Như đã trình bày, con người là chủ thể của MTVH, là mục tiêu, là động lực, là kết quả của cơng tác xây dựng MTVH nói chung và MTVH trong bệnh viện nói riêng. Chính vì vậy, xây dựng con người vấn hố, có trí tuệ, đạo đức, có lối sống lành mạnh, hiện đại là giải pháp quan trọng cho việc xây dựng MTVH. Con người văn hố nói chung và con người văn hố trong bệnh
viện nói riêng cần phải hội tụ đây đủ những phẩm chất (trí tuệ, trình độ chun mơn, đạo đức) thì mới có thể đáp ứng được những yêu cầu của MTVH.
Để tạo nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng được yêu cầu trên, Bộ Y tế cùng với bệnh viện Nhi đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp từ chiến lược đến cụ thể để phát triển nguồn nhân lực “vừa hồng, vừa chun”. Trên cơ sở tìm hiểu vê các tơn tại đôi với việc xây dựng con người văn hoá trong Bệnh viện Nhi Trung ương.
Luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể sau:
-Phát huy sức sáng tạo, khả năng tiềm tàng, tính tự giác, chủ động của mơi người trong các hoạt động chuyên mơn cũng như ngồi chun mơn, khuyến khích những suy nghĩ, những hành động đúng, tích cực và xây dựng vì lợi ích chung đặc biệt là tinh thần trách nhiệm, thương yêu bệnh nhi, chia sẻ, đồng cảm với người nhà của bệnh nhi.
Kiên quyết đấu tranh với những tư tưởng cá nhân cục bộ, mâu thuẫn, mất đoàn kết, những hành động, hành vi không đẹp, không phù hợp với MTVH trong bệnh viện; đấu tranh chống lại những thói hư, tật xấu, các hủ tục lạc hậu, các hành vi tiêu cực, tệ nạn xã hội trên cơ sở kiên quyết bài trừ, nhưng mang đậm tinh thần nhân văn, cảm hoá, giáo dục.
-Xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh công sở bằng việc thực hiện các quy tắc, quy ước cụ thể: giao tiếp ứng xử, ăn mặc, sử dụng của công, tiết kiệm, bảo vệ môi trường,., cần xây dựng các tiêu chí thưởng phạt. Thành lập Ban chỉ đạo/Hội đồng xây dựng MTVH trong bệnh viện, cần đưa thêm những tiêu chí cụ thể về ứng xử, giao tiếp vào việc tuyển chọn nhân lực.
Tháng 3 năm 2015, Bệnh viện Nhi Trung ương khai giảng lớp “Nâng cao năng lực cấp cứu cho Bác sĩ và điều dưỡng” do bệnh viện cùng các chuyên gia quốc tế của tổ chức Global Healing phối hợp tổ chức. Khóa học có sự tham gia của 45 học viên là bác sĩ, điều dưỡng đến từ các khoa: Cấp cứu – Chống độc, Điều trị tích cực, Hồi sức cấp cứu sơ sinh.
Khóa học được chia thành 2 lớp riêng biệt cho bác sĩ và điều dưỡng, diễn ra trong 3 tuần liên tiếp. Thơng qua khóa học, các học viên được trang bị các kiến thức và kỹ năng nâng cao trong xử trí cấp cứu nhi khoa như: cấp cứu tim mạch, chấn thương, ngộ độc, thần kinh và rối loạn chuyển hóa.
PGS.TS Lê Thanh Hải – Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, Bệnh viện Nhi
Trung ương hướng tới tầm nhìn đến năm 2020 trở thành 1 trong 3 bệnh viện hàng đầu khu vực trong lĩnh vực nhi khoa. Để thực hiện mục tiêu đó, bệnh viện khơng chỉ tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư các trang thiết bị mà đặc biệt tập trung vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng.
Bệnh viện Nhi Trung ương đã phối hợp với Công ty viễn thông liên tỉnh VTN đã tiến hành nhiều buổi hội thảo, Hội chẩn, đào tạo từ xa với các bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi như: Hồ Bình, Thái Ngun, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai…
Các buổi hội chẩn từ xa đã thu hút nhiều bác sỹ, giáo sư, nhân viên y tế của nhiều bệnh viện tham gia và góp phần nâng cao trình độ chun mơn, cập nhật phác đồ điều trị bệnh, chẩn đoán bệnh đúng và điều trị hiệu quả cao.
Cần tăng cường sự hợp tác quốc tế. Bệnh viện Nhi Trung ương đã và đang tăng cường và mở rộng hợp tác với Nhật Bản, Úc, Pháp, Đài Loan … thông qua các hoạt động y tế từ xa như tư vấn khám chữa bệnh cho các ca bệnh khó và phức tạp, nghiên cứu khoa học và đào tạo, hội thảo trực tuyến, tư vấn giải phẫu bệnh từ xa, chẩn đốn hình ảnh từ xa, thăm khám bệnh nhân sau phẫu thuật từ xa. Đến nay, Bệnh viện đã thực hiện hơn 30 buổi hội thảo, hội chẩn từ xa với các chuyên gia quốc tế.
+ Hội chẩn với Đài Loan về ghép gan, ghép tuỷ…
+ Hội chẩn với Nhật về cúm gà, viêm não, thần kinh, sốt kéo dài, các bệnh chuyển hoá, di truyền. ..
+ Với Pháp về chẩn đốn hình ảnh…
+ Với Úc về ghép tuỷ, ghép gan, các bệnh răng hàm mặt, dự án đào tạo và xây dựng bệnh viện…
+ Trong chương trình của Tein2 thực hiện buổi demo trao đổi về cúm gà với công nghệ DVTS nhiều điểm cầu như: Manila venue (Philippin), National Hospital of Pediatrics VN, Chulalongkorn University, (Bangkok, Thailan), Nagasaki University (Nagasaki, Japan), University of Indonesia, (Jakarta, Indonesia), Peking University (Beijing, China), Australia National University (Canberra, Australia), Stanford University (CA, USA).
+ Kết hợp với một số trường Đại học của Mỹ: Dartmouth Medical School, Dartmouth Hitchcock Medical Center và Thayer School of Engineering đã và đang triển khai dự án RICE (Trao đổi, hội chẩn và giám sát dịch tễ từ xa).
Cán bộ nhân viên tại bệnh viện Nhi Trung ương ln được tham gia những khóa học tốt nhất, với sự chuyển giao công nghệ hiện đại nhất:
Tích cực thực hiện dự án bệnh viện vệ tinh tại các bệnh viện: Nhi Thái bình, Sản nhi Ninh bình, Nhi Hải dương, Sản nhi Bắc giang, Sản nhi Vĩnh phúc. Thực hiện chỉ đạo tuyến theo đề án 1816 tại các bệnh viện: Trẻ em Hải phịng, Quốc tế Hải phịng, Nhi Thanh hóa, và các đơn vị các tuyến. Triển khai dự án hố trợ các bệnh viện tỉnh, huyện thuộc đồng bằng Sông Hồng Thực hiện lập kế hoạch phù hợp tiến độ thời gian và năng lực thực hiện cho năm 2015 của các dự án trên trình Bộ Y tế phê duyệt. Tiếp tục giám sát chặt chẽ tiến độ các dự án, chương trình, phân tích tốt chuyển tuyến, trao đổi thông tin hai chiều.
Công tác đào tạo: Đào tạo cán bộ quản lý các đơn vị: quản lý hành chính nhà nước, trình độ lý luận chính trị. Đào tạo liên tục cho nhân viên bệnh viện: bác sỹ, điều dưỡng, các nhân viên khác theo các nguồn kinh phí phù hợp thuộc các chương trình, dự án bệnh viện quản lý. Tiếp tục thực hiện đào tạo các khóa học sau đại học đã đăng ký, tìm giải pháp đầu vào tốt nhất cho các khóa học tiếp theo.
Nghiên cứu khoa học: Giám sát thường xuyên các đề tài NCKH, kiểm soát sát tiến độ các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở. Hướng dẫn phương pháp NCKH, chú ý đến hướng dẫn viết bài báo, đặc biệt các bài báo quốc tế. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy Viện Nghiên cứu, bố trí tinh giản, gọn nhẹ phù hợp tình hình hiện tại.
So với đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế thì bệnh nhi và người nhà của họ chiếm số lượng lớn hơn. Họ cũng là nhân tố quan trọng tạo nên MTVH. Vì vậy, họ cũng cần phải đưa vào “guồng quay” của việc xây dựng MTVH lành mạnh trong bệnh viện. Để làm được điều này, ngoài việc tạo điều kiện tốt về phòng bệnh, cơ sở vật chất và dịch vụ thì bệnh viện cần phải tập trung vào một số nội dung sau:
-Nâng cao nhận thức từ đó điều chỉnh thái độ và hành vi của bệnh nhi trong việc xây dựng và bảo vệ MTVH trong bệnh viện. Cần hướng dẫn cụ thể, chi tiết, nhắc nhở thường xuyên việc sử dụng các cơng trình cơng cộng và thiết bị bảo vệ tài sản chung, bảo vệ môi trường.
-Tăng cường hiểu biết và chia sẻ với những khó khăn của thầy thuốc, phối hợp tốt với cán bộ, nhân viên y tế trong việc điều trị. Thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ bệnh nhân khác trong sinh hoạt.
-Đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, chủ động tố giác những hành vi tiêu cực trong bệnh viện và ngay tại phịng bệnh của mình.
-Người nhà của bệnh nhi cần thực hiện nghiêm túc các quy định của bệnh viện trong việc xây dựng MTVH cũng như chủ động có những hành động văn hố, cử chỉ văn hoá khi tham gia chăm sóc người nhà như: giữ gìn vệ sinh; khơng nằm nghỉ trong khuôn viên, hành lang bệnh viện; tôn trọng y bác sỹ; chấp hành mọi nội quy, quy định của bệnh viện;..
+ Về y đức
Nâng cao y đức trong thời kỳ kinh tế thị trường là một chủ trương lớn của ngành y tế, cần được chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc trong bệnh viện. Tuy vậy, hiện nay vấn đề này vẫn còn khá nhiều tồn tại mà nguyên nhân từ cả hai phía chủ quan và khách quan.
Trong những năm qua Bộ Y tế đã ban hành một số quyết định, thực hiện chủ trương nhằm “chấn hưng y đức”, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thày thuốc với bệnh nhi và xã hội. Cùng với các biện pháp do Bộ Y tế và bệnh viện đã đề ra, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi nhấn mạnh và đề cập đến một số giải pháp cơ bản sau:
-Không ngừng nâng cao tĩnh thần trách nhiệm, gương mẫu thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, của Bộ Y tế. Thực hiện nghiêm túc các nội dung được quy định trong Quy tắc ứng xử đối với lãnh đạo, cán bộ, nhân viên.
-Quan tâm đúng mức tới vấn đề y đức, ứng xử trong bệnh viện, coi rèn luyện quan trọng như các hoạt động chun mơn, mang tính “sống cịn” của bệnh viện. Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục cán bộ, nhân viên về nâng cao y đức. Tạo mọi điều kiện để các tổ chức, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thực hành giao tiếp, ứng xử trong bệnh viện.
-Lãnh đạo bệnh viện cần phải có lối sống đẹp, chân thành, cởi mở. nghĩa tình, vị tha với cấp dưới, đồn kết thống nhất trong nội bộ, kiên quyết đấu tranh bài trừ những hành vi tiêu cực; thực hiện tốt tinh thần “phê bình và tự phê bình”.
-Đối với cán bộ, nhân viên: Thường xuyên giám sát, nhắc nhở nhau trong việc giao tiếp, ứng xử. Tôn trọng bệnh nhi và người nhà của họ, coi họ như những người thân trong gia đình, cần nhận thức rằng, chính bệnh nhân đem lại việc làm thu nhập và cao hom nữa là mang lại cuộc sống cho mình, cần phải biết trân trọng cảm thông sâu sắc với họ, thể hiện từ lời ăn tiếng nói
(chào hỏi, hướng dẫn, căn dặn tận tình chu đáo), cần phát huy hết năng lực, trách nhiệm để cứu chữa bệnh nhi nêu cao tinh thần “bệnh nhân hỏi- thày thuốc trả lời”.
-Đối với bệnh nhi và người nhà của họ: MTVH là để phục vụ cho tất cả mọi người trong bệnh viện, chính vì vậy, bệnh nhi và người nhà của bệnh nhi cũng cần phải thực hiện các hoạt động xây dựng và bảo vệ MTVH ngay tại nơi mình đang điều trị bàng cách: nghiêm chỉnh châp hành các nội quy, quy định của bệnh viện- tin tưởng, tôn trọng và phối hợp với y bác sĩ trong khám bệnh, điều trị bệnh; chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau;...
-Để mỗi cán bộ nhân viên y tế phát huy được năng lực chuyên môn, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với bệnh nhi và người nhà bệnh nhi, ứng xử tốt với nhau, ngoài các biện pháp trên, lãnh đạo bệnh viên cần phải chăm lo đến đời sống, thu nhâp của mỗi người, để họ không phài quá lo lắng đến vật chất, chỉ chuyên tâm vào cơng việc, cống hiến hết mình cho cơ quan, cho bệnh nhi. Bên cạnh đó, cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của mỗi người, giải toả những bức xúc, mâu thuẫn để cùng nhau đồng thuận, tạo ra bầu khơng khí làm việc dân chủ, vui tươi.
Như vậy, xây dựng con người văn hoá là yếu tố quyết định cho việc xây dựng và bảo vệ MTVH một cách bền vững. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành, các bệnh viện cần phải có chiến lược phát triển con người, đào tạo nhân lực trong đó, nâng cao y đức, giao tiêp, ứng xử cho cán bộ y tế cũng như bệnh nhi và người nhà của họ là biện pháp quantrọng tạo MTVH lành mạnh. Ở đó, cơng sức của cán bộ y tế được đánh giá một cách khách quan, đúng đắn, được xem xét một cách công bằng; quan hệ cấp trên cấp dưới thực sự đoàn kết, dân chủ, bảo vệ giúp đỡ lẫn nhau chí tình, chí nghĩa; quan hệ của người thầy thuốc với bệnh nhi là quan hệ nghĩa tình, cộng tác và tin cậy; giúp cho người thầy thuốc yên tâm làm việc, công tác và cống hiến; giúp cho bệnh nhi an tâm, tin tưởng, tiếp thêm nghị lực, sức mạnh để trải qua những khó khăn, đau đớn trong q trình điều trị.