Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của cư dân xã yên viên, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 35 - 41)

1.2. Khái quát về cư dân xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà

1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn xã

* Tình hình kinh tế

Yên Viên bước đầu đã có nền kinh tế đa dạng, phát triển nhanh do dân số tương đối đông, sinh sống trên một vùng đất có điều kiện vị trí địa lý thuận lợi hơn các khu vực lân cận.

Nông nghiệp: đồng ruộng phì nhiêu của khu vực xã Yên Viên, là đất

bãi sống Thiên Đức đã được khai phá từ hàng nghìn năm, mỗi năm có thể cho 2-3 vụ lúa hoặc màu. Nhiều ruộng cấy được những giống lúa cao cấp như Tám thơm, Tám xoan…

Ngồi lúa ngơ khoai, các thơn cịn trồng đậu, lạc, rau, vừng. Lã Côi, n Viên, Ái Mộ và Kim Quan Đơng có những chân ruộng trồng rau quanh năm, cung cấp cho các vùng lân cận và Hà Nội.

Từ những năm 1938 đến nay, thôn Kim Quan Đông trồng và phát triển được cây Măng tây là loại rau cao cấp được du nhập hạt giống từ nước ngoài, sản phẩm làm ra để bán cho nhà thầu phục vụ cho xuất khẩu. Ở Lã Côi, từ xưa nghề trồng rau đứng ngang hàng với nghề trồng lúa nhưng đến nay hầu hết các hộ nông dân trong làng tập trung phát triển trồng rau sạch, rau an toàn, là nơi cung cấp rau cho toàn thành phố Hà Nội. Ở xã n Viên, thơn nào cũng có nghề thủ cơng hay nghề phụ làm quanh năm hoặc theo thời vụ: làm gạch ngói, mộc, nề… Thơn n Viên (hay cịn có tên gọi khác là làng Vân) có nghề cổ truyền làm bún bánh và nhuộm vải. Từ năm 1980 đến nay, thôn Yên Viên khơng cịn làm nghề nhuộm vải nữa thay vào đó là phát triển làng nghề làm bún, bánh theo hướng an tồn, bền vững.

Cơng nghiệp: Tình hình cơng nghiệp trên địa bàn xã từ xưa đã rất phức

tạp. Trên dải đất ven sông Đuống từ đầu bờ bắc thôn Ái Mộ, đến đầu bờ bắc cầu xe lửa có 2 cơ sở cơng nghiệp và một cơ sở thủ cơng. Xí nghiệp lớn và ra đời sớm nhất là nhà máy gạch Hưng Ký (nay là gạch ngói Cầu Đuống) vào năm 1905, lúc đầu với khoảng 30 công nhân. Khi bước vào thời ký thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác ở Đông Dương, gạch Hưng Ký (nay là gạch ngói Cầu Đuống) vào năm 1905, lúc đầu với khoảng 30 công nhân. Khi bước vào thời kỳ thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác ở Đông Dương, gạch Hưng Ký ngày càng phát triển và được trang bị máy móc cải tiến, cơng nhân tăng lên

tới 500 người. Sang thời kỳ kinh tế suy thối, tình hình kinh doanh của nhà máy có bị ảnh hưởng, chủ nhà máy đã áp dụng những biện pháp cực đoan đối với công nhân bằng cách sa thải thợ, tăng giờ làm hạ mức lương… làm cho đời sống của họ vô cùng khổ cực.

Năm 1942 – 1943, một tổ chức kinh doanh của Nhật xây dựng ở sát nhà máy gạch Hưng Ký một lò nấu các thứ quặng, thiếc, chì, với hơn 100 công nhân. Cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ chịu sự đánh đập, áp bức của bọn chủ. Hoạt động của lò này còn đang ở thời kỳ thử nghiệm thì phải ngừng do tình hình ngày một xấu đi của quân đội Nhật tại mặt trận Thái Bình Dương. Cũng thời gian ấy, hai lị vơi của tư thương đã xây dựng ở giữa cầu Đuống và gạch Hưng Ký. Lị vơi cỡ trung bình cơng suất 5 tấn sản xuất theo lối thủ cơng. Lị dùng vài chục cơng nhân, hoạt động được vài năm thì phải ngừng vì khơng cạnh tranh nổi với lị vơi ở Đáp Cầu. Song vẫn kiên quyết không chịu đầu hàng khó khăn, nhà máy gạch Hưng Ký sau đổi tên thanh nhà máy gạch Cầu Đuống vẫn bám trụ thị trường và học hỏi nhiều công nghệ mới để phát triển cho đến ngày nay và nhận được sự tin tưởng của đại bộ phận khách hàng, xây dựng thương hiệu gạch chịu lửa Cầu Đuống trên thị trường ngày nay.

Đến nay, trên tồn địa bàn xã hiện có 43 doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đã giải quyết được rất nhiều lao động trên địa bàn xã, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống. Đời sống của đại bộ phận công nhân lao động đều được chăm lo rất tốt. Vì vậy có thể nhận thấy thực trạng công nghiệp trên địa bàn xã hiện nay là rất phát triển.

Thương nghiệp: Hoạt động thương nghiệp của khu vực xã Yên Viên

tập trung ở quanh khu vực thị trấn gồm: Chợ Vân, phố Ga, phố Vân, phố Thái Bình và phố Đuống. Chợ Vân được thành lập từ thời xa xưa ở trung tâm xã Tiểu Lâm cũ (đầu làng Yên Viên). Năm 1924 chợ Vân được chuyển đến địa

điểm hiện nay ở cạnh đường số 1, cách ga Yên Viên khoảng 200m. Chợ chủ yếu bán các loại hàng nông sản phẩm và thủ công. Nơi đây rất thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hoá đi nơi khác.

Là một xã liền kề với các khu phố ở thị trấn Yên Viên nên có nhiều người lao động làm ăn sinh sống, bằng đủ các nghề bán quà bánh rong trên tầu bến xe, đồng thời có một số gia đình vẫn làm nơng nghiệp và đi cơng nhân nhà máy. Hiện nay trên địa bàn xã gồm có 3 khu chợ tập trung đơng đúc đó là chợ thơn Lã Côi là trung tâm buôn bán của 3 thôn Yên Viên, Lã Côi, Ái Mộ và cả một số thôn lân cận của xã Yên Thường. Thứ hai là chợ Cống Thôn, là nơi tập trung mua bán của cư dân Thị trấn Yên Viên, thôn Cống Thôn, thôn Kim Quan. Thứ ba là chợ cơ khí n viên (hay cịn gọi là chợ oxy) tập trung 3 khu dân cư là Tổ dân phố Cơ khí Yên Viên, tổ dân phố Giầy Da, và Tổ dân phố Hịa Bình của thị trấn Yên Viên đến mua sắm.

Phố Vân thuộc thơn n Viên và do những người có nghề phụ ở thơn ra làm ăn sinh sống. Từ những năm 1945 đến nay, nền thương nghiệp khu vực Yên Viên giữ vai trò ngày càng lớn về phân phối lưu thơng hàng hố cần thiết cho đời sống nhân dân địa phương và các vùng khác, lại cung cấp thêm công ăn việc làm cho người lao động. Nói chung, nhờ có điều kiện vị trí địa lý thuận lợi nên khu vực Yên Viên đã có một nền kinh tế phát triển tồn diện, liên tục và khá vững chắc.

* Về văn hoá xã hội

Dưới các triều đại phong kiến, xã Tiểu Lâm cũ ít có người đi học và đỗ đạt. Thời Nguyễn thơn n Viên chỉ có một người đỗ Tam Trường, Lã Cơi có một cụ họ Nguyễn đỗ Tú tài. Riêng Kim Quan Đơng vốn có truyền thống hiếu học từ rất lâu đời, có nhiều người đỗ đạt cao. Thời Lê có cụ Đinh Nguyên Hanh đỗ Tiến sỹ làm quan đến Thượng Thư Bộ lại, nhiều người đỗ Hương cống, cử nhân.

Vào khoảng những năm 30 thế kỷ XX các thơn đều có mở trường. Lúc đầu vừa dạy chữ nho vừa dạy chữ quốc ngữ, sau chỉ dạy chữ quốc ngữ cho học

sinh đọc thông, viết thạo. Số học sinh này chủ yếu là con em nhà khá giả và buôn bán. Đến năm 1935 – 1936, tuy ở gần Hà Nội nhưng cả vùng Yên Viên chỉ có 1 trường sơ học được Nhà nước bảo hộ, mở tại thôn Kim Quan Đông.

Suốt 80 năm Pháp thuộc, Yên Viên chỉ có hơn 10 người học đến bậc cao đẳng tiểu học và duy nhất chỉ có 1 người học đến Đại học là hoạ sỹ Trần Văn Cẩn, người thôn Lã Côi, trưởng thành trong Cách mạng làm hiệu trưởng trường Mỹ thuật Việt Nam.

Song đến nay, hệ thống giáo dục trên địa bàn xã ngày càng phát triển, các trường đều đạt chuẩn quốc gia từ bậc mầm non đến hết Trung học cơ sở. Do vậy tỷ lệ học sinh đỗ đại học ngày càng cao. Trình độ dân trí ngày càng phát triển.

Về văn hố nghệ thuật, các thơn Ái Mộ, Yên Viên, Lã Côi, Kim Quan Đơng và Cống Thơn xưa đều có những phường bát âm do những người yêu thích âm nhạc dân tộc thành lập, vừa là đáp ứng sở thích cá nhân, đồng thời phục vụ các buổi tế lễ trong ngoài làng. Vào mùa hè, mùa thu, những đêm trăng thanh gió mát, sau ngày lao động vất vả, thanh niên nam nữ thường hay tổ chức hát trống quân, vui chơi náo nhiệt. Yên Viên không phải là đất tuồng, chèo, nhưng khi các làng vào đám thường hay đón các phường hát phục vụ. Riêng tại thôn Yên Viên, các nghệ sỹ nghiệp dư đã sáng tạo ra một thứ trò chơi độc đáo gọi là tuồng thuỷ chiến, biểu diễn dưới ao trước cửa đình. Đội tuồng này cịn phối hợp với đội tuồng ngồi phố xây dựng một rạp tuồng có vài trăm chỗ ngồi đón các đồn về biểu diễn. Tuy nhiên số đơng những người nông dân lao động không được xem mà chủ yếu phục vụ các nơi đình đám hội hè, cưới xin khao vọng, hoặc biến thành thứ trò chơi để phục vụ khách làng chơi thuộc tầng lớp trên tại nhà hát. Song do nền cơng nghiệp giải trí ngày càng phát triển, cộng với việc nhu cầu xem ngày càng giảm nên đến nay ở thôn n Viên khơng cịn lưu giữ được trị chơi độc đáo này nữa. Tiếp nối truyền thống về văn hố nghệ thuật xưa, nay các thơn, làng, Tổ dân phố đều

có các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ để phục vụ nhu cầu tham gia, thưởng thức văn hố văn nghệ của cư dân trong thơn.

Tiểu kết chương 1

Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đời sống văn hóa là một thành tố của văn hóa, thể hiện mặt cụ thể của đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người, phản ánh trình độ đáp ứng và xử lý các loại nhu cầu văn hóa, hàm chứa mối quan hệ xã hội.

Đời sống văn hóa được biểu hiện qua: mơi trường văn hóa, nhu cầu văn hóa, thiết chế văn hóa, hoạt động văn hóa và các sản phẩm văn hóa. Đời sống văn hóa là yếu tố quan trọng, chi phối mọi hoạt động của con người, xã hội, khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân, huy động sức mạnh nội sinh to lớn của cả cộng đồng vào sự phát triển chung của toàn xã hội.

Đời sống văn hóa có vai trị vơ cùng quan trọng góp phần ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập. Đời sống văn hóa gắn liền với đời sống văn hóa cơ sở ở mọi nơi. Bởi lẽ văn hóa phải được đưa vào từ ngõ ngách của xã hội, thấm nhuần vào từng tâm trí của người dân thì mới thực sự hiệu quả.

Xã Yên Viên là vùng đất văn hiến có từ lâu đời. Nơi đây cịn tiềm ẩn nhiều tầng văn hố cổ xưa với những di tích lịch sử, những dấu ấn và truyền thuyết đậm chất dân gian. Trải dài theo tiến trình lịch sử, nhân dân Yên Viên luôn cần cù trong lao động, thông minh dũng cảm trong chiến đấu, năng động sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước đã viết lên những trang sử hào hùng của quê hương mình. Phát huy truyền thống đơn vị anh hùng, cán bộ và nhân dân xã Yên Viên quyết tâm phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân giữ vững danh hiệu xã Nông thôn mới, giàu đẹp dân chủ văn minh.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN XÃ YÊN VIÊN

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của cư dân xã yên viên, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)