt Nam cận đại: Những sử liệu mới, tập 2, Nxb TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
34. Nguyễn Phan Quang (2005), Theo dòng lịch sử dân tộc, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 35. Lê Minh Quốc (2003), Chiến tướng Tôn Thất Thuyết, Nxb Kim Đồng, Hà Nội
36. Quốc sử quán triều Nguyễn (1976), Đại Nam thực lục chính biên, (bản dịch của Viện sử học), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
37. Dương Kinh Quốc (2001), Việt Nam – Những sự kiện lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
38. Nguyễn Văn Sanh (2000), Đặc khảo về hát sắc bùa, Nxb Văn hóa Thơng tin TP. Hồ Chí
Minh.
39. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, Trung tâm bảo tồn di tích cố đơ