Giải pháp về nhận thức

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của cư dân xã yên viên, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 81 - 83)

3.2. Một số giải pháp phát triển đời sống văn hóa ở xã Yên Viên

3.2.1. Giải pháp về nhận thức

Mặt bằng dân trí chung của xã tuy đã phát triển song vẫn còn một số bộ phận dân cư cịn thấp, khả năng tiếp nhận và hưởng thụ khơng đồng đều giữa các tầng lớp nhân dân cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở các thơn, tổ dân phố cịn gặp nhiều khó khăn, bất cập vì vậy việc nâng cao nhận thức của người dân là một vấn đề cần ưu tiên trước nhất.

Nâng cao nhận thức của người dân trong cơng tác xây dựng đời sống văn hố là vấn đề vô cùng quan trọng. Dân cư ở khu vực nơng thơn của xã là đối tượng có vai trị quan trọng nhất đối với công tác nâng cao chất lượng đời sống văn hố. Vì vậy, muốn cơng tác này được thực hiện thuận lợi và có hiệu quả cao, thì vấn đề tham gia của cộng đồng là cực kì cần thiết.

Trước hết cần tăng cường tuyên truyền về vai trị của văn hố với phát triển kinh tế - xã hội đến toàn nhân dân trong xã. Coi phát triển văn hoá là nhiệm vụ song song không thể tách rời với nhiệm vụ phát triển kinh tế. Trong đó cần phải nêu bật vai trị của đời sống văn hố và tính tất yếu phải xây dựng đời sống văn hoá để người dân nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc xây dựng đời sống văn hố. Biến việc thực hiện phong trào “Tồn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trở thành quá trình tự nguyện tự giác trong mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

Nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng đời sống văn hoá phải có lộ trình, bước đi cụ thể, vừa đảm bảo tính định hướng phát triển, vừa sát thực với tình hình dân trí, kinh tế và đặc thù của địa phương. Khơi dậy sức sáng tạo chủ động của nhân dân trong các hình thức sinh hoạt cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hố trong thời kỳ mới. Giữ gìn truyền thống văn hố trong gia đình, trong làng, thơn, tạo điều kiện cho quần chúng tiếp nhận thông tin về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội và thực hiện quyền làm chủ của mình.

Bên cạnh đó, thơng qua các hoạt động văn hố văn nghệ quần chúng, chương trình hoạt động lễ hội truyền thống kết hợp với việc tổ chức các trò chơi giải trí mới lành mạnh để tuyên truyền tới nhân dân về tầm quan trọng của đời sống tinh thần và cụ thể hơn là đời sống văn hố. Duy trì và nâng cao hoạt động của các đội tuyên truyền văn hoá, các đội văn nghệ quần chúng, tăng cường đẩy mạnh hoạt động này vào từng địa bàn cơ sở nhằm nâng cao sự nhận thức về sự hưởng thụ văn hoá tinh thần lành mạnh cho người dân.

Tăng cường quán triệt, thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt quy định, quy chế của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về cơng tác dân vận trong hệ thống chính trị. Làm cho người dân nhận thấy rằng

mình vừa là đối tượng hưởng thụ vừa là chủ thể để xây dựng đời sống văn hoá để từ đó chủ động thực hiện theo định hướng của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng đời sống văn hố. Qua q trình tun truyền đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của việc tôn vinh, phát huy những bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc cũng như xây dựng và hình thành nếp sống, lối sống mới văn minh, tiến bộ.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của cư dân xã yên viên, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)