2.2. Đánh giá chung
2.2.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đời sống văn hóa và cơng cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở xã n Viên cịn có những tồn tại và hạn chế. Cụ thể là:
Là một xã nông thôn mới với mơi trường văn hố rất phát triển nhưng để có một mơi trường trong sạch, phát triển bền vững giúp đời sống văn hóa của người dân ngày một đi lên thì ý thức của người dân trong việc giữ gìn mơi trường văn hóa là rất quan trọng. Bên cạnh những cơng dân vơ cùng có trách nhiệm, ý thức tốt về mơi trường văn hố xung quanh mình như thường xuyên tham gia tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, tích cực trồng cây xanh, đóng góp để lắp thêm đèn điện vào những nơi công cộng …thì cịn có một bộ phận người dân khơng có ý thức trong việc gìn giữ mơi trường xung quanh. Cụ thể như vẫn tồn tại những hành vi như vứt rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định mặc dù tại các thơn đều có chân điểm đổ rác, tâm lý “tiện đâu vứt đấy” của người dân cần phải được loại bỏ. Việc viết vẽ bậy lên tường nhà văn hóa, khu vực vui chơi cơng cộng, bẻ khóa cổng nhà văn hóa để ra vào tự do vẫn tồn tại. Tình trạng quảng cáo rao vặt dán tràn lan trên tường nhà, cột điện, ống nước được các thơn, TDP thường xun ra qn xóa bóc, gỡ nhưng vẫn tồn tại gây mất mỹ quan…
Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cịn hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển nhu cầu văn hoá
Việc triển khai xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cịn chậm. Một số ít tổ chức cơ sở Đảng chưa nêu cao tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục và phân cơng trách nhiệm cho từng đảng viên, cán bộ trong xây dựng đời sống văn hóa. Việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, Huyện ủy về xây dựng đời sống văn hóa có nơi, có lúc cịn mang tính hình thức, ít hiệu quả. Q trình lãnh đạo, quản lý của chính quyền một số thơn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, cịn tình trạng chồng chéo, bng lỏng, kém hiệu lực, hiệu quả dẫn đến việc thui chột nhu cầu văn hoá trong dân, giảm chất lượng hoạt động các phong trào.
Các thiết chế văn hóa ở cơ sở cịn thiếu và chưa đồng bộ, dẫn đến hoạt động của các thiết chế này còn yếu, đơn điệu và chưa thường xuyên
Kinh tế của xã trong những năm gần đây có bước phát triển quan trọng góp phần đáng kể vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả huyện. Tuy vậy sự đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí... cịn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Cụ thể như xã tại thơn Ái Mộ tuy đã có quỹ đất để xây dựng sân bóng đá song do khơng có kinh phí để đầu tư nên đến nay thanh niên trong thơn vẫn chưa có sân để tham gia tập luyện TDTT dẫn đến việc các em phải đi đá nhờ các sân khác dẫn đến việc tham gia hoạt động TDTT khơng được thường xun. Hay tại nhà văn hóa của các thơn, TDP đều có thư viện hay tủ sách nhưng do không được đầu tư sách thường xuyên, cũng như việc quản lý kém dẫn đến chất lượng của hoạt động này còn kém…
Một số tệ nạn xã hội cịn diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng
Sự phát triển của các loại hình giải trí như karaoke, cafe, massage... làm cho đời sống tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao. Bên cạnh sự phát triển của các dịch vụ văn hóa là sự xuất hiện của một loạt các tệ nạn xã hội như: mại dâm, cờ bạc… Hay một ví dụ cụ thể như trong lễ hội làng trò chơi chọi gà là một trị chơi dân gian vơ cùng hấp dẫn song việc người dân lợi dụng trò chơi truyền thống biến thành trò cá độ dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực…Điều này làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương đồng thời kéo theo những bất đồng, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các gia đình mà cụ thể ở đây là đời sống văn hóa.
Cơng tác xét duyệt các danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu dân cư văn hóa cịn biểu hiện của bệnh thành tích
Mặc dù đã có những tiêu chuẩn rõ ràng trong việc quy định làng văn hóa, gia đình văn hóa nhưng do “ bệnh thành tích”, một số nơi cịn x xoa. Việc phát phiếu chấm điểm và chấm điểm của Tiểu BCĐ Phong trào
TDĐKXDĐSVH các thơn, TDP cịn chưa thực hiện nghiêm túc, chưa thực sự nghiêm minh trong công tác xét duyệt và công nhận danh hiệu.
Việc duy trì chất lượng làng văn hóa ở một số nơi cịn chưa đạt yêu cầu. Một số vi phạm vẫn cịn tồn tại như: gia đình sinh con thứ 3 tăng, vệ sinh môi trường kém..
Tiểu kết chương 2
Quá trình khảo sát thực trạng đời sống văn hóa ở xã Yên Viên, huyện
Gia Lâm đã cho thấy đời sống văn hóa ở đây mang những nét chung của văn hóa nơng thơn miền đồng bằng Bắc Bộ nhưng cũng có những nét phát triển riêng biệt của một vùng đất đã có phong trào xây dựng đời sống văn hóa từ rất lâu.
Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa nói chung và đời sống văn hóa trên địa bàn xã đang có những bước chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất ổn định, nhu cầu hưởng thụ các giá trị tinh thần của nhân dân trên địa bàn xã ngày càng cao. Nắm bắt được điều đó, Đảng bộ và lãnh đạo xã đã có sự quan tâm đầu tư cho văn hóa một cách kịp thời, nhanh chóng và đúng định hướng. Xây dựng đời sống văn hóa xã đang theo hướng phát triển tồn diện, đồng bộ; phát triển văn hóa phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thực trạng đời sống văn hóa xã hiện nay có nhiều thành tựu đáng ghi nhận song bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế tồn tại cần có sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo cấp trên.
CHƯƠNG 3
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CHO CƯ DÂN XÃ YÊN VIÊN