Chương 2 : LỄ HỘI ĐỀN THANH LIỆT XƯA VÀ NAY
3.2. CÁC LỚP VĂN HĨA TÍCH HỢP TRONG LỄ HỘI
Lễ hội là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa làng xã, thơng qua lễ hội chúng ta thấy được ở đây gồm nhiều lớp văn hóa đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, trong một thời gian dài với những biến cố của lịch sử địa phương và khu vực, những tác động khách quan, chủ quan, những biến thái về phong tục tập qn, q trình chuyển hóa về mơi trường văn hóa với những tiếp biến, hỗn dung, giao thoa khơng ngừng đã hình thành một lễ hội dân gian truyền thống với đầy đủ màu sắc tôn giáo và di ảnh của những tục thờ cội nguồn hình thành nên lễ hội. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới,
Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Chính những nét đó làm
nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng có nhiều lớp văn hóa đan xen trong đó.
Tuy nhiên, khác với nhiều di tích và lễ hội khác, thường tích hợp nhiều lớp văn hóa tín ngưỡng, cả thần tích các nhân vật được thờ chính tại đền
Thanh Liệt cũng như các nghi thức, lễ vật trong lễ hội đều cơ bản liên quan
đến một lớp văn hóa cơ bản, đó là tín ngưỡng thờ Thủy thần. Điều này hoàn
toàn dễ hiểu, bởi Thanh Liệt là một làng vạn chài, nằm ngay bền bờ sông Lam. Không những thế, cách không xa làng lắm là Ngã ba Phủ - nơi gặp nhau của sông Lam và sơng La (khi ấy sơng La đã có thêm nước từ 2 con
sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố đổ thêm về) đã làm cho dòng nước ở đây chảy rất xiết, nhất là vào mùa mưa, cũng như các ngã ba sông khác như Ngã ba Hạc (Việt Trì – Phú Thọ) – nơi hợp lưu của sơng Thao, sông Lô và sông Đà, hay ngã ba Dục Thúy (Ninh Bình) – nơi sơng Đáy và sơng Vân gặp gỡ…. Trước một vùng nước rộng mênh mông ấy, những người dân chài không thể
không lo lắng bởi độ chảy xiết của nước. Nước có thể đem lại cho họ nguồn lợi về thủy sản, để cho con hến sinh sơi, phát triển nhanh chóng, những cũng có thể cuốn đi tất cả tài sản và cả tính mạng của họ. Vì thế, việc phụng thờ các vị thần sơng nước để mong được bình an và no ấm của người dân nơi đây là chuyện mặc nhiên. Do đó, hiển nhiên, Long Vương là vị thần quan
trọng nhất trong đời sống tâm linh của người dân vạn chài Thanh Liệt. Khơng
chỉ có Long Vương mà cả thần Độc Cước – một trong những vị thần được các nhà nghiên cứu đồng nhất với mặt trăng, với sự lên xuống của thủy triều, tức là với sông nước- cũng được thờ tại đền Thanh Liệt. Những điều này đã cho thấy dấu ấn thực sự quan trọng của tín ngưỡng thờ thủy thần trong đời sống của người dân làng Thanh Liệt từ xưa đến nay.
Trải qua thời gian, với đặc tính dễ chấp nhận của người Việt, dân làng Thanh Liệt đã “chấp nhận” thêm một vị thần nữa cho mình, đó là Nghĩa Liệt vương Nguyễn Biểu – một nhân vật lịch sử. Rõ ràng, nguyên do là bởi “miếu thờ Nguyễn Biểu đổ nát, nên người ta đưa ngai thờ và bài vị của ông về thờ tại đền Thanh Liệt” chỉ là cái cớ, còn thực ra, để Nguyễn Biểu “được ngồi cùng” với 2 vị thần trên tại hậu cung, lại ngang hàng với nhau, ta thấy rõ ràng, đã có sự chấp nhận thêm đối tượng thờ - nhân thần. Theo chúng tơi
phỏng đốn, điều này xảy ra khi người dân Thanh Liệt khơng cịn sống trên các con thuyền lênh đênh trên sông, mà đã vào bờ và lập thành làng trên mặt
đất. Rồi cùng với thời gian, không chỉ Nguyễn Biểu mà cả Mẫu Liễu Hạnh-
một nhân vật hầu như không liên quan đến yếu tố sông nước cũng được đưa vào thờ tạingôi đền này, đã chứng minh cho nhận định này.
Tuy vậy, yếu tố nước/tín ngưỡng thờ thủy thần vẫn đậm nét trong đời sống của người dân nơi đây, khi họ đưa tất cả các vị thần (dù có nguồn gốc xuất thân thế nào) xuống thuyền để “cùng dự”các nghi thức tế lễ trên sơng.
Ngồi ra, có lẽ cịn sự có mặt của tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội này. Đó là trước kia, để chuẩn bị cho nghi thức rải hến rạy, làng đã phải cử một nam giới cởi trần, đóng khố, lặn xuống sơng để vớt hến con. Bản thân
nghi thức mong cho hến phát triển nhanh, sinh sôi nảy nở nhiều đã là những biểu hiện của tín ngưỡng này, song việc bắt buộc phải là một chàng trai khỏe mạnh, trên thân chỉ có một tấm vải nhỏ cùng với những con hến đã càng làm rõ hơn những biểu hiện của tín ngưỡng này trong đời sống của người dân chài Thanh Liệt xưa kia.
Văn hóa nơng nghiệp cũng có mặt trong lễ hội này, với các lễ vật dâng cúng thần linh và các trò chơi như chọi gà, thi nấu cơm xuất hiện trong dịp lễ hội. Bên cạnh đó, văn hố Nho giáo với ảnh hưởng của nó được thể hiện trong các nghi thức tế rước, trang phục của người tế, việc lựa chọn chủ tế, bồi tế… với những quy định khá nghiêm ngặt cũng đều xuất phát từ quan
niệm của Nho giáo. Ngồi ra, nghi thức tế rước như đã trình bày và đúng vào các ngày lễ đã quy định, mọi nghi thức đều phải diễn ra đúng trình tự và
trang phục của chủ tế, bồi tế… cũng giống trang phục của các quan trong triều đình là những biểu hiện rõ ràng của lớp văn hóa này.
Có thể thấy, mỗi lễ hội đều mang trong mình nhiều lớp văn hóa đa
dạng, thể hiện chiều sâu trong tâm hồn của người dân. Lễ hội di tích đền
Thanh Liệt cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Từng lớp, từng lớp văn hóa của tín ngưỡng dân gian đã bồi đắp và kết tinh từ trong truyền thuyết đến các nghi thức trong lễ hội. Bóc tách từng lớp văn hóa ta mới cảm nhận hết được vẻ đẹp trong tâm hồn của người dân Thanh Liệt.