1.2. Khái quát về cư dân xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà
1.2.2. Truyền thống lịch sử xã Yên Viên
Xã Yên Viên là một vùng đất cổ có truyền thống lâu đời: Nhiều di tích lịch sử và địa danh của Yên Viên đã nói lên điều đó. Cách Yên Viên hơn 5
km là Cổ Loa nổi tiếng gắn liền với truyền thuyết An Dương Vương chiến thắng Triệu Đà xâm lược. Đất Hoa Lâm trang ngày xưa, nay ở cuối thơn n Viên có đền thờ Hai Bà Trưng, tương truyền nơi đây khi Hai Bà Trưng hành quân đánh giặc, khi nghỉ lại được báo mộng chiến thắng. Các địa danh Hoa Lâm (rừng Hoa), Tiểu Lâm (rừng nhỏ); Du Lâm (rừng dễ du ngoạn). Gắn liền với việc các triều Vua nhà Lý, ngoài giờ lo toan việc nước hay đi thuyền rồng trên sông Thiên Đức về quê nhà Cổ Pháp, dọc đường thường ghé thăm các dinh thự đền đài và cảnh đẹp. Yên Viên xưa còn nhiều đền thờ, thái ấp nơi đặt các cơ quan nhà nước như trạm thuế, kho lương thực, Trại cải tạo tù binh Chàm... đều gọi là làng Sở (nay là thôn Kim Quan). Nhiều làng lân cận cũng mang tên Sở như: Sở Quy Mơng, Sở Lại Hồng... Ở n Viên cịn có một khu đất gọi là Mả Thanh, cao hơn mặt ruộng và rộng độ 3-4 chục mét vuông, là nơi chôn vùi tàn quân Tôn Sỹ Nghị.
Làng xã Yên Viên mang dáng dấp của làng xã cổ Việt Nam. Nhà cửa những người giàu xưa thường làm bằng gỗ lợp ngói, cột kèo chạm trổ, cửa bức bàn theo kiểu đại khoa quay lưng ra đường, trước mặt là sân gạch và vườn hoa cây cảnh. Nhà người nghèo thì làm bằng tre nứa, lợp rạ, trước mặt có vườn rau ao bèo. Thơn làng nào cũng có đình chùa cổ kính với những mái cong lợp ngói mũi hài, đắp hình rồng chầu mặt nguyệt, với những hàng cột lim to chạm trổ tinh vi. Những năm được mùa, ở các đình chùa thường là nơi tụ tập đông vui trong ngày hội. Thơn n Viên nay cịn một quả chuông đúc từ thời Lê nặng trên 100kg. Tình yêu Tổ quốc của nhân dân Yên Viên bắt nguồn từ tình yêu quê hương, từ đó phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta, chăm lo xây dựng và bảo vệ xóm làng đất nước.