Chương 2 : LỄ HỘI ĐỀN THANH LIỆT XƯA VÀ NAY
3.1. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI ĐỀN THANH LIỆT
3.1.5. Bảo tồn và làm giàu bản sắc văn hóa
Nhu cầu hưởng thụ và giải trí trong ngày hội làng là một điều tất yếu. Một năm lao động chăm chỉ, vất vả nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí là một nhu cầu chính đáng, thể hiện cách ứng xử linh hoạt của người dân lao động, làm việc và nghỉ ngơi đó là sự cần thiết để con người tồn tại và phát triển.
Quanh năm suốt tháng khi công việc đánh bắt trên sông, khi công việc
đồng áng vào mùa cộng thêm thời tiết đặc thù của miền Trung, lúc nắng nóng
gió lào, lúc lũ lụt. Mỗi năm vào dịp mùa xuân, khi thời tiết mát mẻ, công việc đầu năm rỗi rãi, mọi lo toan vất vả tạm lắng xuống. Trong khung cảnh làng quê, cờ quạt, tiếng trống chiêng gọi người về tụ hội. Lúc đó những người dân làng chài thật thà chất phác, quen lăn lộn với sông nước lại nhập cuộc hóa thân thành văn hóa, văn hóa làm biến đổi con người. Lễ hội chính là sự bảo tồn sống ở thể diễn xướng về văn hóa dân tộc. Trong lễ hội, các giá trị văn hóa truyền thống được sáng tạo theo ý tưởng phong phú của người dân, qua đó lễ hội tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới đời sống tâm linh của người dân, bồi đắp tâm hồn, tính cách cá tính con người. Lễ hội đền Thanh Liệt thể hiện đúng tâm tư, nguyện vọng của người dân Thanh Liệt, đây là ước vọng bình dị của người dân làng chài trong việc cầu mưa thuận gió hịa, khơng hạn hán, lụt lội, tôm cá sinh sôi, đánh bắt được mùa, con người sống no đủ hòa thuận, hạnh phúc. Trong lễ hội, tín ngưỡng truyền thống được bảo tồn.
Ngày nay các lễ hội và hệ thống di tích trong làng xã người Việt nói chung, dân làng Thanh Liệt nói riêng chính là tâm điểm của cái nơi văn hóa truyền thống. Trong bối cảnh đất nước hiện nay, sự phát triển hội nhập giao lưu quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì lễ hội đền Thanh Liệt cũng góp
phần làm nhiệm vụ bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.