1.1. Lý luận chung về đời sống văn hóa
1.1.3. Vai trị của đời sống văn hóa đối với sự phát triển kinh tế
Đời sống văn hóa là một thành tố của văn hóa có mối quan hệ hữu cơ và có tác động tới các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do vậy, trong xây dựng và phát triển văn hóa, đưa văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu, động lực, hệ điều tiết sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa.
1.1.3.1. Đảm bảo ổn định chính trị và phát triển kinh tế
Trong đời sống, con người có hai nhu cầu: nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Con người sáng tạo ra các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần trước hết để đáp ứng nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần cho sự tồn tại và phát triển của con người. Các giá trị văn hóa, nhất là các giá trị Chân - thiện - mỹ, nhân văn do con người sáng tạo ra, được các thế hệ sau kế thừa, nâng cao. Ý nghĩa của các giá trị văn hóa ngồi việc đáp ứng nhu cầu của con người trong q trình tồn tại cịn được thể hiện ở sự tác động của các giá trị văn hóa với các lĩnh vực khác trong hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội.
Quá trình xây dựng đời sống văn hóa chính là q trình sáng tạo văn hóa, ứng dụng và thực hành các giá trị văn hóa trong cuộc sống làm cho đời sống xã hội ngày càng phát triển theo hướng lành mạnh, văn minh góp phần vào sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm tới lĩnh vực văn hóa, coi xây dựng và phát triển văn hóa là một nhiệm vụ cơ bản của sự nghiệp cách mạng nhằm phát huy động lực tinh thần, một trong những nguyên nhân cơ bản làm nên những thắng lợi to lớn, những kỳ tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển văn hóa, Đảng sớm xác định nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa. Đảng quan tâm đến việc xây dựng đời sống văn hóa. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nước ta đã dấy lên phong trào xây dựng đời sống văn hóa. Một số địa phương đã xuất hiện những điểm sáng, điển hình đi đầu trong xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa tạo ra nét khởi sắc trong xây dựng đời sống văn hóa, nhất là đời sống văn hóa ở cơ sở. Tuy nhiên trong một thời gian, vì chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trị của văn hóa nói chung, đời sống văn hóa nói riêng đối với sự ổn định chính trị và sự phát triển kinh tế - xã hội nên trong các hoạt động thực tiễn sự quan tâm đến xây dựng đời sống văn hóa cũng cịn ở mức độ nhất định.
Từ khi bước vào công cuộc đổi mới, các văn kiện Nghị quyết của Đảng đều xác định xây dựng đời sống văn hóa là một nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng nhấn mạnh về tư tưởng chỉ đạo về xây dựng đời sống văn hóa là: "Làm cho văn hóa thấm sâu vào tồn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, tiến bước vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội” [13,tr.54-55].
Đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay có sự phát triển phong phú, đa dạng, lành mạnh, ngày càng văn minh hiện đại. Lối sống, nếp sống, đức tính con người phù hợp với thời đại tồn cầu hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa từng bước được chuẩn hóa. Số lượng các làng, cơ quan, đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa tăng lên qua từng năm. Bầu khơng khí dân chủ và đời sống xã
hội ngày càng được cải thiện và có những tiến bộ mới... Thực tiễn cho thấy, trong thời kỳ đổi mới hội nhập, trước những thách thức khắc nghiệt của xu thế tồn cầu hóa, kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch, tình hình chính trị của nước ta vẫn giữ được sự ổn định, vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới tiếp tục được nâng cao, kinh tế - xã hội có sự phát triển theo hướng bền vững... có vai trị và sự tác động quan trọng của văn hóa nói chung, đời sống văn hóa nói riêng.
1.1.3.2. Đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống
Đời sống văn hóa chính là những gì gần gũi, thân thuộc, diễn ra hàng ngày cùng với người dân. Đảng đã thấy rõ được vấn đề đó và có những đường lối, quan điểm chỉ đạo hết sức sâu sát, luôn đi bên cạnh người dân dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra và thực hiện một đường lối đổi mới toàn diện để đạt được mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh". Một nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng và văn hóa là đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Đặc biệt chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở... Nghị quyết 33, Hội nghị lần thứ chín, BCH Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ ra mục tiêu cụ thể “ Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trị của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng mơi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hồn thiện nhân cách.”
Tơn trọng, phát huy những phong tục tập quán và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Tăng cường các phương tiện thông tin đại chúng kể cả các phương tiện hiện đại như máy thu hình, máy thu thanh cátsét, băng ghi hình để cải tiến và nâng cao các chương trình phát thanh, truyền hình ở địa phương, phổ biến các văn hóa phẩm và tài liệu có nội dung thiết thực, phù hợp với yêu cầu và truyền thống của đồng bào các dân tộc. Chú trọng sử dụng tiếng nói dân tộc (và chữ viết nếu có) trong cơng tác thơng tin tun truyền...
Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tơn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam, đấu tranh chống sự xâm nhập của các văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc, khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn. Tiếp tục thực hiện 3 chương trình Quốc gia về văn hóa thơng tin: Bảo tồn, tơn tạo, các di tích lịch sử và các di sản văn hóa của dân tộc; phát triển điện ảnh Việt Nam; xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, trong đó chú trọng vấn đề gia đình văn hóa, làng, bản văn hóa, nếp sống văn hóa đơ thị.
1.1.3.3. Đời sống văn hóa góp phần tích cực vào mở rộng giao lưu hội nhập
Giao lưu văn hóa là xu thế chung của thời đại ngày nay. Thông qua tiếp xúc, giao lưu văn hóa, các cộng đồng có điều kiện học hỏi, tiếp thu những giá trị văn hóa và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Đời sống văn hóa phát triển là tiền đề, điều kiện quan trọng để tăng cường, đẩy mạnh giao lưu hội nhập, hợp tác giữa các cộng đồng, địa phương, quốc gia. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, quá trình giao lưu hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, yếu tố quyết định cho sự phát triển là trí tuệ, thơng tin, sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của mỗi con người, cũng như của toàn xã hội. Trong quá trình giao lưu hội nhập và phát triển, một nước sẽ giàu hay nghèo khơng chỉ do có nhiều hay ít lao động, có ít hay nhiều vốn, tài nguyên thiên nhiên, mà chủ yều ở chỗ có khả năng phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sáng tạo của con người hay không. Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành của văn hóa, trong đó có yếu tố đời sống văn hóa, cụ thể là nằm trong ý chí tự lực, tự cường, khả năng hiểu biết, sáng tạo, tâm hồn, đạo đức, lối sống, trình độ thẩm mỹ... của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Văn hóa là động lực của sự phát triển. Đời sống văn hóa là yếu tố quan trọng, chi phối mọi hoạt động của con người, xã hội, khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân, huy động sức mạnh nội sinh to lớn của cả cộng đồng vào sự phát triển chung của toàn xã hội.
Một chính sách phát triển đúng đắn là chính sách làm cho các yếu tố cấu thành văn hóa, trong đó có đời sống văn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người: sản xuất, lối sống, giao tiếp, sinh hoạt gia đình và ngồi xã hội, giao lưu văn hóa... Hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người ngày càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội, khả năng hội nhập để phát triển ngày càng thành hiện thực bấy nhiêu.
Đời sống văn hóa có vai trị điều tiết sự phát triển. Văn hóa nói chung, đời sống văn hóa nói riêng giúp cho chủ thể phát triển, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan của các điều kiện bên trong và bên ngồi. Lựa chọn mơ hình phát triển, bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong kinh tế thị trường và giao lưu hội nhập, một mặt, đời sống văn hóa dựa
vào các chuẩn mực của đời sống văn hóa là Chân - Thiện - Mỹ để hướng dẫn, thúc đẩy mọi người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất hàng hóa với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của xã hội; mặt khác, đời sống văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị văn hóa truyền thống, đạo lý, thuần phong mỹ tục của dân tộc, để tuyên truyền văn hóa Việt Nam với thế giới, hạn chế và triệt tiêu những xu hướng tiêu cực như: sùng bái hàng hóa, tiền tệ, coi nhẹ các giá trị tinh thần, sính ngoại, hiểu khơng rõ, khơng đúng về văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam...
Giao lưu hội nhập, trong đó có cả giao lưu hội nhập quốc tế là một xu thế, địi hỏi phải có tinh thần chủ động và tích cực. Trên cơ sở kiến thức khoa học, kinh nghiệm và sự tỉnh táo, khôn ngoan cần phải quán triệt quan điểm chủ động hội nhập, trong quá trình giao lưu hội nhập, phát triển cần dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc. Nghị quyết 33, Hội nghị lần thứ chín BCH Trung ương Đảng khóa XI đã đề ra nhiệm vụ “ chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc”. Trong giao lưu hội nhập, cần thiết phải tiếp thu những giá trị văn hóa nhân loại trên cơ sở có chọn lọc, vừa phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa cộng đồng để phát triển.
Xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, văn minh làm cơ sở, nội lực để giao lưu và hội nhập. Giao lưu hội nhập lại tác động trở lại đời sống văn hóa, q trình xây dựng đời sống văn hóa. Đây là hai mặt của một vấn đề, có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó gốc là đời sống văn hóa do chính người dân đã tạo lập, xây dựng và phát triển.