Khuyến nghị với Lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa ở bệnh nhi trung ương hà nội (Trang 88 - 125)

3.3. Một số khuyến nghị

3.3.2. Khuyến nghị với Lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương

Cần có nhận thức đúng đắn về MTVH và vai trò của MTVH trong bệnh viện; quan tâm, đầu tư đúng mức cho công tác xây dựng MTVH. Quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động tạo MTVH nhằm phục vụ tốt nhu cầu sáng tạo và thưởng thức văn hố của cán bộ, cơng chức, của người bệnh và người nhà của họ. Chú trọng xây dựng môi trường cảnh quan của Bệnh viện trong lành, yên tĩnh.

Phát động phong trào thi đua về xây dựng MTVH trong bệnh viện, tổ chức các hoạt động thi đua sao cho phong phú, sinh động, phù hợp với từng đổi tượng cụ thể. Xây dựng các tiêu chí về MTVH trong bệnh viện cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó cần nhấn mạnh các tiêu chí cơ bản như: môi trường làm việc văn minh, tác phong hiện đại, giao tiếp lịch thiệp,..

Kêu gọi, khuyến khích cán bộ, viên chức, nhân viên thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, các quy định của ngành và của bệnh viện về giao tiếp, ứng xử. Tổ chức thường xuyên các hoạt động thi đua nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, giao tiếp, ứng xử trong bệnh viện. Tham mưu xây dựng các tiêu chí về giao tiếp ứng xử cho các đối tượng của bệnh viện, có kiểm tra, giám sát, chấm điểm, khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, cụ thể.

Tiếp tục duy trì thực hiện tốt các kế hoạch do Bộ Y tế ban hành: Kế hoạch 1175/KH-BYT ngày 10/11/2008 về tổ chức triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử, Kế hoạch số 305/KH-BYT ngày 06/4/2011 triển khai thực hiện Quy chế dân chủ, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị trong ngành Y tế, Kế hoạch số 49-KH/BCSĐ ngày 22/12/2011 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong ngành Y tế giai đoạn 2011 - 2015 theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng ứng xử, giao tiếp cho toàn thể viên chức, người lao động trong bệnh viện nhất là các viên chức thường xuyên, trực tiếp tiếp xúc với người bệnh và gia đình người bệnh.

Phát động phong trào thi đua nâng cao đạo đức nghề nghiệp; Tổ chức ký cam kết thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giữa lãnh đạo khoa, phịng trong bệnh viện với Giám đốc bệnh viện, giữa các viên chức với viên chức trong khoa, phòng và giữa các khoa phòng trong bệnh viện. Khen thưởng kịp thời những tấm gương điển hình tiên tiến đã hết lịng vì người bệnh.

Thực hiện tốt Quy chế dân chủ, công khai, minh bạch, cải tiến tác phong, lề lối làm việc, áp dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là quy trình xét nghiệm, thăm dị chức năng, thủ tục vào viện, chuyển viện, ra viện, thanh tốn viện phí, bảo hiểm y tế; ứng dụng phát số khám tự động, bảng số điện tử...

Tăng cường kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của viên chức trong bệnh viện. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu khoa, phịng nếu để xảy ra tình trạng viên chức dưới quyền quản lý có thái độ lợi dụng nghề nghiệp để nhận tiền, quà biếu của người bệnh và gia đình người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh. Có biện pháp kiên quyết xử lý các viên chức, người lao động vi phạm các quy định của Quy tắc ứng xử.

Duy trì và phát triển các kỹ thuật mũi nhọn của bệnh viện; mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chuyên nghiệp hóa các dịch vụ trong bệnh viện. Chú trọng cơng tác phòng bệnh, giải quyết các vấn đề bệnh lý sớm tại cộng đồng.

Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách trong cơng tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em đồng thời hướng đến hội nhập quốc tế và phát triển. Chủ động và phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngồi nước từng bước giải quyết tình trạng thiếu nhân lực cho ngành Nhi, tiến tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho bệnh viện và tồn hệ thống.

Tăng cường cơng tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên mơn kỹ thuật có trọng tâm, trọng điểm và theo đúng nhu cầu cấp thiết của địa phương. Tranh thủ và mở rộng các nguồn lực hợp tác quốc tế. Từng bước chun nghiệp hóa cơng tác quản lý bệnh viện theo hướng tiêu chuẩn và chất lượng lấy bệnh nhân làm trung tâm, lấy hiệu quả làm thước đo. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, xây dựng một mơi trường văn hóa làm việc và cống hiến mang phong cách Bệnh viện Nhi Trung uơng.

Tiểu kết

Xây dựng MTVH trong bệnh viện là vấn đề cấp thiết hiện nay. Bệnh viện là một đơn vị cơ sở đặc thù, vì vậy các chủ trưởng, giải pháp của Chính phủ cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa

các ngành, các cấp; sự quan tâm, thực hiện của các bệnh viện, đặc biệt sự chủ động của các cán bộ y tế.

Để xây hoàn thiện MTVH Bệnh viện Nhi Trung ương, cần phát huy cao độ vai trò của tổ chức Đảng, ban lãnh đạo và các đồn thể vì có như vậy mới tạo được động lực cho tất cả cán bộ, nhân viên và bệnh nhi cũng như người nhà bệnh nhi cùng chung tay để xây dựng và bảo vệ MTVH. Vấn đề con người, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó tăng cường các biện pháp để xây dựng nếp sống văn hoá; tăng cường giáo dục nâng cao y đức. Tiếp tục đầu tư, cải tạo cảnh quan và khơng gian văn hố là biện pháp quan trọng để tạo điện mạo cho bệnh viện. Tăng cường tổ chức các hoạt động trong và ngồi thiết chế văn hố, trong đó cần đầu tư trọng tâm cho xây đựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng truyền thống, thư viện, các hoạt động văn hoá phục vụ người bệnh.

KẾT LUẬN

1. Nói đến văn hóa là nói đến giá trị. Một tập hợp các yếu tố văn hóa tồn tại trong một mơi trường nhất định tạo nên một MTVH, nơi mà các giá trị văn hóa biểu hiện một cách cụ thể, sinh động, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, MTVH của ta cũng đang vận động mạnh theo hướng kết hợp hài hòa các giá trị truyền thống và hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở giữ gìn bản sắc, sức sống và tâm hồn Việt Nam. Đó là MTVH phong phú, lành mạnh, tiến bộ, thống nhất trong đa dạng, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, phát triển theo định hướng XHCN. Đó là MTVH tiêu biểu cho tinh thần tiên tiến của thời đại, hướng tới mục tiêu cao cả là giải phóng và phát triển toàn diện con người, xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc.

2. MTVH trong bệnh viện, cũng giống như các dạng MTVH khác là chịu sự chi phối, định hướng của hệ tư tưởng xã hội, những điều kiện tự nhiên, xã hội, các quy luật kinh tế. Tuy vậy, nó cũng có những đặc điểm riêng, tạo nên một sự khác biệt so với các dạng MTVH khác: chủ thể là y bác sỹ và bệnh nhân; có mối quan hệ trực tiếp với bên ngồi thông qua sự tương tác với người nhà bệnh nhân; là nơi có mơi trường trong lành, sạch sẽ, yên tĩnh phục vụ cho công tác khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân. Xây dựng MTVH nói chung và xây dựng MTVH trong các bệnh viện nói riêng là một yêu cầu tất yếu khách quan, nhằm xây dựng và phát huy yếu tố con người, tạo ra động lực để phát triển xã hội, đáp ứng nhiệm vụ cao cả là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Xây dựng MTVH trong bệnh viện là góp phần nâng cao giá trị, chuẩn mực đạo đức, nhân cách của mỗi cán bộ y tế, đấu tranh chống lại các hành vi tiêu cực, các tệ nạn xã hội, bài trừ thói hư tật xấu ra khỏi đời sống xã hội nói chung và bệnh viện nói riêng. Từng bước nâng cao hình ảnh, vị thế, uy tín của bệnh viện đối với nhân dân với xã hội.

3. Xây dựng, hoàn thiện MTVH tại bệnh viện Nhi Trung ương những năm qua đã được Đảng, Chính phủ, Lãnh đạo Bệnh viện quan tâm. Bệnh viện Nhi đã đầu tư về nhân lực, cơ sở hạ tầng, nâng cấp các hạng mục cơng trình và các hoạt động để xây dựng MTVH Bệnh viện ngày càng quy củ, đồng bộ.

Bệnh viện Nhi Trung ương hiện có cảnh quan khn viên sạch đẹp, hệ thống cây xanh đa dạng, phong phú; thiết chế văn hoá được đầu tư, hoạt động văn hoá được tổ chức bài bản và thường xuyên. Công tác xây dựng con người văn hoá đã được chú trọng: nâng cao trình độ chuyên mơn, xây dựng nếp sống văn hố, văn minh cơng sở và y đức. Các hoạt động tạo mơi trường văn hố đã được triển khai một cách bài bản với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: hoạt động của nhà truyền thống, thư viện, các hoạt động tuyên truyền, từ thiện, văn nghệ, du lịch, thể thao.

Tuy vậy, MTVH Bệnh viện Nhi vẫn còn những hạn chế cần phải sớm khắc phục. Đó là tình trạng xâm lấn cảnh quan, khn viên để phục vụ cho việc gửi xe (lượng xe gửi hàng ngày tại các bệnh viện rất lớn) đã trở nên trầm trọng; hàng quán tự do bao quanh bên ngoài Bệnh viện tạo nên sự lộn xộn, mất mỹ quan, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, vệ sinh mơi trường của bệnh viện.

Tình trạng q tải trong khám chữa ở Bệnh viện Nhi vẫn còn xảy ra Nhiều khi bệnh nhi ở một số chuyên khoa vẫn phải nằm ghép ba, ghép bốn. Công tác tuyển chọn và đào tạo nhân lực vẫn còn nhiều bất cập. Các hoạt động văn hoá của Bệnh viện cũng cần phải được đổi mới cho phù hợp với điều kiện và công nghệ hiện nay để phát huy được tính hấp dẫn, tác động tích cực đến cán bộ, thầy thuốc và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong công tác khám chữa bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.I.ác-nôn-đốp (Chủ biên) (1981), Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 2. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (1992), Một số khái niệm về sự kiện và môi trường, BanTư

tưởng văn hóa,

3. Ban Tư tưởng - Văn hố Trung ương (2000), Xã hội hoá hoạt động văn hoá. Một số vấn đề lý

luận và thực tiễn, Hà Nội.

4. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (2004), Xây dựng mơi trường văn hố - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội.

5. Trần Lê Bảo (11/1999), “Môi trường tự nhiên nhân văn”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. 6. Bệnh viện nhi Trung ương (2014), Báo cáo về Phương hướng kế hoạch năm 2014 của Bệnh

viện, Bệnh viện nhi Trung ương, Hà Nội.

7. Nguyễn Vương Bình (2010), Xây dựng mơi trường văn hóa ở học viện hậu cần hiện nay, Luận văn cao học, Học viện hậu cần, Hà Nội.

8. Trần Văn Bính (chủ nhiệm đề tài) (2000), Đề cương bài giảng lý luận văn hóa (cho hệ đào tạo cao học và nghiên cứu sinh), Hà Nội.

9. Bộ Y tế (1998), Bàn về y đức - tài liệu dùng trong lễ kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam

27/2/1998.

10. Bộ Y tế (1999), Quy định về y đức và tiêu chuẩn phấn đấu, Nxb Y học, Hà Nội.

11. Bộ Y tế (2008), Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp Y tế, Ban hành kèm theo Quyết định số 29/ 2008/QĐ-BYT ngày 18/08/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

12. Bộ Y tế (2010), Luật khám, chữa bệnh và những quy đinh mới nhất về khám, chẩn đoán điều

trị, Nxb Y học, Hà Nội.

14. Bộ Y tế (2012), Báo cáo tổng kết cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

năm 2011, nhiệm vụ cơng tác 2012.

15. Chính phủ (2009), Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, Hà Nội.

16. Đinh Xuân Dũng (2004), Mấy cảm nhận về văn hố, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Phạm Vũ Dũng (4/2007), “Xây dựng môi trường văn hố ở nước ta từ góc nhìn giá trị học”,

Tạp chí Văn hố nghệ thuật, (3), tr.5.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998) Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khố VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội .

19. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Kết luận Hội nghị lần thứ mười ban chấp hành Trung ương

khoá IX ngày 20/7/2004.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương, khoá XI.

22. Phạm Duy Đức (2006), Những thách thức của Văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế, Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà Nội.

23. Phạm Duy Đức (2010), Phát triển văn hoá Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 xu hướng và giải

pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Vũ Văn Đức (1996), Xây dựng mơi trường văn hóa đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay, Luận văn cao học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội.

25. E.B Tylor (2005), “Văn hố ngun thuỷ”, Tạp chí Văn hố nghệ thuật, Hà Nội. 26. Georges Olivier (1992), Sinh thái nhân văn, Nxb Thế giới, Hà Nội.

27. Nguyễn Hồng Hà (2005), Mơi trường văn hóa với việc xây dựng lối sống con người Việt

Nam, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

28. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình lý luận văn hoá và đường lối văn

29. Đỗ Huy (2011), Xây dựng mơi trường văn hố ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học, Viện Văn hố và Nhà xuất bản Văn hố thơng tin, Hà Nội.

30. Đỗ Huy (4/2012), “Bàn về môi trường văn hố”, Tạp chí Văn hố nghệ thuật, số (334), tr.15- 16.

31. Nguyễn Văn Hy - Phan Văn Tú - Hoàng Sơn Cường (1998), Quản lý hoạt động văn hóa, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.

32. Trường Lưu (1999), Văn hóa - một số vấn đề lý luận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Lương Thị Phương Mai (2011), Văn hóa ứng xử tại một số bệnh viện ở Hà Nội, Luận văn Thạc

sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

34. Michel Batisse (1999), “Ngôi nhà xanh của chúng ta”, Người đưa tin UNESCO, (11), tr. 47-

48.

35. Cao Thị Minh (2003), Xây dựng mơi trường văn hố ở Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Luận văn cao cấp Lý luận Chính trị, Học viện Hành

chính Quốc gia Việt Nam.

36. Hồ Chí Minh, Phát biểu tại Hội nghị văn hố tồn quốc ở Nhà hát lớn thành phố Hà Nội,

1946.

37. Hồ Chí Minh Tồn tập (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38. Nhiều tác giả (1999), Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới, Nxb Y học, Hà Nội.

39. Nguyễn Văn Nhữ (2013), Môi trường văn hóa trong các bệnh viện ở Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

40. Mai Hải Oanh (2012), “Bàn về mơi trường văn hố”, Tạp chí Văn hố Nghệ thuật (334) ,

tr.17-18.

41. Vũ Hào Quang (1999), “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước truyền thống, vấn đề cốt yếu của môi trường nhân văn”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (11), tr.3-4.

42. Hồ Sỹ Quý (2013), “Về mơi trường văn hố và mơi trường văn hố ở Việt Nam”, nguồn:

http://webcache.googleusercontent, truy cập ngày 15/5/2015.

43. Nguyễn Hồng Sơn (1/1997), “Mơi trường văn hố với sự hình thành nhân cách”, Tạp chí Tư

44. Văn Đức Thanh (2004), Về xây dựng mơi trường văn hố cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Trần Văn Thắng (1996), “Tìm hiểu khái niệm mơi trường - bảo vệ môi trường”, Tạp chí

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa ở bệnh nhi trung ương hà nội (Trang 88 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)