Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của cư dân xã yên viên, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 67 - 70)

2.2. Đánh giá chung

2.2.1. Những mặt tích cực

Những năm vừa qua, thực hiện công cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội gắn với xây dựng đời sống văn hóa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Yên Viên đã thu được nhiều thành tựu to lớn.

2.2.1.1. Giữ vững sự ổn định về chính trị

Đời sống văn hóa phát triển trước hết đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của con người và phát triển đời sống tinh thần của xã hội. Với xuất phát điểm là nền kinh tế thuần nơng, dân trí cịn nhiều lạc hậu song Đảng bộ và nhân dân xã Yên Viên luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu để đưa nền kinh tế của xã phát triển, đời sống cả về vật chất và tinh thần ngày một nâng cao, đương nhiên đời sống văn hóa của cư dân trong xã cũng đi lên rõ rệt.

Thực hiện Nghị quyết 33, khóa XI của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã góp phần tích cực vào sự ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn xã. Từ phong trào, truyền thống đoàn kết và đạo lý dân tộc được phát huy. Thuần phong, mỹ tục, đạo

đức, lối sống, nếp sống được chú trọng. Vai trị, vị trí của gia đình và cộng đồng xã hội được đề cao. Vai trò cá nhân được tơn trọng. Tình làng, nghĩa xóm, các mối quan hệ ở nhiều cấp độ được củng cố. Nhiều giá trị truyền thống văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy trong bối cảnh mới. Các thiết chế văn hóa huyện, làng, xã được khơi phục, nâng cấp, xây mới. Các phong tục tập quán, lối sống, nếp sống tốt đẹp trước đây do chiến tranh, do khó khăn về kinh tế bị lãng quên (như sinh hoạt văn hóa làng xã, lễ hội truyền thống địa phương, hoạt động khuyến học...) được khơi phục, có điều chỉnh, áp dụng và phát huy hiệu quả trong thực tiễn sinh hoạt cộng đồng. Các hủ tục ma chay, cưới xin, lễ hội... dần dần được loại bỏ ra khỏi đời sống hiện đại. Hệ thống hương ước, quy ước làng văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa... được soạn thảo, hồn thiện và nghiêm túc thực hiện. Ý thức chấp hành kỷ cương pháp luật của phần lớn dân cư được nâng lên rõ rệt. Dịch vụ văn hóa từng bước được hình thành. Nhu cầu hưởng thụ văn hóa được đáp ứng theo khả năng kinh tế của từng gia đình, thơn, xóm nhưng nhìn chung mức hưởng thụ của nhân dân trong xã (thể hiện ở ăn, mặc, giao tiếp, ứng xử...) ngày càng cao. Các giá trị văn hóa mới được tiếp thu và sáng tạo. Các hoạt động văn hóa theo đà phát triển đã cuốn hút đơng đảo người dân, từ chỗ tự phát trở thành tự giác, có tính tổ chức, vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, vừa thỏa mãn nhu cầu sáng tạo văn hóa của các tầng lớp, của mọi lứa tuổi.

Tại xã Yên Viên, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng được thể hiện rõ nét ở các phong trào "Người tốt, việc tốt", "Xây dựng nếp sống văn minh", "Học tập và là theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc thi “Giữ gìn ngõ phố xanh, sạch, đẹp"... do xã phát động đều được nhân dân hưởng ứng và đạt kết quả cao .

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được phát động và tiến hành trong nhiều năm, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương

5 khóa VIII của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã trở thành phong trào sâu rộng của tồn xã và có hiệu quả rõ rệt: đời sống tinh thần trên địa bàn xã ngày càng lành mạnh, văn minh; Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố và tăng cường; Quy chế dân chủ cơ sở được phát huy; Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo... Đời sống văn hóa phát triển góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, sự ổn định chính trị - xã hội của địa phương, huyện, thành phố và cả nước.

2.2.1.2. Kinh tế phát triển

Đời sống văn hóa là nhân tố trực tiếp của nền tảng tinh thần xã hội và cịn là nhân tố tham gia góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.

Quá trình xây dựng đời sống văn hóa nhằm xây dựng, phát triển con người, hồn thiện con người. Đời sống văn hóa khơi dậy tiềm năng sáng tạo trong con người, theo các giá trị chân, thiện, mỹ, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người, của mọi thành viên trong xã hội, tạo cho con người và các thành viên trong xã hội có ý thức rèn luyện và phát huy các tiềm năng về thể lực, trí lực và nhân cách để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và cả nước.

Đời sống văn hóa và quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở xã Yên Viên đã giúp cho nhân dân trong xã nâng cao nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của bản thân mình về xu hướng phát triển xã hội, về tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương từ đó thúc đẩy ý chí quyết tâm vươn lên để xóa đói, thốt nghèo, được đáp ứng tốt hơn, cao hơn về đời sống vật chất và tinh thần.

Trong những năm đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhân dân xã Yên Viên trên cơ sở địa phương có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời đã phát huy ý chí tự lực tự cường, tranh thủ và tận dụng các thuận lợi

về nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế, khai thác được tiềm năng của tự nhiên,con người, thu hút đầu tư của bên ngồi để hiện nay xã đã có được: cơ cấu kinh tế ngày càng có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và thương mại; Tốc độ tăng trưởng vào loại khá; Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp theo hướng hiện đại; Tạo ra nguồn lực để giải quyết các vấn đề xã hội như đói nghèo, lao động việc làm, bệnh tật, tệ nạn xã hội... Thu nhập bình quân đầu người tăng cao. Đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt. Những thành công về phát triển kinh tế - xã hội đã có tác động tích cực trở lại đối với đời sống văn hóa. Tiềm lực về kinh tế giúp cho nhân dân xã Yên Viên có điều kiện để xây dựng nơng thơn mới, hồn thiện thiết chế văn hóa, kinh phí cho các hoạt động văn hóa... Năm 2014, xã Yên Viên đã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2014 - 2019, nhận được bằng khen của Thủ tướng chính phủ và của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Như vậy, đời sống văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng: đời sống văn hóa là mơi trường để phát triển kinh tế - xã hội; kinh tế - xã hội phát triển tác động tích cự làm cho đời sống văn hóa phát triển theo hướng lành mạnh, văn minh. Mối quan hệ hữu cơ, sự cộng hưởng của đời sống văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội thúc đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn, nâng cao vị thế, tiềm lực của huyện trong sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của xã n Viên nói riêng và của huyện Gia Lâm nói chung.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của cư dân xã yên viên, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)