Thiết chế văn hoá

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của cư dân xã yên viên, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 51 - 58)

2.1. Những biểu hiện trong đời sống văn hóa của cư dân xã Yên Viên

2.1.3. Thiết chế văn hoá

2.1.3.1. Hệ thống thiết chế tơn giáo tín ngưỡng

Cho đến hết năm 2014, tồn xã có 12 di tích. Tại 5 thơn nơng nghiệp là Ái Mộ, Yên Viên, Kim Quan, Lã Côi, Cống Thôn, cả 5 thơn hầu như thơn nào cũng có các di tích lịch sử văn hố với đầy đủ các loại hình: đình, đền, miếu, chùa. Trong đó có 2 di tích tiêu biểu là đình thơn n Viên và đình thơn Lã Cơi đã được cơng nhận là di tích lịch sử văn hố cấp Thành phố.

Đình thơn n Viên được công nhận là di tích lịch sử văn hố cấp thành phố năm 2013. Đình n Viên là di tích tơn giáo, tín ngưỡng thờ thành hồng làng, đình thuộc thơn n Viên xã Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội. Đình n Viên là một cơng trình kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng để thờ các vị thần thành hoàng làng là thần Long Linh đại vương đã có cơng bảo vệ cuộc sống bình n của dân làng. Việc thờ phụng các vị thành hồng ở đình Yên Viên là thể hiện tinh thần “ uống nước nhớ nguồn” của những người dân nơi đây trong việc kế thừa, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của ơng cha. Trong q trình tồn tại, trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau đều được nhà vua ban tặng sắc phong, gia phong mỹ tự ghi nhớ cơng lao của thần. Hiện nay trong đình khơng cịn lưu giữ được tư liệu khoa học cụ thể nào ghi chép về năm tháng khởi dựng của ngơi đình. Song căn cứ vào một số tư liệu chữ hán hiện cịn lưu giữ tại đình: thần tích, hồnh phi, câu đối, hệ thống các sắc phong có niên đại sớm nhất: Cảnh Hưng thứ 28 (1767) thì ta có thể đốn định đình n Viên được khởi dựng vào khoảng cuối thời Lê.

Xã Yên Viên vốn là vùng đất cổ có lịch sử tạo dựng cách đây hàng nghìn năm tiềm ẩn biết bao nét đẹp của một vùng quê đồng bằng bắc bộ với hình ảnh gần gũi mà quen thuộc: cây đa, giếng nước, sân đình… cùng những con người chịu thương, chịu khó nơi đây để tạo nên vùng quê mang nặng truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Sự tồn tại của ngơi đình góp phần khẳng định và làm tôn thêm những giá trị văn hố truyền thống ấy. Các giá trị đích thực mà bản thân di tích cịn được bảo lưu đóng một vai trò khá quan trọng trong hệ thống các cơng trình văn hố kiến trúc cổ được thể hiện thông qua nội dung lịch sử và các hiện vật đang được lưu giữ trong đình. Những ghi chép trong lịch sử, thần tích sắc phong được lưu truyền đến ngày nay được quần chúng nhân dân từ ngàn đời thờ phụng và được nhân dân n Viên có ý thức giữ gìn, tơn vinh những điều mà họ cho là linh thiêng.

Di tích đình n Viên hiện nay vẫn còn bảo lưu lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch. Đây là hình thức sinh hoạt văn hố truyền thống trong cộng đồng dân cư của một làng quê cổ còn được lưu giữ đến ngày nay.

Trải qua thời gian dài tồn tại, qua những biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc đặc biệt là hai cuộc chiến tranh đã bị phá hoại nặng nề: Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp vào năm 1946 – 1947 đình bị giặc Pháp phá hoại tồn bộ sàn gỗ của đình. Trong thời kỳ chống Mỹ vào đêm ngày 20 tháng 12 năm 1972 vào khoảng 8h tối giặc Mỹ đã ném bom phá hoại đình chùa n Viên. Sau ngày hồ bình lập lại, bằng tình cảm và trách nhiệm nhân dân thôn Yên Viên đã tự nguyện đóng góp cơng sức để khôi phục lại ngơi đình làng. Đình Yên Viên hiện nay được xây dựng trên nền móng cũ và quay theo hướng nam, trước đây đình làm theo hướng bắc, di tích chưa có tường bao xung quanh. Đình có diện tích khá rộng khoảng trên 10.000m2. Đình được xây dựng trên nền đất cao kiểu chữ đinh, gồm các hạng mục cơng trình như: sân đình, ao, vườn, đại đình và hậu cung. Đình n Viên tuy khơng cịn giữ được dáng vẻ kiến trúc của ngày đầu khởi dựng nhưng vẫn còn giữ được một tổng thể mặt bằng rộng rãi, cảnh quan thơng thống. Mái đình được lợp ngói ta với bốn góc mái có bốn đầu đao cong hướng lên trên. Chính giữa nóc mái thể hiện hình hai con rồng hướng vào mặt trời. Đình n Viên hiện cịn lưu giữ được một số di vật có giá trị như: thần phả, hệ thống các sắc phong, ngai thờ, kiệu gỗ, cửa võng, hoành phi, câu đối v.v… mang giá trị văn hoá, khoa học và thẩm mỹ.

Bên cạnh đình thơn n Viên cịn có đình thơn Lã Cơi là một cơng trình kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng thờ 5 vị thần thành hoàng làng là Đức thánh Tam Giang, Nguyễn Nộn, Phạm Cự Lượng, Trung Quân tôn thần và Đức Linh Quang tơn thần đã có cơng cứu nuớc, cứu dân, bảo vệ cuộc sống

bình yên của dân làng. Hiện nay trong đình khơng cịn lưu giữ được tư liệu khoa học cụ thể nào ghi chép về năm tháng khởi dựng của ngơi đình. Song căn cứ vào kết cấu kiến trúc hiện nay và các di vật thờ trong di tích thì ngơi đình được phục dựng vào thời Nguyễn.

Di tích đình Lã Cơi hiện nay vẫn còn bảo lưu lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng 3 âm lịch. Đây là hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống trong cộng đồng dân cư của một làng quê cổ còn được lưu giữ đến ngày nay.

Trải qua cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp di tích đã bị phá huỷ nhưng dựa vào những dấu tích vật thể và tư liệu di văn hiện còn cho biết từ thời kỳ đầu khởi dựng, đình Lã Cơi có quy mơ bề thế và có nhiều hạng mục cơng trình đã được trùng tu, sửa chữa. Năm 2007 nhân dân thôn Lã Côi đã đồng tâm hiệp lực để trùng tu ngơi đình và những năm gần đây tơn tạo khn viên di tích. Đình Lã Cơi hiện nay được xây dựng trên một thửa đất rộng độc lập, với tổng diện tích 4.697,5m2, đình quay hướng Bắc, xung quanh đình đã có tường bao và trồng nhiều loại cây xanh, đặc biệt là những hàng nhãn lưu niên đã tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho di tích. Đình Lã Cơi bao gồm các hạng mục: Nghi môn, tiền tế, hậu cung, ngồi ra cịn có sân, vườn. Đình được xây kiểu chữ Đinh gồm tiền tế và hậu cung. Di tích có quy mơ khiêm nhường, trang nhã được dựng trên một thế đất đẹp ngay sát đường làng. Các hạng mục kiến trúc hiện nay của di tích tuy mới được trùng tu vào những năm gần đây nhưng vẫn bảo lưu được những nét đẹp của kiến trúc truyền thống.

Giá trị của di tích khơng chỉ dừng lại ở giá trị lịch sử mà còn chứa đựng về mặt giá trị nghệ thuật thể hiện qua hệ thống các di vật gỗ chạm của đình phong phú như: hương án, đại tự, câu đối, khám thờ, tượng thờ… đã tôn thêm vẻ đẹp của kiến trúc ngơi đình. Các di vật này được chạm khắc tinh xảo các đề tài trang trí truyền thống. Ngồi giá trị thẩm mỹ, các hiện vật trên là

minh chứng sinh động cho khả năng, truyền thống, sáng tạo nghệ thuật của dân tộc ta. Bên cạnh đó các đề tài trang trí cịn là nguồn tư liệu q cho việc tìm hiểu về những quan niệm, tư tưởng vũ trụ quan của nhân dân.

Ngoài ý nghĩa về giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, đình Lã Cơi cịn là một địa chỉ sinh hoạt văn hoá và tinh thần của dân cư làng xã, là nơi nhân dân được thể hiện lòng biết ơn đối với những người có cơng với dân, với nước, đồng thời giáo dục cho con người lòng yêu thương, đất nước, tinh thần “ uống nước nhớ nguồn”, tinh thần tương thân tương ái trong nhịp sống đương đại.

Với những giá trị về lịch sử, văn hố, khoa học, di tích đình Lã Côi đã, đang và sẽ là vốn cổ quý đóng góp vào kho tàng di sản văn hố của dân tộc; tìm hiểu về lịch sử hình thành và tồn tại của đình Lã Cơi sẽ góp phần giáo dục con cháu các thế hệ thêm hiểu biết, chung tay gìn giữ, trân trọng và xây dựng mảnh đất quê hương Yên Viên ngày càng giàu đẹp…

2.1.3.2. Hệ thống thiết chế đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí

Các thơn đều có nhà văn hóa và các sân tập thể dục thể thao rộng tạo điều kiện để các hoạt động giải trí được diễn ra thường xuyên. Tại trung tâm xã hiện đang xây dựng Trung tâm văn hóa xã dự kiến trong năm 2015 sẽ khánh thành là nơi diễn ra các hoạt động thi đấu, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của cả xã.

Nhà văn hoá

Năm 2013, xã đã khởi công xây dựng Trung tâm văn hoá xã rộng 3000m2 với tổng kinh phí dự kiến là 14 tỷ, gồm các hạng mục: nhà văn hoá 1 tầng, diện tích mặt bằng 600 m2, hội trường đủ chỗ cho 500 người và các trang thiết bị như sân khấu, đèn chiếu, loa đài, tăng âm, các phòng chức năng…Khn viên Trung tâm văn hố xã có vườn hoa, ghế đá, có mặt bằng

để dựng sân khấu ngoài trời cho các liên hoan văn nghệ giao lưu các thôn, các xã. Dự kiến trong năm 2015 sẽ hoàn thiện đưa vào sử dụng.

9/10 thôn và tổ dân phố đều đã có nhà văn hố riêng. Nhà văn hoá ngày càng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động và trở thành trung tâm tổ chức, hướng dẫn các hoạt động văn hoá cơ sở.

Năm 2012, UBND xã Yên Viên đã xây dựng nhà văn hoá mới cho tổ dân phố Hồ Cầu Đuống với mức đầu tư là hơn 4 tỷ đồng. Năm 2013 tổ chức khảo sát đề nghị huyện đầu tư xây mới nhà văn hoá tổ dân phố Địa Chất dự kiến thi công năm 2015. Tiếp tục nghiên cứu quy hoạch quỹ đất cho tổ dân phố Giầy Da để xây dựng nhà văn hoá.

Ngoài Trung tâm văn hoá xã, UBND xã đã chỉ đạo các thôn, tổ dân phố xây dựng nhà văn hoá theo tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà văn hoá các thôn được sử dụng vào việc: tổ chức hội họp của địa phương, luyện tập văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí…. Đồng thời đây cũng là nơi tổ chức các đám cưới, hỏi cho các cặp đơi vợ chồng theo hình thức văn hố, văn minh.

Nhà luyện tập, cơng trình thể dục thể thao

Căn cứ vào Quy định Chỉ thị 274/CT-TTg ngày 27/4/2006 của Thủ Tướng Chính Phủ về quy hoạch đất đai giành cho hoạt động TDTT, xã có 4 nhà thể chất tại các trường, UBND đã quy hoạch xây dựng quản lý 06 sân bóng mini, mỗi sân từ 3.500m2

đến 4.200m2 và 3 sân vận động mỗi sân khoảng 6.000m2, 03 sân bóng chuyền da tại Lã Côi- Cống Thôn- Hồ Cầu Đuống, 35 sân cầu lơng và bóng chuyền hơi ( Lã Cơi 4 sân, UBND xã 3 sân, Kim Quan 7 sân, Ái Mộ 2 sân, Cơ khí n Viên 4 sân, Cống Thơn 4 sân, Hồ Cầu Đuống 2 sân, Yên Viên 4 sân, TT Địa Chất 3 sân, TT Bưu Điện 2 sân), giao CLB thanh niên thôn Lã Côi quản lý 01 trung tâm TDTT- văn hố¸ thanh

niên. Ngồi ra UBND xã và Hội đồng TDTT xã còn chỉ đạo 4 trường học trên địa bàn xã kẻ, chuẩn bị sân bãi tập luyện TDTT cho học sinh.

Hàng năm UBND xã đã tổ chức tốt hoạt động văn hoá thể dục thể thao vào dịp lễ hội, đại hội Đảng, các ngày lễ lớn của thủ đô, đất nước và của địa phương.

Thư viện

Hệ thống thư viện, tủ sách từ xã đến các thôn, tổ dân phố hoạt động nề nếp, phục vụ độc giả đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về văn hoá đọc của nhân dân. Tồn xã có 2 thư viện tại thơn Mộ và thơn Kim Quan, 7 tủ sách tại các thôn và tổ dân phố khác, trừ tổ dân phố Giầy Da hiện chưa có nhà văn hoá nên chưa thành lập được thư viện hoặc tủ sách. Tổng số đầu sách trên địa bàn xã hiện có trên 6000 cuốn với nội dung phong phú đa dạng. Hàng tuần đều mở cửa phục vụ độc giả vào thứ 7 và chủ nhật, thu hút được đông đảo bạn đọc, chủ yếu là thiếu nhi và người cao tuổi.

Mặc dù trong điều kiện cịn khó khăn về kinh phí nhưng trước nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và học tập của người dân, đầu tư sách báo của các địa phương rất được quan tâm. Hàng năm thông qua cuộc thi tuyên truyền giới thiệu sách, trưng bày và triển lãm sách, tổ chức ngày hội đọc sách… đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí của nhân dân.

Đài phát thanh xã

Đảng ủy xã Yên Viên tích cực chỉ đạo chính quyền và các ban ngành, đồn thể coi cơng tác tun truyền, vận động, giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, yếu tố giữ vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại trong việc định hướng xây dựng phát triển đời sống văn hố ở nơng thơn trên địa bàn xã. Theo đó các thiết chế thông tin truyền thông được xây dựng và củng cố từ xã đến các thôn, tổ dân phố.

Nâng cao công tác thông tin tuyên truyền trong tình hình hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Thực hiện nhiệm vụ này, đài phát thanh xã cũng được chú trọng đầu tư cơ sở vật chất. Năm 2014, thành phố đầu tư nâng cấp hệ thống thiết bị truyền thanh không dây và các điểm chân tháp loa đảm bảo phục vụ tốt công tác thông tin tuyên truyền trị giá 1 tỷ đồng.

Hàng năm, đài truyền thanh xã đã phát đi hàng trăm bài tuyên truyền hướng dẫn nội dung thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố, chương trình xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, gắn với chương trình xây dựng nơng thơn mới.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của cư dân xã yên viên, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)