2.4. Đánh giá chung về mơi trường văn hóa của Bệnh viện Nhi Trung ương
2.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xây dựng MTVH tại bệnh viện Nhi Trung ương cũng còn những hạn chế nhất định, những hạn chế này một mặt mang tính khách quan, nhưng mặt khác nó do chính ngun nhân chủ quan của Bệnh viện tạo nên.
- Về cảnh quan văn hóa, tuy mơi trường cảnh quan của bệnh viện Nhi Trung ương có rộng rãi nhưng thường xuyên được trưng dựng để phục vụ cho việc gửi xe, lượng xe gửi hàng ngày tại bệnh viện rất lớn, vì vậy bệnh viện phải chấp nhận cho sử dụng một phần không gian để làm chỗ để xe ngồi các vị trí đã định. Số lượng cây xanh che phủ tại Viện Nhi còn hạn chế (khoảng 10%), vì vậy vào mùa hè khơng có chỗ nghỉ ngơi, thoáng mát cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi ở ngồi trời. Tình trạng hàng qn tự do bao quanh bên ngồi bệnh viện đã tạo nên sự lộn xộn, mất mỹ quan, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, vệ sinh môi trường của bệnh viện.
- Về trụ sở: Tình trạng quá tải ở bệnh viện vẫn diễn ra, kéo theo nhiêu hệ luỵ như: chật chội, mất vệ sinh, bệnh nhân ở một số chuyên khoa vẫn phải nằm ghép ba, ghép bốn, nhiều phòng bệnh dùng chung một nhà vệ sinh, khiến cho việc vệ sinh cá nhân của bệnh nhi và người nhà bệnh nhi gặp nhiều khó khăn; Bệnh viện khơng có chỗ nghỉ qua đêm cho người nhà bệnh
nhân dẫn đến tình trạng người nhà bệnh nhân phải nằm chung với bệnh nhân hoặc nằm tràn lan xuống sàn, gây mất mỹ quan, vệ sinh phòng bệnh.
- Về con người: Công tác tuyển chọn và đào tạo nhân lực vẫn còn nhiều bất cập. Việc tuyển chọn đầu vào chủ yếu được xét ở trình độ chun mơn, chưa chu trọng đến phong cách, tác phong, ứng xử. Vẫn còn xuất hiện những hiện tượng xấu trong đội ngũ cán bộ, viên chức như: xuống cấp về đạo đức; lạc hậu, bảo thủ về tư duy; vô kỷ luật; tham gia các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè,.. ;tình trạng nhận “phong bì”, xách nhiễu bệnh nhi và người nhà bệnh nhi vẫn còn xảy ra.
Bảng 2.4: Hành vi đưa tiền/phong bì qua sự phản ánh của gia đình người bệnh
Khu vực thông tin
Khám bệnh Nội trú Tổng SL % SL % SL % Đã từng đưa tiền cho CB, NV Nhiều lần 12 7,7 56 26,4 68 18,5 Lần đầu tiên 11 7,1 10 4,7 21 5,7 Chưa bao giờ 125 80,1 140 66 265 72,0 Không trả lời 8 5,1 6 2,8 14 3,8 Đã từng thấy người nhà đưa tiền cho CB, NV Nhiều lần 13 8,3 66 31,1 79 21,5 Lần đầu tiên 9 5,8 9 4,2 18 4,9 Chưa bao giờ 121 77,6 129 60,8 250 67,9 Không trả lời 13 8,3 8 3,8 21 5,7 Tổng 156 100 212 100 368 100
[Nguồn: Khảo sát của tác giả]
Đối với bệnh nhi và người nhà bệnh nhi tình trạng lộn xộn trong phịng bệnh và ở các khu vực dịch vụ dành cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi vẫn còn diễn ra nhất là ở một số khu vực như Khoa khám bệnh, nơi thu tiền viện phí chờ kết quả xét nghiệm, một số khoa/phịng có bệnh nhân đơng phải nằm ghép. Tình trạng trộm cắp, lừa đảo vẫn thỉnh thoảng xuất hiện.
- Các hoạt động tạo mơi trường văn hố: Các hoạt động thuộc thiết chế văn hố khơng được duy trì thường xuyên như Nhà truyền thống. Các hoạt động văn hoá chậm đổi mới cho phù
hợp với điều kiện và cơng nghệ hiện nay, vì vậy chưa phát huy được tính hấp dẫn, tính chủ động của mỗi người trong việc sáng tạo và thưởng thức các hoạt động và sản phẩm văn hoá. Các hoạt động văn hoá chỉ tập trung chủ yếu ở một số đối tượng nhất định, chưa thu hút được sự tham gia, vào cuộc của đông đảo cán bộ, nhân viên y tế trong toàn bệnh viện.
Trong ứng xử vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ứng xử giữa nhân viên đối với bệnh nhi và người nhà bệnh nhi. Những hiện tượng như hách dịch cửa quyền, xách nhiễu, cáu gắt, ban ơn với bệnh nhi và người nhà bệnh nhi vẫn còn diễn ra.
Bảng 2.5: Khách hàng phản ánh cán bộ, nhân viên quát tháo bệnh nhân
Khu vực thông tin Khám bệnh Nội trú Tổng
SL % SL % SL % Đã từng bị CB,NV quát tháo Có 9 5,8 74 34,9 83 22,6 Không 147 94,2 138 65,1 285 77,4 Đã từng trông thấy CB, NV quát tháo khách hàng Có 10 6,4 81 38,2 91 24,7 Không 146 93,6 131 61,8 277 75,3 Tổng 156 100 212 100 368 100
[Nguồn: Khảo sát của tác giả]
Ở một số công đoạn bệnh nhân phải chờ đợi lâu không được hướng dẫn chu đáo, khơng được đón tiếp. Bên cạnh đó, giữa các bệnh nhân với nhau, vẫn cịn tình trạng cãi chửi nhau, ăn trộm vặt, tranh giành phương tiện sinh hoạt,..
Tiểu kết
Giống các đơn vị sự nghiệp khác như trường học, cơ quan, xí nghiệp, .., bệnh viện là một cơ sở cần được xây dựng MTVH. MTVH trong bệnh viện là tổng hoà của nhiều yếu tố tạo thành (từ yếu tố vật chất đến yếu tố tinh thần, từ ngoại cảnh đến nội cảnh, trong đó con người là trung tâm) như một “xã hội thu nhỏ”, bệnh viện là nơi tông hồ các mơi quan hệ xã hội, các mối quan hệ giữa con ngưịì với con người trong bệnh viện rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Mối quan hệ này đan xen với nhau, phụ thuộc vào nhau, cái này quyết định cái kia và ngược lại, trong đó mục tiêu nâng cao sức khoẻ của con người là quan trọng nhất.
Trong những năm qua, việc xây dựng MTVH tại bệnh viện Nhi Trung ương đã được triển khai, tổ chức đồng bộ với nhiều giải pháp, nội dung, hoạt động phong phú, đa dạng. Qua đó
MTVH đã từng bước được cải thiện, nâng cấp, tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế cần được tập trung khắc phục.
Chương 3
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN MƠI TRƯỜNG VĂN HÓA BỆNH VIỆN NHI
TRUNG ƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Các yếu tố tác động, phương hướng, mục tiêu